Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công tại Việt Nam

Ghi nhận chuyển biến tích cực

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong những năm qua, hệ thống TTKDTM tại Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ, với sự tham gia của nhiều tổ chức. Tính đến giữa  năm 2020, có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet, 49 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động, 30 ngân hàng thương mại (NHTM) và 06 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp triển khai thanh toán với khoảng 80 nghìn điểm QR Code.

Cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ TTKDTM được chú trọng đầu tư, nhất là thanh toán điện tử, với chất lượng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán ngày càng tăng của xã hội. Các công nghệ mới, hiện đại trong thanh toán như: công nghệ xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, mã phản hồi nhanh (QR Code), mã hóa thông tin thẻ... được các ngân hàng nghiên cứu, hợp tác và ứng dụng, đặc biệt là việc thanh toán bằng QR Code gắn với đẩy mạnh thanh toán qua điện thoại di động hợp với xu thế phát triển trên thế giới và hành vi người tiêu dùng.

Cùng với đó, tổng giá trị TTKDTM tăng lên đáng kể và trở thành xu hướng thanh toán trong nền kinh tế, với việc các phương thức TTKDTM không ngừng tăng mạnh, việc mở và sử dụng tài khoản của cá nhân tiếp tục tăng lên.

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, trong 05 năm qua, tổng số lượng thanh toán qua kênh Internet tăng 262,5%, giá trị thanh toán tăng 353%; thanh toán di động tăng 1.000% về số lượng nhưng tăng tới 3.000% về giá trị.

Số lượng thiết bị ATM tăng 3,61% và POS/EFTPOS/EDC tăng 0,44% so với cùng kỳ 2019; giá trị giao dịch  ATM tăng 0,44% và POS/EFTPOS/EDC tăng 2,40% so với cùng kỳ 2019, số lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng mạnh tương ứng 102.47% và  116.71% so với cùng kỳ 2019. 

Đối với dịch vụ công, hoạt động TTKDTM cũng đạt được một số kết quả. Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã luôn chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị triển khai và phát triển hệ thống TTKDTM đối với các dịch vụ công như thu ngân sách nhà nước (NSNN).

KBNN đã triển khai dự án hiện đại hóa thu NSNN, chia sẻ dữ liệu thu và tổ chức phối hợp thu NSNN bằng điện tử với với ngân hàng thương mại hoặc qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan; thu phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (qua Cổng Dịch vụ công quốc gia); trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước (đối với các địa phương tương đối phát triển và có thể tiếp cận hệ thống máy ATM); thu phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính tại trung tâm hành chính công cấp tỉnh và các bộ, ngành trung ương (từ cổng thông tin của các tỉnh, thành phố thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia)…

Kết quả, từ năm 2019 đến năm 2020, thu chi bằng tiền mặt qua KBNN chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Năm 2019, số thu NSNN bằng tiền mặt qua KBNN chiếm 0,47% tổng thu qua KBNN (giảm 14% so với năm 2018); số chi NSNN bằng tiền mặt qua KBNN chiếm 2,96% tổng chi qua KBNN (giảm 43% so với năm 2018). Năm 2020, số thu NSNN bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN chiếm 0,71% so với tổng thu qua KBNN (giảm 0,1% so với cuối năm 2019); số chi NSNN bằng tiền mặt qua KBNN chiếm 1,1% so với tổng chi qua KBNN (giảm 1,42% so với cuối năm 2019).

Bên cạnh các dịch vụ công được thu qua KBNN, các dịch vụ công khác như điện, xăng dầu, viện phí, học phí, bưu chính viễn thông, truyền hình cáp… cũng được tập trung phát triển phương thức TTKDTM.

Theo số liệu của Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2019, trong cả nước, đã có 26 ngân hàng thương mại thỏa thuận với các công ty điện lực cung ứng dịch vụ thu hộ tiền điện trên phạm vi toàn quốc; 26 ngân hàng triển khai phối hợp thu tiền nước sạch tại hơn 20 tỉnh, thành phố; 11 ngân hàng triển khai phối hợp thu tiền học phí, đa số được triển khai tại các trường đại học; 06 ngân hàng phối hợp triển khai dịch vụ thu hộ viện phí tại các bệnh viện lớn; 05 ngân hàng phối hợp chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Và con số này đã tăng lên đáng kể trong năm 2020.

Một số kiến nghị đề xuất

Trên cơ sở những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM, nghiên cứu kiến nghị một số giải pháp để phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công trong giai đoạn sắp tới.

Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách đồng bộ, đầy đủ để điều chỉnh các hình thức TTKDTM. Các cơ quan quản lý nhà nước, mà chủ trì là Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp để hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách phát triển thanh toán điện tử; tiếp tục đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ công.

Đồng thời, trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công để tham mưu các giải pháp phù hợp trong tình hình mới.

Đặc biệt, có cơ chế tài chính cho phép các tổ chức hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp được chi trả phí dịch vụ cho các dịch vụ thanh toán điện tử theo chỉ đạo của Chính phủ; có hướng dẫn cụ thể, khả thi để các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng đúng quy định.

Bên cạnh đó, nâng cấp, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, triển khai ứng dụng thêm các hình thức, phương thức thanh toán qua ngân hàng tiên tiến, hiện đại phù hợp với đặc thù thanh toán của mỗi loại hình dịch vụ công.

Tăng cường sự chỉ đạo của các bộ, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc triển khai thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công. Đồng bộ cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin nhằm quản lý dữ liệu tập trung. Phân công, phân nhiệm rõ ràng cho đầu mối phụ trách tại các đơn vị dịch vụ công.

Các ngân hàng thương mại và các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông cần tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh các phương thức thanh toán điện tử như ngân hàng trực tuyến, tăng tốc độ thanh toán qua internet, đảm bảo tiện lợi trong giao dịch thanh toán qua điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc và chấp nhận thanh toán không tiếp xúc, thanh toán không tiếp xúc trên các thiết bị di động khác, thanh toán qua QR Code, Tokenization.

Mặt khác, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục cho người dân bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, từng vùng, miền, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế, thúc đẩy các hình thức TTKDTM. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ công và người dân về thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng.


Nguồn: tapchitaichinh.vn

TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng số Cake khai thác nền tảng đám mây để mở rộng quy mô

Cake - một ngân hàng số tại Việt Nam - đã chọn nền tảng ngân hàng đám mây của Mambu để mở rộng quy mô kinh doanh nhằm cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng số.

Giữa đại dịch nghĩ về doanh nhân và doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam

Đại dịch Covid-19 lại thôi thúc những khát vọng lớn trong mỗi người Việt Nam. Doanh nhân công nghệ số và doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam nhận lấy cho mình sứ mệnh quốc gia.

Bước phát triển mới của thanh toán điện tử

Tại Hội thảo trực tuyến Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt do IDG Việt Nam tổ chức đầu tuần này, các diễn giả cho rằng, ngân hàng, fintech và các doanh nghiệp viễn thông cần phải liên kết để tạo ra mạng lưới thanh toán liên thông cung cấp

Đề nghị Google, Facebook, Apple mở văn phòng đại diện chính thức tại Việt Nam

Hoạt động mua bán bằng phương thức điện tử phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, việc khai thuế, đăng ký nộp thuế điện tử của các doanh nghiệp đã được áp dụng phổ biến

Doanh nghiệp Việt có lấy được 70% trong “miếng bánh cloud” 53,2 nghìn tỷ?

Thị trường dịch vụ điện toán đám mây Cloud tại Việt Nam đã, đang tiếp tục tăng trưởng rất mạnh, dự kiến có thể đạt quy mô hơn 53,2 nghìn tỷ đồng tương đương 2,3 tỷ đô la vào năm 2025...

Australia tài trợ 4 dự án chuyển đổi số ở Việt Nam

Chính phủ Australia mới đây đã công bố khoản tài trợ gần 1,4 triệu Australia cho 4 dự án ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chuyển đổi số CĐS, với kỳ vọng sẽ tạo nên những tác động tích cực tại Việt Nam.

Ban hành hướng dẫn kỹ thuật về mã QR cá nhân thống nhất toàn quốc

Đây là tài liệu làm cơ sở cho việc phát triển các ứng dụng chống dịch có sử dụng QR Code, đảm bảo việc sử dụng thống nhất, đồng bộ.

Thủ tướng chỉ thị triển khai giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19.

THỦ THUẬT HAY

Mời tải iMyFone D-Port, phần mềm trích xuất dữ liệu iPhone / iPad trị giá 49.95 USD đang miễn phí

iMyFone D-Port là công cụ hỗ trợ người dùng quản lý dữ liệu trên iPhone, iPad và iPod Touch thông qua máy tính.

Cách sử dụng hàm SUM, SUMIF và SUMIFS cơ bản nhất

Hàm SUM là hàm cơ bản nhất của bộ hàm tính tổng trong Excel. Nó thường được sử dụng trong trường hợp cần tính tổng các số liệu không có điều kiện.

Trung Quốc có hacker giỏi nhất thế giới?

Theo bảng thông báo mới nhất từ Interview Street, chín trên tổng số 10 hacker xuất sắc nhất đều đến từ Trung Quốc, người còn lại không khai báo xuất thân.

Mẹo dùng smartphone khi có nút bấm bị 'đơ'

Bỗng dưng các phím 'cứng' trên smartphone Android hay iPhone bị 'đơ', bạn vẫn có thể áp dụng các mẹo sau để dùng bình thường thay vì phải tốn nhiều chi phí để sửa hay mua điện thoại mới.

Một số mẹo nhỏ giúp bạn có được những bức ảnh ưng ý nhất từ iPhone Xs

Chiếc iPhone Xs được Apple ra mắt cách đây không lâu được đánh giá rất cao về khả năng chụp ảnh, tuy nhiên để có một bức ảnh đẹp không chỉ có thiết bị mà phụ thuộc nhiều vào góc chụp, ánh sáng, màu sắc.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá nhanh Xiaomi Mi Max 3: Phù hợp vỡi những tiêu chí “ngon, bổ, rẻ”

Sau sự thành công vang dội của hai người đàn anh Mi Max và Mi Max 2, Xiaomi đã tiếp tục cho ra mắt Mi Max 3 với sự nâng cấp đáng kể về thiết kế màn hình viền mỏng, hiệu năng mạnh mẽ cùng chip Snapdragon 636, dung lượng

Đánh giá LG X Power: Còn gì khác ngoài viên pin khủng?

LG có lẽ là hãng điện thoại mình thích nhất bởi sự sáng tạo không ngừng nghỉ của họ cho nền công nghệ di động. Tuy nhiên không có đường lối marketing phù hợp, cũng như cấu hình không thực sự cạnh tranh trong phân khúc

Đánh giá tai nghe Bluetooth Partron PBH-400: Hoàn toàn bất ngờ và bị thuyết phục

Partron là thương hiệu âm thanh đến từ Hàn Quốc, tuy chỉ xuất hiện chính thức tại thị trường Việt Nam hơn 1 năm nhưng mẫu tai nghe Bluetooth PBH-400 đã là phiên bản nâng cấp thứ 4 với rất nhiều cải tiến nếu so với