Chuyên gia: "Dữ liệu là thách thức lớn nhất khi triển khai thẻ xanh"

Nhiều cuộc tranh luận thời gian qua đề cập sự bất tiện khi Việt Nam cùng lúc sử dụng quá nhiều ứng dụng (app) công nghệ trong phòng chống dịch. TS Trương Minh Huy Vũ, Khu công nghệ phần mềm, Đại học Quốc gia TP.HCM, thành viên Tổ tư vấn về chính sách phòng chống dịch và phục hồi kinh tế tại TP.HCM, đưa ra một góc nhìn khác.

Theo ông, vấn đề không phải bao nhiêu app, mà là hệ thống dữ liệu có thống nhất và thuận tiện cho người dùng hay không. Nếu TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung có thể xây dựng nền tảng dữ liệu lớn và sẵn sàng mở để người dân, doanh nghiệp, chuyên gia cùng tham gia sử dụng thì việc có bao nhiêp app không quan trọng bằng tính hữu ích và mục đích của các app đó.

Ông Vũ đặc biệt nhất mạnh việc tạo ra hệ thống dữ liệu mở (open data) là bước khởi đầu để TP.HCM phục hồi kinh tế và có sức bật phát triển dựa trên nền tảng số, điều mà thành phố theo đuổi nhiều năm nay.

'Điểm chết' của công nghệ hiện nay là dữ liệu

PV: Bối cảnh đại dịch, công nghệ càng cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng. Công nghệ được xem như “vũ khí” để chiến đấu trong cuộc chiến dài hơi. Ông đánh giá thế nào về chiến lược công nghệ của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung?

TS Trương Minh Huy Vũ: Trong đại dịch, công nghệ là phương tiện đặc biệt hữu ích để giải quyết vấn đề trong quản lý hành chính, quản lý xã hội, hạn chế tiếp xúc giữa người với người.

Năm 2020, Việt Nam theo đuổi chiến lược Zero Covid, tập trung bóc tách toàn bộ số ca nhiễm ra khỏi cộng đồng. Do đó, giải pháp công nghệ đòi hỏi nhận diện, truy vết để cách ly nhanh nhất, có thể như ứng dụng Bluezone, khai báo y tế, giám sát di chuyển.

Chuyên gia: "Dữ liệu là thách thức lớn nhất khi triển khai thẻ xanh"

TS Trương Minh Huy Vũ, thành viên Tổ tư vấn về chính sách phòng chống dịch và phục hồi kinh tế tại TP.HCM. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Hiện nay, có hai lý do đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cách tiếp cận.

Thứ nhất, tốc độ lây lan của biến chủng Delta nhanh hơn bất kỳ tốc độ truy vết nào, đặc biệt tại các đô thị lớn. Công nghệ chỉ giúp đẩy nhanh một phần tốc độ truy vết, nhưng không thể giải quyết triệt để. Do vậy, những ứng dụng trước đây không còn nhiều giá trị, đặc biệt là tại các khu vực có số ca “ngấm sâu” trong cộng đồng.

Điểm khác biệt quan trọng thứ hai giữa năm 2020 và 2021 là độ phủ vaccine, đi liền với khái niệm về “thẻ xanh Covid-19”. Đây sẽ trở thành một phương án quản lý mới, cần được xử lý hài hòa, mà trước mắt là sự cần thiết trong việc tích hợp dữ liệu tiêm chủng, khai báo y tế, xét nghiệm, F0 đã khỏi bệnh với dữ liệu cấp phép đi đường để thành một hệ thống quản lý thống nhất.

Tóm lại, chủng Delta và vaccine đặt ra nhiều vấn đề quản trị mới. Vậy nên, giải pháp công nghệ cũng phải chuyển đổi để tương thích.

PV: Tức là chúng ta sẽ cần một tiếp cận công nghệ hoàn toàn mới thay thế cách làm trước đây?

TS Trương Minh Huy Vũ: Điều này không có nghĩa là phải làm lại từ đầu, mà cần điều chỉnh cách làm dựa trên nền dữ liệu mà chúng ta đang có.

Làm ứng dụng mới không khó, nhưng dữ liệu có đủ để đáp ứng nhu cầu quản lý xã hội trong bối cảnh bình thường mới là câu hỏi cần đặt ra. 'Điểm chết' của chúng ta đang nằm ở nền tảng dữ liệu.

Trong thời gian gần đây, thành phố đã khởi động nhiều kế hoạch, dự án liên quan đến xây dựng kho dữ liệu dùng chung, chương trình chuyển đổi số, kinh tế số... Những việc này còn đang dở dang, còn khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế, nhất là khi dịch bệnh đẩy chúng ta vào thế phải có sản phẩm hoàn tất để đưa vào sử dụng. Thực tế thời gian qua là khi vào tình huống “dầu sôi, lửa bỏng” thì có những thứ có mà không thể xài, có những thứ rất cần mà không thể tiếp cận ngay.

Dữ liệu tiêm vaccine cần đầy đủ và chính xác để cấp thẻ xanh Covid-19 cho người dân. Ảnh: Quỳnh Danh.

Dữ liệu nhân khẩu học là một ví dụ. Đây là thông tin rất quan trọng trong nhiều bài toán quản lý, đặc biệt là an sinh xã hội. Thế nhưng thực tế thời gian qua cho thấy nhóm dễ bị tổn thương thường bị bỏ quên. Đối tượng này không có bảo hiểm xã hội, thẻ ngân hàng, không làm ở một cơ quan, đơn vị nhất định nên không được thống kê đầy đủ. Do đó, khi cần hỗ trợ họ, chính quyền phải dựa vào những công cụ truyền thống như mạng lưới xã hội, chủ nhà trọ, tổ dân phố, tổ chức từ thiện.

Ý muốn “không bỏ sót một ai” bị thách thức trong quá trình thực thi vì không đầy đủ cơ sở dữ liệu. Ngược lại, các chính sách với ý muốn tốt bị lợi dụng, lạm dụng hay đơn giản là không thể quản lý đến nơi đến chốn, nhiều trường hợp bị trùng lấp, nhiều trường hợp khó khăn trong việc xác minh.

Tại sao không cần gộp tất cả chức năng vào một app?

PV: Xin ông giải thích rõ hơn vai trò của dữ liệu trong phòng chống dịch và chúng ta nên sử dụng nó ra sao thời gian tới?

TS Trương Minh Huy Vũ: Để xây dựng niềm tin và sự ủng hộ của cộng đồng, thành phố cần những bằng chứng dựa trên dữ liệu. Hơn 100 ngày giãn cách vừa qua, chính quyền đã dùng số liệu về số ca tử vong, ca nhiễm, tỷ lệ phủ vaccine để thuyết phục người dân chấp nhận và tuân thủ các mức độ giãn cách xã hội khác nhau.

Dữ liệu mở và minh bạch sẽ thúc đẩy những thảo luận công khai của xã hội. Việc này vừa giúp chuyên gia giải thích cho người dân hiểu các quyết sách; vừa để mỗi người dân/doanh nghiệp tự lên kế hoạch quản lý rủi ro trong tình hình mới.

Song song đó, người dân, doanh nghiệp cũng là kênh để xây dựng nền tảng dữ liệu cho chính quyền, cải thiện những hạn chế. Có thể trong giai đoạn đầu, chúng ta phải chấp nhận sự tồn tại của một đến hai ứng dụng công nghệ quản lý cùng lúc, đòi hỏi việc khai báo, cập nhật các thông tin.

Tuy vậy, đó là giai đoạn “quá độ” để tiến dần tới một lộ trình dữ liệu mở. Điều quan trọng là TP.HCM đã có bước đầu và cần rất kiên định để bước tiếp. Đại dịch nhiều khi là cơ hội để thực hiện các bước đi ổn thỏa hơn.

Người dân đang cùng lúc sử dụng nhiều ứng dụng phòng, chống dịch khác nhau. Ảnh: Y Kiện.

Một số quốc gia như Singapore, Trung Quốc, Úc và Mỹ có nhiều app hoạt động cùng lúc, nhưng các app tích hợp nhiều tính năng liên quan nhất có thể và có khả năng chia sẻ dữ liệu với nhau.

Ví dụ như Singapore kết hợp dữ liệu từ TraceTogether app và SGWorkPass app nhằm quyết định trạng thái của công nhân có được cho phép đi làm hay không, hiển thị dưới dạng QR code.

Các nước như Singapore, Úc, Mỹ không gộp tất cả chức năng vào một app duy nhất. Lý do là vấn đề bảo vệ quyền riêng tư và luật bảo vệ quyền riêng tư tại các nước này. Đặc biệt các ứng dụng liên quan tới tính năng theo dõi tiếp xúc và giám sát dữ liệu di chuyển, hay trạng thái sức khỏe của người dùng đều không thể tích hợp, mà phải tách ra và để người dân lựa chọn sử dụng theo hướng tự nguyện.

PV: TP.HCM đang hoàn thiện cơ sở dữ liệu tiêm chủng để cấp thẻ xanh Covid-19 và thẻ vàng cho người dân. Theo ông, thách thức lớn nhất của quá trình này là gì?

TS Trương Minh Huy Vũ: Như đã trao đổi, dữ liệu và tích hợp dữ liệu là thách thức lớn nhất. Không sai, không thiếu, đảm bảo cập nhật thông tin về tiêm chủng của người dân trên một hệ thống dữ liệu thống nhất là vấn đề mà các cơ quan của thành phố đang phối hợp với các doanh nghiệp xử lý.

Trước mắt là việc bổ sung đầy đủ và điều chỉnh dữ liệu của những đối tượng trong các đợt tiêm chủng đầu tiên chưa được cập nhật lên hệ thống. Song song đó, cần nhanh chóng tích hợp dữ liệu tiêm chủng, khai báo y tế, xét nghiệm, F0 đã khỏi bệnh với dữ liệu cấp phép đi đường để thành một hệ thống quản lý thống nhất.

Người dân TP.HCM và nhiều tỉnh, thành hiện vẫn phải sử dụng giấy đi đường. Ảnh: Y Kiện.

Ngoài thẻ xanh vaccine đang thí điểm ở quận/huyện, một bài toán quan trọng không kém là ứng dụng công nghệ để quản lý F0.

Khi nói đến quá trình thích nghi và sống chung an toàn với virus thì câu hỏi đặt ra là đánh giá mức độ an toàn thế nào. Độ chống chịu của hệ thống y tế là một ngưỡng an toàn quan trọng. Trên địa bàn có bao nhiêu ca nhiễm đang điều trị, bao nhiêu người được phát thuốc, bao nhiêu trường hợp khả năng trở nặng và khả năng đáp ứng của y tế cơ sở. Những dữ liệu thời gian thực này sẽ giúp đánh giá chỉ số mỗi ngày để chính quyền theo dõi, quản lý rủi ro.

Dữ liệu vaccine, điều trị, xét nghiệm, năng lực hệ thống y tế tích hợp trên một hệ thống đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra các quyết định thí điểm.

Ví dụ, khi mở cửa, nếu số ca F0 ở quận 7 tăng lên nhưng số ca trở nặng, tử vong như cũ hoặc thấp hơn thì mức độ sống chung an toàn của địa phương được đáp ứng. Ngược lại, nếu số ca F0 tăng và số ca chuyển nặng tăng, tử vong tăng tỷ lệ thuận với số cả nhiễm thì chính sách thí điểm bị thách thức./.









Nguồn: zingnews.vn

TIN LIÊN QUAN

Ban hành hướng dẫn kỹ thuật về mã QR cá nhân thống nhất toàn quốc

Đây là tài liệu làm cơ sở cho việc phát triển các ứng dụng chống dịch có sử dụng QR Code, đảm bảo việc sử dụng thống nhất, đồng bộ.

Nhanh chóng cập nhật dữ liệu xét nghiệm, tiêm chủng để phòng, chống dịch

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khi làm việc với lãnh đạo TPHCM, Bộ phận thường trực của Bộ TTTT, sáng 21/9, nhằm rà soát, đánh giá lại việc ứng dụng công nghệ cho công tác phòng chống, dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố.

Công nghệ kế toán số giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, cạnh tranh và phát triển

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tài chính - kế toán là mảng hoạt động được ưu tiên chuyển đổi số CĐS, ứng dụng công nghệ hàng đầu của các doanh nghiệp DN.

Giữa đại dịch nghĩ về doanh nhân và doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam

Đại dịch Covid-19 lại thôi thúc những khát vọng lớn trong mỗi người Việt Nam. Doanh nhân công nghệ số và doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam nhận lấy cho mình sứ mệnh quốc gia.

Bắc Giang đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

Thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số CĐS của Bộ TTTT, Bắc Giang đã có nhiều hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp DN trên địa bàn tỉnh CĐS.

Việt Nam tăng trưởng cao nhất về luân chuyển dữ liệu xuyên biên giới

Theo IPS, giai đoạn 2001-2019, trong số 11 quốc gia có dòng dữ liệu xuyên biên giới lớn nhất, thì Việt Nam là quốc gia có mức độ tăng trưởng cao nhất với 230.000 lần, gấp khoảng 30 lần so với Trung Quốc tăng 7.500 lần. Các quốc gia châu Á khác cũng

Nhật Bản: Chuyển đổi đô thị để phục hồi kinh tế sau đại dịch

Nhật Bản đang nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch bằng các sáng kiến chuyển đổi đô thị, xây dựng thành phố thông minh TPTM, với sự hỗ trợ của Trung tâm cách mạng công nghiệp CMCN 4.0 Nhật Bản C4IR Japan, cơ quan hợp tác giữa Diễn đàn kinh tế thế

Doanh nghiệp viễn thông bắt đầu 'ngấm đòn' vì Covid-19, tìm cách bứt phá khỏi câu chuyện 'alo'

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của các nhà mạng, đặc biệt là thị trường viễn thông di động truyền thống dịch vụ gọi và sms. Điều này buộc doanh nghiệp phải tìm hướng đi mới, bứt phá khỏi câu chuyện alo.

THỦ THUẬT HAY

Mật khẩu của bạn thực sự đã mạnh ?

Mật khẩu là hàng phòng thủ đầu tiên chống lại tội phạm mạng. Điều cốt yếu là phải chọn các mật khẩu khác nhau đủ mạnh cho từng tài khoản quan trọng và bạn nên cập nhật mật khẩu thường xuyên. Hãy thực hiện theo những mẹo

Hướng dẫn cách để lấy lại tại khoản Facebook nếu có bị hack

Để khắc phục vấn đề này, Facebook đã có hướng dẫn cụ thể về các thao tác người dùng cần làm trong trường hợp tài khoản bị chiếm đoạt. Cụ thể, nếu người dùng không có quyền truy cập vào tài khoản Facebook của mình, có

Cách duyệt web chế độ thường và ẩn danh cùng 1 cửa sổ trên Firefox

Tiện ích Private Tab trên trình duyệt Firefox sẽ giúp người dùng có thể truy cập web ở chế độ thường và ở chế độ ẩn danh trên cùng 1 cửa sổ trình duyệt.

Cài đặt lại driver Wifi trên Windows 10

Bạn đang gặp phải các vấn đề với Wifi trên máy tính Windows 10 của mình. Máy tính Windows 10 của bạn không thể kết nối Wifi, không thể truy cập mạng. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể cài đặt lại driver Wifi trên

Tắt tính năng tự động phát Video trên Zalo dễ dàng

Tính năng này khá tiện lợi khi sử dụng Wifi, nhưng nếu ai đang dùng 3G trả theo dung lượng thì quả là 'cơn ác mộng' khi thanh toán hóa đơn cuối tháng.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Asus FX504: Không chỉ thiết kế “cool” ngầu mà còn là hiệu năng ấn tượng

Asus FX504 thực sự khiến mình ấn tượng với cái cách mà đội ngũ thiết kế của hãng tạo nên vẻ đẹp cho sản phẩm. Những họa tiết Maya cổ không chỉ tạo nên cảm giác huyền bí mà còn là dấu ấn riêng của chủ sở hữu mỗi khi

Đánh giá thông số kỹ thuật của xe Hyundai SantaFe 2019

Sau khi được trình làng tại triển lãm ô tô New York, mới đây Hyundai đã công bố mức giá cho mẫu xe SUV Santa Fe thế hệ 2019 từ 25.500 USD (tương đương 584 triệu đồng) tại Hoa Kỳ. So với thế hệ trước đây, mẫu xe được

Đánh giá nhanh Honor 10: Có đúng là siêu phẩm như mọi người nhận định?

Rất nhiều người hiện đang quen thuộc với thương hiệu Huawei, nhưng có lẽ họ ít nghe về Honor hơn. Đó là một thương hiệu phụ của Huawei đang bắt đầu tạo nên tiếng tăm riêng của nó trên thị trường. Và nhiều người có thể