Doanh nghiệp viễn thông bắt đầu 'ngấm đòn' vì Covid-19, tìm cách bứt phá khỏi câu chuyện 'alo'

Bức tranh kinh doanh 'màu hồng' nửa đầu năm

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết tháng 6/2021, tổng doanh thu ngành viễn thông đạt gần 66,29 nghìn tỷ đồng (tăng 5,29% so với cùng kỳ năm trước).

Trong đó, dịch vụ viễn thông di động mặt đất đạt 46,33 nghìn tỷ (tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước); dịch vụ viễn thông cố định mặt đất đạt 19,27 nghìn tỷ (tăng khoảng 14,85% so với cùng kỳ năm trước).

Tổng số thuê bao điện thoại cả cả nước là 126,35 triệu (giảm 0,01% so với cùng kỳ năm trước), trong đó số thuê bao điện thoại cố định là 3,32 triệu (giảm 3,61% so với cùng kỳ năm trước), số thuê bao điện thoại di động là 123,03 triệu (tăng 0,09% so với cùng kỳ năm trước).

Tổng số thuê bao băng rộng là 86,27 triệu (tăng 7,54% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, số thuê bao băng rộng di động là 68,08 triệu (tăng 5,78% so với cùng kỳ năm trước), số thuê bao băng rộng cố định là 18,18 triệu (tăng 14,65% so với cùng kỳ năm trước).

Còn theo báo cáo của các doanh nghiệp viễn thông như Viettel, VNPT và Mobifone, bức tranh kinh doanh trong 6 tháng đầu năm cũng khá sáng sủa.

Cụ thể, với Viettel, trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu của doanh nghiệp này đạt 128.600 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 19.900 tỷ đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ.

Với VNPT, sau 6 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất của tập đoàn này đạt 26.503 tỷ đồng, hoàn thành 45,6% kế hoạch, tăng 5,1% so với cùng kỳ, trong khi đó lợi nhuận hợp nhất đạt 3.586 tỷ đồng.

Còn với Mobifone, doanh thu phát sinh công ty mẹ đạt 15.551 tỷ đồng, hoàn thành 51,8% kế hoạch năm, tăng 23,6% so cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận trước thuế công ty mẹ đạt 2.038 tỷ đồng, hoàn thành 41,5% kế hoạch năm, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Trên thực tế, doanh thu mà 3 doanh nghiệp nêu trên báo cáo không phải là doanh thu của riêng mảng viễn thông, mà còn bao gồm nhiều mảng khác.

Bên cạnh đó, đợt dịch bùng phát lần thứ 4 ảnh hưởng nghiêm trọng vào thời điểm đầu quý III, do vậy, trong báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm vẫn còn màu hồng và chưa phản ánh được những ảnh hưởng mà doanh nghiệp phải đối mặt.

Bắt đầu 'ngấm đòn'

Dù chưa có các thống kê chính xác, nhưng theo chia sẻ của đại diện các nhà mạng, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong đợt bùng phát lần thứ 4 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của các nhà mạng, đặc biệt là tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội.

Theo đại diện Vinaphone, việc nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của nhà mạng, đặc biệt là sản lượng bán hàng từ hoạt động viễn thông di động truyền thống (dịch vụ gọi và sms).

Đồng quan điểm, đại diện Mobifone thì cho biết việc thực hiện giãn cách xã hội khiến người dân ở nhà nhiều và làm việc trực tuyến. Điều này dẫn đến các dịch vụ viễn thông cơ bản đặc biệt là thoại sẽ bị sụt giảm mạnh, ảnh hưởng đến doanh thu nhà mạng.

Trao đổi với VietnamFinance, đại diện Viettel cho hay dù kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm vẫn đạt được như mục tiêu đề ra, nhưng diễn biến phức tạp của dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này.

Đến nay, đã có 95% điểm bán tại TP. HCM và 80% điểm bán tại Hà Nội của Viettel phải đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động để phục vụ công tác phòng chống dịch. Bên cạnh đó, thuê bao di động cũng suy giảm do người dân giảm bớt số lượng sim và cắt giảm tiêu dùng viễn thông.

Sự bão hòa của thị trường viễn thông truyền thống, kèm theo tác động của Covid-19 buộc các doanh nghiệp phải chuyển mình, tìm những không gian mới có dư địa phát triển lớn hơn.

Trong bài chia sẻ mới đây, khi nói về không gian mới của ngành viễn thông, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng đó chắc chắn phải tìm ở bên ngoài viễn thông truyền thống, nhưng phải là rất gần với viễn thông và vẫn phải là hạ tầng viễn thông, hạ tầng số, nền tảng số, công nghệ số, các dịch vụ phổ cập và thiết yếu.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gợi ý việc đưa viễn thông xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi ngành, chứ không chỉ là câu chuyện 'alo' và dữ liệu cho các cá nhân. Lời giải của câu chuyện này là 5G và nếu làm tốt 5G sẽ tạo ra tăng trưởng 3% mỗi năm cho viễn thông.

Doanh nghiệp viễn thông bắt đầu 'ngấm đòn' vì Covid-19, tìm cách bứt phá khỏi câu chuyện 'alo'

5G sẽ là không gian mới để doanh nghiệp viễn thông bứt phá.

Không gian mới cũng có thể là Cloud Computing, cấu thành quan trọng nhất của hạ tầng số. Các doanh nghiệp viễn thông phải coi đây là hạ tầng mới của ngành viễn thông.

Không gian mới cũng có thể là các Platform cung cấp dịch vụ, hoặc cung cấp các công nghệ như dịch vụ. Trong không gian mạng thì hạ tầng chính là các Platform. Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải làm chủ những Platform quan trọng nhất trên không gian mạng vì đây là vấn đề chủ quyền quốc gia. Bởi vì Platform chính là dữ liệu.

Không gian mới tiếp theo là công nghiệp điện tử, tập trung vào IoT và điện tử y tế, một thị trường 8-10 tỷ USD vào năm 2025. Chỉ 2% ở đây thì đã là 200 triệu USD. Đây là lĩnh vực rất gần với viễn thông, gần với 5G...

Ngoài ra, thương mại điện tử và logistics của Việt Nam có thị trường lên tới trên 65 tỷ USD vào năm 2025 (12-15% GDP). Lớn hơn rất nhiều lần thị trường viễn thông, tăng trưởng cao hơn hàng chục lần so với viễn thông, nhưng điều đáng tiếc là 'trận địa' này đang thuộc nhiều về doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, Bộ trưởng cho rằng doanh nghiệp viễn thông cần giành lại 'miếng bánh' này.

Tùy thuộc vào thế mạnh về hạ tầng, nguồn lực, mỗi doanh nghiệp có mỗi hướng phát triển khách nhau. Với Viettel, đại diện doanh nghiệp này cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số trong công tác quản trị cũng như ứng dụng triệt để công nghệ để thúc đẩy kinh doanh và chăm sóc khách hàng trên các kênh trực tuyến.

Tập đoàn Viettel cũng đang tiếp tục mở rộng việc nghiên cứu lĩnh vực AI trong các lĩnh vực y tế, viễn thám, công nghiệp. Nhà mạng này cũng đã thử nghiệm trạm micro 5G trên mạng lưới đạt các chỉ tiêu kỹ thuật, đảm bảo lộ trình sẽ thương mại hóa vào cuối năm 2021.

Với VNPT, đại diện doanh ngiệp này cho biết đã có những hành động cụ thể như điều chỉnh chính sách động lực, cơ cấu lại sản phẩm, tổ chức kinh doanh các sản phẩm hiện có, nâng tốc độ các gói cước di động… VNPT cũng đẩy mạnh hợp tác với các khách hàng là các tổng công ty, tập đoàn, ngân hàng, hiệp hội… tiếp tục triển khai ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với UBND các tỉnh, thành phố trên các nước về chuyển đổi số.

Tương tự, Mobifone cũng quyết tâm chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang công ty công nghệ, cung cấp hạ tầng số, dịch vụ số và nội dung số.

Cụ thể, doanh nghiệp này sẽ tập trung phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ mạng di động 5G; xây dựng và phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao; triển khai các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), Big Data và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR); nhanh chóng triển khai các giải pháp công nghệ thông tin và chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng thử nghiệm dịch vụ Mobile Money.


Nguồn: vietnamfinance.vn

TIN LIÊN QUAN

Năm 2017, Việt Nam có khoảng 127,4 triệu thuê bao điện thoại

Theo thống kê tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 của Tổng Cục thống kê, doanh thu lĩnh vực viễn thông năm 2017 ước tính đạt 380 nghìn tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm 2016.

'Miếng bánh' 4G nhìn từ 76 triệu thuê bao 2G

Hầu hết thuê bao 4G đều từ người dùng 3G chuyển lên. Tuy nhiên, tiềm năng cho 'cuộc chơi' 4G tại Việt Nam lại được nhìn từ 2G khi hơn 70 triệu thuê bao vẫn chưa dùng dữ liệu (data).

Đề xuất thành lập tổ giám sát thu thuế tại đơn vị kinh doanh casino

Lãnh đạo Bộ Tài chính đề xuất, doanh nghiệp phải sử dụng phần mềm máy tính để quản lý được doanh thu, chi phí và hàng ngày chuyển thông tin dữ liệu đến cơ quan thuế.

Hà Nội lần đầu "trảm" số điện thoại phát tán SMS rác

Sở TT&TT Hà Nội vừa yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông ngừng cung cấp dịch vụ với 127 thuê bao điện thoại, đầu số tin nhắn đã có hành vi phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo.

Sẽ có 5% thuê bao trả sau được chuyển mạng giữ nguyên số

Cụ thể, từ ngày 16/11/2018, thuê bao VinaPhone, Viettel và MobiFone sẽ chính thức được chuyển mạng giữ nguyên số. Vietnammobile áp dụng chính sách này từ 1/1/2019 còn Gmobile không áp dụng. Trước mắt, các nhà mạng sẽ cung cấp dịch vụ này cho thuê

Sẽ có 5% thuê bao trả sau được chuyển mạng giữ nguyên số

Cụ thể, từ ngày 16/11/2018, thuê bao VinaPhone, Viettel và MobiFone sẽ chính thức được chuyển mạng giữ nguyên số. Vietnammobile áp dụng chính sách này từ 1/1/2019 còn Gmobile không áp dụng. Trước mắt, các nhà mạng sẽ cung cấp dịch vụ này cho thuê

Sẽ có 5% thuê bao trả sau được chuyển mạng giữ nguyên số

Cụ thể, từ ngày 16/11/2018, thuê bao VinaPhone, Viettel và MobiFone sẽ chính thức được chuyển mạng giữ nguyên số. Vietnammobile áp dụng chính sách này từ 1/1/2019 còn Gmobile không áp dụng. Trước mắt, các nhà mạng sẽ cung cấp dịch vụ này cho thuê

Ngành Thuế đẩy mạnh cải cách hành chính thông qua việc ứng dụng CNTT

Tính đến hết tháng 4/2021, ngành Thuế đã có 32 thủ tục hành chính TTHC đạt mức 3 và 150 TTHC đạt mức 4. Trong đó, tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đều có giải pháp xác thực điện tử bằng hình thức chữ ký số trên hồ sơ khai thuế, nộp

THỦ THUẬT HAY

Cách sử dụng video làm ảnh cover Fanpage Facebook

Đưa video làm ảnh bìa Fanpage Facebook là tính năng mới nhất mà Facebook cung cấp cho các Fanpgae. Chúng ta sẽ lựa chọn các video với thời lượng dưới 1 phút.

5 cách sửa lỗi tai nghe tự tăng giảm âm lượng trên điện thoại cực hiệu quả

Bạn đã bao giờ gặp phải lỗi âm lượng tai nghe tự tăng giảm khi sử dụng điện thoại hay chưa? Tham khảo ngay những cách sửa lỗi tai nghe tự tăng giảm âm lượng cực hiệu quả sau đây. Thử sử dụng một tai nghe khác Đây là

So sánh OPPO A39 và Samsung J5 2016: Thiết kế và màn hình

OPPO A39 và Samsung J5 2016 đang là đối thủ xứng tầm, đến từ hai tên tuổi có thị phần lớn nhất trên thị trường smartphone trong nước. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tập trung đánh giá về thiết kế và màn hình trên 2

Cách cài đặt Python trên Windows, macOS, Linux

Để bắt đầu làm quen với Python, trước tiên bạn cần cài đặt Python trên máy tính đang dùng, có thể là Windows, macOS hoặc Linux. Dưới đây là hướng dẫn cài đặt Python trên máy tính, cụ thể cho từng hệ điều hành.

Hướng dẫn tự cài đặt và kích hoạt Microsoft 365 tại nhà siêu đơn giản và chi tiết

Những khách hàng đã mua tài khoản Microsoft 365 tại giờ đây có thể tự mình cài đặt, kích hoạt ngay tại nhà chỉ với một số bước cực kì đơn giản và chi tiết sau đây.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Xiaomi Mi 10T Pro 5G: Trải nghiệm flagship trong tầm giá cực “ngon”

Các flagship hiện tại đều có giá rất đắt đỏ, khoảng 20 triệu trở lên. Nhưng điều này không đúng với Mi 10T Pro 5G khi có giá bán chỉ 12.99 triệu.

Đánh giá chi tiết về thiết kế vận hành và giá bán của Mazda 2 2018

Mẫu xe cỡ B Mazda2 vừa bất ngờ được Thaco tăng giá thêm 30 triệu đồng so với tháng trước. Cụ thể, Mazda2 sedan tăng giá từ 499 lên 529 triệu đồng, trong khi đó phiên bản Mazda2 Hatchback cũng tăng từ 539 lên 569 triệu

Trên tay nhanh flagship killer OnePlus 6: Thiết kế toàn kính, sang trọng và hiện đại

Nhắc đến OnePlus, người dùng thường nghĩ ngay đến một thương hiệu sản xuất những chiếc smartphone đẹp, nhanh và luôn có mức giá hấp dẫn. Chỉ 6 tháng sau màn ra mắt của 'người tiền nhiệm' OnePlus 5T, giới công nghệ trên