Phát triển thành phố thông minh ở Châu Á: Lấy người dân làm trung tâm
Chi tiêu cho ĐTTM tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ chiếm 40% chi tiêu cho ĐTTM toàn cầu, tương đương 800 tỷ USD vào năm 2025.
Tại khu vực ASEAN, hơn một nửa dân số hiện đang sinh sống tại các đô thị và quá trình đô thị hóa của khu vực đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Quá trình đô thị hóa mang đến cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức từ việc tập trung dân cư ngày càng cao như tiêu thụ tài nguyên rất lớn, tác động tiêu cực đến môi trường và sự quá tải của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra và tác động tiêu cực trên toàn cầu, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, sự thay đổi về nhân khẩu học đã thúc đẩy các thành phố tìm kiếm các công nghệ mới để đối phó với sự gián đoạn do đại dịch Covid-19 gây ra.
Vậy khu vực này đã nỗ lực đổi mới sau khủng hoảng Covid và chuyển đổi các thành phố như thế nào?
Cần nghĩ khác
Tại Hội nghị Thượng đỉnh các thành phố thế giới 2021 (World Cities Summit - WCS) diễn ra cuối tháng 6 vừa qua, đại diện các chính phủ và các chuyên gia trong ngành đã chia sẻ về những giải pháp, tầm nhìn về việc xây dựng thành phố có khả năng chống chịu, giải quyết những thách thức, gián đoạn và khủng hoảng như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, đề ra tầm nhìn dài hạn để đảm bảo sự phát triển bền vững và công bằng.
Randeep Sudan, cựu nhân viên Ngân hàng thế giới và Cố vấn hội đồng quản trị của công ty phân tích Ecosystm, đã chia sẻ về cách các nhà lãnh đạo thành phố cần 'nghĩ trước, nghĩ thấu đáo và nghĩ lại để xây dựng những thành phố kiên cường và bền vững của ngày mai'. Điều này bao gồm có tầm nhìn xa chiến lược để lập kế hoạch và suy nghĩ trước, suy nghĩ thấu đáo về các dự án để tận dụng sức mạnh tổng hợp và suy nghĩ lại để luôn đổi mới.
Đối mặt với sự gián đoạn đột ngột và nhu cầu thay đổi từ đại dịch, các nhà lãnh đạo thành phố buộc phải suy nghĩ khác để ứng phó với đại dịch, giúp họ vượt qua thách thức và thúc đẩy hoạt động kinh doanh liên tục.
Dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hơn 1,5 triệu người dân của thành phố thành phố Kobe, Nhật Bản. Ước tính khoảng 99% dân số nộp đơn xin trợ cấp đặc biệt dành cho những người có sinh kế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Với số lượng cuộc gọi tăng vọt lên khoảng 40.000 cuộc mỗi ngày từ những người dân tìm kiếm thông tin về các chương trình hỗ trợ liên quan, nhân viên thành phố bị quá tải, không thể tiếp nhận và xử lý kịp lượng đơn đăng ký trợ cấp. Để giải quyết vấn đề này, nhóm CNTT của thành phố Kobe đã tạo ra một ứng dụng với Microsoft Power Platform có thể đáp ứng nhu cầu này, trừ các vấn đề phức tạp nhất. Nhờ đó đã giúp giảm 90% số lượng cuộc gọi xuống còn khoảng 4.000 cuộc gọi mỗi ngày.
Cũng tại Nhật Bản, thành phố Osaka đã chấp nhận đám mây và làm việc từ xa ngay trước khi đại dịch bắt đầu. Với Microsoft Teams, khoảng 2.000 nhân viên - chiếm gần 10% nhân viên toàn thành phố - đã có thể làm việc từ xa dễ dàng và hiệu quả.
Tại Sydney, chính quyền New South Wales đã sử dụng ứng dụng By Name List, được cung cấp bởi công cụ thu thập dữ liệu của Microsoft, để giúp 1.000 người vô gia cư tìm chỗ ở. Lực lượng đặc nhiệm Covid-19 của chính quyền tiếp tục lập kế hoạch sử dụng ứng dụng để giúp người dân có chỗ ở tạm thời chuyển thành có nhà ở được hỗ trợ lâu dài.
Đặc biệt đối với ngành giao thông công cộng, nhu cầu 'nghĩ khác' là rất rõ ràng. Do đại dịch, mọi người tránh các phương tiện giao thông công cộng và các địa điểm công cộng để hạn chế sự lây lan của virus. Với việc mọi người lựa chọn đi lại bằng phương tiện riêng để an toàn hơn, lượng người sử dụng các phương tiện giao thông công cộng đã giảm trung bình 62% kể từ khi bắt đầu bùng phát Covid-19? Một số thành phố ở châu Á đang có mức giảm nghiêm trọng hơn, như Kuala Lumpur giảm 76,1%, còn Tokyo giảm 77%.
Để thúc đẩy hoạt động kinh doanh liên tục đồng thời đảm bảo an toàn công cộng trong bối cảnh ngân sách eo hẹp hơn, Tổng công ty vận tải Mass Rapid Transit Corporation của Kuala Lumpur đã sử dụng phần mềm Bentley được lưu trữ trên Azure để tiếp tục xây dựng tuyến đường sắt mở rộng trong giai đoạn đại dịch. Điều này cho phép hơn 1.500 người dùng cộng tác, đồng thời giảm lỗi và xung đột thiết kế, cải thiện hiệu quả cộng tác lên 35% trong khi đảm bảo hoàn thành dự án đúng thời hạn và trong ngân sách.
Theo ông Randeep Sudan, các nhà lãnh đạo thành phố cần phải làm nhiều hơn là nghĩ khác, đó là nghĩ thấu đáo, nghĩ trước và nghĩ lại (think across, think ahead, and think again).
Điều này có nghĩa là làm việc hướng tới một tương lai bền vững hơn và xem xét lại các quy trình và cơ sở hạ tầng hiện tại. Ví dụ: một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Ấn Độ, SUN Mobility tăng tốc việc sử dụng xe điện ở New Delhi thông qua việc sử dụng pin có thể thay thế, được kết nối đám mây và có chi phí tiết kiệm hơn.
Con đường phía trước
Bên cạnh đất đai, vốn, lao động và dầu mỏ, dữ liệu đã trở thành đầu vào quan trọng trong sản xuất kinh tế hiện đại. Nó cung cấp 'nhiên liệu' cho các thuật toán trí tuệ nhân tạo, từ đó tạo ra những dự báo được sử dụng cho nhiều ứng dụng như xe không người lái, thử nghiệm thuốc, cấp tín dụng, quảng cáo theo mục tiêu…. Kết quả là nền kinh tế dữ liệu đã hình thành và ngày càng phát triển rất nhanh chóng.
Việc tạo, phân phối và tiêu thụ dữ liệu trong vài năm qua đã dẫn đến những tiến bộ công nghệ lớn trong các mô hình AI và học máy (ML), một số thành phố lớn trên thế giới đã tận dụng để triển khai các phương tiện tự hành, cung cấp môi trường sống an toàn, tạo ra năng lượng thông minh và các dịch vụ tiện ích. Do đó, nền kinh tế dữ liệu này sẽ giúp thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo việc làm và phát triển các ngành công nghiệp mới để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ở các thành phố này.
Nhiều thành phố đã và đang thực hiện kế hoạch chuyển đổi số. Thành phố Osaka là một ví dụ, thành phố đã tìm kiếm nhiều giải pháp AI và IoT để nâng cao hiệu quả hoạt động, thiết kế các ứng dụng cho các nhiệm vụ đơn lẻ trong mỗi tổ chức thành phố và sử dụng dữ liệu khu vực công-tư để giúp hiện thực hóa việc hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng. Ngày càng có nhiều giải pháp thành phố thông minh được triển khai hơn. Những giải pháp sẽ giúp giao thông an toàn hơn, không gian công cộng hấp dẫn hơn và đường ít tắc nghẽn hơn, nhưng phần lớn số chúng sẽ phụ thuộc vào AI để phân tích dữ liệu từ các thiết bị được kết nối.
Vì lý do này, các thành phố trên thế giới cần đặt an ninh và niềm tin ở trung tâm của tham vọng thành phố thông minh. Nhiều hợp tác xây dựng dựa trên dữ liệu được chia sẻ đã và đang được tiến hành, tập trung vào việc tăng cường hợp tác dữ liệu ở cấp thành phố, từ giám sát chất lượng không khí ở London, cải thiện khả năng tiếp cận đến cải thiện dữ liệu địa phương về chính sách ở Hoa Kỳ.
Theo Liên Hợp Quốc, các thành phố tiêu thụ 70% tài nguyên thiên nhiên và tạo ra 50% chất thải toàn cầu và 80% khí nhà kính toàn cầu mỗi ngày. Với các quốc gia cam kết về việc ngăn chặn biến đổi khí hậu và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, các chính phủ sẽ phải thực hiện các hành động quyết định và xây dựng các chiến lược giảm thiểu các loại hình năng lượng gây ô nhiễm.
Cuối cùng, điều quan trọng là cần đặt con người lên hàng đầu khi phát triển thành phố thông minh. Sự thành công của các công nghệ mới sẽ không chỉ được đo lường bằng mức độ đổi mới của chúng mà còn bởi khả năng tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống. Mục tiêu cuối cùng là ứng dụng công nghệ để mang lại cho người dân cuộc sống tốt hơn, giúp các doanh nghiệp phát triển mạnh hơn và các chính phủ cung cấp các dịch vụ hiệu quả hơn./.
Theo: opengovasia, microsoft
TIN LIÊN QUAN
Đô thị thông minh: Phát triển và bứt phá
Hơn 1 thập kỷ trước, đô thị thông minh và chính quyền điện tử đã từng nhắc đến trong chiến lược phát triển. Và bây giờ, một hình hài đô thị thông minh đã lộ diện, điều ấy không chỉ giúp đời sống của người dân được cải thiện mà làn sóng đầu tư cũng
Xây dựng ĐTTM cần đồng bộ 4 tiêu chí khung chồng lớp
Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 950/QĐ-TTG phê duyệt Đề án Phát triển đô thị thông minh ĐTTM bền vững giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030 Đề án 950.
Dịch vụ đô thị thông minh hỗ trợ Bình Phước trong công tác phòng, chống Covid-19
Sau gần hai năm hợp tác với Tập đoàn VNPT để xây dựng đô thị thông minh ĐTTM, Bình Phước đã có những thay đổi mạnh mẽ và đang hướng tới trở thành ĐTTM lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ.
Chuyển đổi số là hạt nhân đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ASEAN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh các Nghị viện thành viên AIPA cần tích cực hỗ trợ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, gỡ bỏ các rào cản, tạo điều kiện thực thi chính sách chuyển đổi số CĐS.
Khung tham chiếu ICT: Nhân tố quan trọng trong phát triển TPTM bền vững
Việt Nam đã và đang tích cực xây dựng, phát triển thành phố thông minh, đô thị thông minh TPTM/ĐTTM hiệu quả trong nhiều năm qua. Tất cả là nhờ việc ban hành các chính sách, chiến lược cụ thể sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp lãnh đạo trung ương và
Hà Tĩnh đưa vào vận hành hệ thống giám sát và điều hành thông minh IOC
Việc triển khai hệ thống giám sát và điều hành thông minh tỉnh Hà Tĩnh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền, tạo nền tảng phát triển chính quyền số, đô thị thông minh ĐTTM, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Giải pháp ĐTTM của FPT mang lại cuộc sống tiện ích hơn cho hàng chục triệu người dân
Trong 10 năm qua, FPT đã đồng hành cùng với chính quyền nhiều tỉnh, thành phố trong các chương trình chuyển đổi số CĐS từng bước đô thị, xây dựng đô thị thông minh ĐTTM smart city và mang lại cuộc sống tiện ích hơn cho hàng chục triệu người dân.
Xây dựng ĐTTM cần phát triển, sử dụng dữ liệu số dùng chung
Đô thị thông minh, thành phố thông minh ĐTTM/TPTM phải là nơi hấp dẫn, đáp ứng tốt các mong muốn, yêu cầu của mọi dân khi sống ở đó, đồng thời tạo ra các giá trị dịch vụ số phục vụ sự phát triển bền vững của xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống
THỦ THUẬT HAY
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Camtasia Studio quay Video màn hình
Camtasia Studio là một công cụ quay video màn hình, tích hợp sẵn bộ chỉnh sửa video sau khi quay. Sử dụng công cụ này bạn có thể dễ dàng chèn hiệu ứng con trỏ, áp dụng đổ bóng, trang trí màu sắc cho các đối tượng, thêm
Hướng dẫn ẩn hoạt động like Fanpage Facebook
Khi người dùng nhấn thích hoặc theo dõi bất cứ một Fanpage nào trên Facebook thì mặc định hoạt động đó sẽ xuất hiện trên News Feed của bạn bè. Vậy làm sao để có thể ẩn những hoạt động like Fanpage trên Facebook?
Quảng cáo quay vòng trên Facebook là gì?Kích thước ảnh, video thế nào mới phù hợp?
Quảng cáo quay vòng hay quảng cáo định dạng quay vòng (Carousel) của Facebook là một kiểu quảng cáo khá ấn tượng. Nó cho phép hiển thị 10 hình ảnh và/hoặc video, tiêu đề link, liên kết, hay các nút kêu gọi hành động
6 lời khuyên giúp dữ liệu an toàn khi ra đường
Trong cuộc sống ngày nay, điện thoại thông minh và máy tính bảng đang trở thành 'vật bất ly thân', bởi vì chúng mang lại cho người dùng nhiều lợi ích và chứa đựng nhiều thông tin cá nhân quan trọng. Nếu thường xuyên
Cách tuỳ biến màn hình ngoài trên Galaxy Z Flip3 cực thú vị
Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn tuỳ biến màn hình ngoài trên Galaxy Z Flip3, để bạn có thể thay đổi bất kì hình nào bạn muốn hoặc thêm widget để xem được nhiều thông tin hơn.
ĐÁNH GIÁ NHANH
Trên tay và đánh giá nhanh Vivo V3 Max: Thiết kế cao cấp, cấu hình mạnh
V3 Max là một trong những chiếc điện thoại đầu tiên của nhà sản xuất Vivo được bán chính hãng tại Việt Nam với thiết kế cao cấp và cấu hình mạnh mẽ.
Bật mí TOP 10 sạc dự phòng 20000mAh được ưa chuộng nhất 4 tháng đầu năm 2023
Pin sạc dự phòng là một trong những phụ kiện không thể thiếu cho người dùng smartphone hiện nay. Tuy nhiên, việc lựa chọn một sản phẩm phù hợp và chất lượng đang là thách thức đối với nhiều người. Dưới đây là một số
Đánh giá nhanh Nokia 1: Trải nghiệm đáng tin cậy trên smartphone Android giá rẻ
Là một sản phẩm giá rẻ, không ngạc nhiên khi thiết kế của Nokia 1 không mấy ấn tượng. Máy có phần thân làm bằng nhựa và khá dày (9.5 mm) với viền màn hình cũng khá lớn, khiến nó trông giống như một thiết bị ra đời từ