Facebook cho hay khoảng thời gian trước năm 2014, khi mà hãng chưa siết chặt chính sách về bảo mật người dùng, rất nhiều các ứng dụng của bên thứ 3 đã tìm được cách lấy được các quyền truy cập thông tin của profile cá nhân.
Sau khi Facebook cập nhật chính sách data mới hồi năm 2014, những ứng dụng này “nghiễm nhiên' vẫn còn những quyền truy cập dữ liệu đó và có thể truy xuất. Mãi cho tới khi vụ việc bê bối với công ty Cambridge Analytica được đưa ra ánh sáng, Facebook mới thực sự bắt tay vào để “dọn dẹp' cho triệt để vấn đề.
Cho đến nay, Facebook đã tạm dừng khoảng 200 ứng dụng để kiểm tra sâu hơn xem liệu có bất kỳ dữ liệu nhạy cảm nào bị truy xuất hay không. Hãng cũng sẽ cấm bất kỳ ứng dụng nào xử lý thông tin cá nhân không chính xác.
Theo Facebook, việc tìm ra danh sách những ứng dụng vi phạm này khá khó khăn, bởi công ty phải giải quyết nhiều vấn đề cùng lúc. Đầu tiên là phải khoanh vùng được những ứng dụng đang có dấu hiệu vi phạm, những ứng dụng mới cho đến những ứng dụng đã tồn tại khá “lâu đời' trên nền tảng. Kế đến, các chuyên gia phải rà soát thật kỹ để tìm ra các lỗ hổng dữ liệu mà các ứng dụng này đang khai thác.
Người dùng sẽ được thông báo tại chuyên trang của Facebook để biết rằng liệu họ hoặc bạn bè của họ có cài đặt bất kỳ ứng dụng nào đang xâm phạm tới dữ liệu cá nhân hay không. Các bạn có thể truy cập đường dẫn sau để kiểm tra.
Kiểm tra xem bạn có đang cài đặt một hoặc nhiều ứng dụng trong số 200 apps trong danh sách đen của Facebook tại đây.
Theo Phonearena