Câu chuyện không chỉ đến từ Facebook hay việc họ bán quảng cáo định hướng, cái này chỉ là một phần rất nhỏ của câu chuyện mà thôi. Cái kinh khủng hơn là không chỉ Facebook mà cả những bên thứ ba khác, chủ yếu là các công ty phân tích dữ liệu, đang thu thập data của hàng tỉ người dùng (Việt Nam không là ngoại lệ) để cung cấp cho các đối tác bán lẻ, các đơn vị ăn uống, các công ty online, công ty tài chính... nói chung những bên có nhu cầu biết chính xác từng người dùng Facebook thích hay ghét cái gì nhằm phục vụ cho việc kinh doanh. Quan trọng nhất, một khi bạn đã đặt chân lên Facebook là bạn đã đi vào vòng xoáy data khổng lồ này, không có cách nào để tránh khỏi trừ việc xóa tài khoản.
mạng xã hội. Cái đáng nói là một khi bạn đăng nhập vào các app này, app đã có khả năng khai thác thông tin của những người khác kết bạn với bạn! Ví dụ, nếu bạn có 1000 bạn bè trên Facebook, những app này không chỉ thu thập được dữ liệu của bạn mà còn của 1000 người khác nữa. Vài trăm nghìn người dùng là app đã thu thập được biết bao nhiêu là thứ rồi. Cấp số nhân chứ không phải thường!
Đến năm 2014, Facebook đã siết chặt hoạt động của các app, chúng không còn khả năng khai thác thông tin của bạn bè người dùng nữa trừ khi những người bạn này cũng đã cho phép app làm điều đó. Nhưng vì một lý do gì đó, mình biết rằng vẫn có một số app cũ tiếp tục rút thông tin của người dùng một cách trái phép mà không có sự đồng ý nào cả. Và cứ theo mạng lưới đó, thông tin bị rút ra, từng chút một.
Các fanpage, group Facebook cũng là những nguồn có thể bị khai thác để lấy thông tin của bạn. Một khi bạn đã đăng kí theo dõi một fanpage, họ có thể lấy được liệu cá nhân trong trang hồ sơ của bạn ngay cả khi Facebook đã cấm chuyện này. Đơn giản là cái gì hiện được trên trình duyệt thì có thể trích xuất được, ngay cả khi Facebook không mở API.
Dữ liệu của bạn được dùng như thế nào?
Những dữ liệu mà các công ty khai thác dữ liệu thường thu thập của bạn và bạn bè bao gồm:
- Họ tên, tuổi tác, giới tính
- Nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân
- Địa chỉ email, số điện thoại (quan trọng nhất, vì mang tính định danh)
- Sở thích
- Hình, video, bài post bạn post thường nói về chủ đề gì
- Các đường link bạn đã chia sẻ
- Những người bạn thường tương tác, những người có trong mạng lưới bạn bè của bạn
- Những người mà bạn comment lên post của họ
- Những địa điểm bạn đã check in
Các thông tin nói trên cực kì có giá trị, vì họ ĐỊNH DANH được bạn là ai và hồ sơ của bạn ra sao. Apple bảo mật khâu này khá tốt khi hồ sơ của người dùng đã bị làm rối và không thể định danh chính xác bạn là ai, nhà phát triển app chỉ biết được rằng có ông A nọ 40 tuổi đang xài app của mình trên iPhone 7 chứ không biết A là ai, ở đâu, nước nào, email là gì.
Một khi đã định danh được bạn, các công ty này sẽ đem dữ liệu đi bán cho đối tác tùy. Vụ quảng cáo định hướng thì ai cũng biết rồi, khỏi nói lại. Cái này mới ghê nè.
Ví dụ, mình sở hữu một trang web bán hàng online và mình muốn biết cụ thể những người đã đăng kí tài khoản với website của mình thích gì, hay đi chơi ở đâu, cỡ tuổi là bao nhiêu và họ đang có bạn bè ra sao. Vì mình đang có trong tay email hoặc số điện thoại của các bạn, mình lại mua được bộ data chứa thông tin email nào thích cái gì, mình ghép hai bộ này với nhau là mình đã có được thứ mình cần.
Nhiều tổ chức tài chính cũng đang xài data thu thập từ Facebook để đưa quyết định có cho vay hay không, điểm tín dụng là bao nhiêu, khả năng thu hồi vốn ra sao. Mình biết ở Việt Nam có một số công ty đang cung cấp dịch vụ phân tích tín dụng này cho các ngân hàng và tổ chức cho vay.
Chưa hết, con đường sự nghiệp của bạn cũng có thể bị khai thác thông qua Facebook. Bằng cách phân tích những status bạn đã post lên, các cột mốc công việc bạn đã ghi nhớ trên Facebook, những công ty khai thác data có thể bán dữ liệu này cho các đơn vị tuyển dụng để họ hiểu hơn về con người của ứng viên, tính cách của bạn tích cực hay tiêu cực, bạn có hay nói xấu công ty hay không, từ đó quyết định tuyển hay loại (hoặc họ sẽ đánh rớt hồ sơ của bạn ngay chứ chưa chắc bạn đã đi tới vòng phỏng vấn đâu).
Không có gì là an toàn tuyệt đối khi bạn lên Facebook
Đừng nghĩ rằng bạn có thể chạy trốn. Bạn nghĩ rằng khi bạn không đăng bất kì thứ gì lên mạng thì các công ty dữ liệu sẽ không thể thu thập được data. Đúng một phần thôi, đừng quên là bạn còn những người bạn khác. Chỉ cần họ tag bạn vào một tấm hình sau buổi đi chơi, hay đơn giản là chia sẻ cho bạn một bài hát mà họ thấy hay là xong. Các công cụ 'cào' (crawling) của những công ty bên thứ ba này rất mạnh, nó sẽ xác định được hành vi tag, chia sẻ đó và lập tức suy ra mối liên hệ giữa bạn và bạn bè. Thậm chí một thuật toán đủ tốt còn có thể đoán được bạn thích gì dựa trên sở thích của những người xung quanh.
Tất cả chỉ là vấn đề tâm lý học, những nghiên cứu về quan hệ xã hội và được khái quát lên để giải quyết bằng máy tính một cách nhanh chóng và có thể thống. Bản thân Facebook cũng sử dụng những nghiên cứu đó cho các bộ máy gợi ý và engine dự đoán của mình chứ không đâu xa. Nhiều công ty khác đã đang làm điều này rồi.
Cách an toàn nhất để bạn thoát khỏi vòng xoáy dữ liệu này là vô hiệu hóa tài khoản Facebook. Khi đó dữ liệu của bạn sẽ không còn được kết nối với người khác, nhưng vẫn có khả năng nó bị trích xuất và suy ra từ những mối quan hệ trước đây, cái này không ai biết chắc được.
Đây là lý do bạn nên gỡ bỏ quyền truy cập của các app mà bạn không rõ hoặc không nhớ đã đăng nhập khi nào. Cách làm có thể xem trong bài này: Kiểm tra các app đang truy cập vào dữ liệu Facebook của bạn, hãy gỡ tất cả app không còn dùng.