Chính vì điều đó nên tờ báo Fool đã từng đưa ra những minh chứng cho thấy Qualcomm sẽ gặp khó trên thị trường vi xử lý cho các thiết bị di động, đặc biệt là trong phân khúc cao cấp.
Và để biết rõ hơn Qualcomm phản ứng ra sao sau khi nghe được thông tin trên, mình đã có dịp trò chuyện với ông Thiều Phương Nam - Tổng Giám Đốc (TGĐ) của Qualcomm ở thị trường Đông Dương để nghe câu trả lời từ nhà sản xuất chip này.
Không có 'ông lớn', Qualcomm vẫn 'sống'
Ông Thiều Phương Nam - TGĐ Qualcomm Đông Dương
Theo ông Nam, việc các hãng smartphone lớn đang tự sản xuất vi xử lí cho riêng mình không phải là điều gì mới mẻ. Ngay cả các hãng công nghệ khác sản xuất chip cho smartphone cũng là điều bình thường vì thị trường sản xuất chip là thị trường mở nên các hãng sẽ phải cạnh tranh với nhau.
Vì vậy điều đó không ảnh hưởng gì đến chiến lược cũng như tình hình kinh doanh sắp tới của Qualcomm. Vị TGĐ này bật mí rằng dòng chip Snapdragon của Qualcomm vẫn được nhiều hãng smartphone lớn ưa chuộng, đặc biệt là dòng cao cấp.
Ông cho biết thêm sắp tới Qualcomm vẫn quyết tâm tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trong nền tảng chipset (một nhóm các mạch tích hợp được thiết kế để làm việc cùng nhau và đi cùng nhau như một sản phẩm) cùng những công nghệ khác cho smartphone.
Và để duy trì được thì hãng sẽ đầu tư mạnh mẽ cho các công nghệ mới, qua đó hiện thực hóa được điều này. Lí do Qualcomm muốn tập trung cho công nghệ mới vì hiện tại, smartphone gần như đã trở thành một thiết bị không thể thiếu và công nghệ mới được đưa vào thực tế đã ngày một nhiều.
Ông Thiều Phương Nam ví dụ: Công nghệ mạng 4G có nhiều băng tần, hiện tại nhiều nước đã triển khai băng tần 4G mới cho tốc độ truyền tải ngang ngửa với cáp quang.
Do đó Qualcomm phải nghiên cứu để giúp smartphone có thể sở hữu tốc độ truyền tải với băng tần 4G này. Thêm nữa, hãng còn nghiên cứu để tích hợp AI vào trên smartphone trong thời gian sắp tới.
Phân khúc giá rẻ vẫn được Qualcomm chú trọng
Nói đến phân khúc giá rẻ, đại diện của Qualcomm Đông Dương cho biết phân khúc này luôn nhận được sự quan tâm từ họ, Qualcomm trước giờ vẫn luôn chú ý đến điện thoại giá rẻ vì hiện tại vẫn còn nhiều quốc gia - nơi mà người dân có thu nhập vẫn chưa cao nên họ sẽ cần smartphone giá tốt.
Nokia 2 giá rẻ nhưng vẫn có chip Snapdragon của Qualcomm
Do đó hãng vẫn sẽ có mặt tại đây với 2 mục đích: Giúp người dùng chuyển từ mạng 2G lên 4G - chuyển từ feature phone (điện thoại cơ bản) sang smartphone, kế đến là phổ cập hóa công nghệ cho nhiều đối tượng.
Và khi nhìn trên thị trường smartphone, phân khúc giá rẻ vẫn còn 'đất sống' ở các quốc gia đang phát triển. Chẳng hạn như Việt Nam chúng ta vì những chiếc smartphone giá từ 100 đến 150 USD có mức tăng trưởng nhanh, chiếm đến hơn 30% thị phần smartphone ở nước ta.
Người dùng cũng có xu hướng thích chip 'Rồng' hơn, nên khi Qualcomm tập trung cho phân khúc này, họ vẫn sẽ dễ dàng đạt được thành công về mặt doanh thu.
Kết
Hiện tại nếu tính trên toàn cầu, số lượng hãng smartphone tự sản xuất chip được chỉ như đếm trên đầu ngòn tay, chưa kể những hãng khác như HTC, Sony hay thậm chí Samsung tuy đã có chip Exynos nhưng vẫn tin dùng chip của Qualcomm, vì vậy việc nhà sản xuất vi xử lý này tiếp tục kiên định với những chiến lược đã đề ra của mình là một điều đúng đắn.
Ngoài ra nhờ vào những lời chia sẻ từ phía Qualcomm, chúng ta có thể kỳ vọng rằng trong thời gian sắp tới, các dòng smartphone giá rẻ dần sẽ sở hữu vi xử lý của hãng này, qua đó giúp người dùng có một chiếc smartphone với hiệu năng tốt hơn, đồng thời giúp bản thân Qualcomm vẫn duy trì được doanh số hay doanh thu của mình.
Tech Funny