Vì Tấm nền tốt là chưa đủ. Để tái tạo màu sắc đẹp, chính xác sẽ cần cân chỉnh tốt, hỗ trợ từ phần mềm và những điểm mới trên Android 8.0 sẽ thay đổi tất cả.
Cơ bản trong việc quản lý màu sắc
Màu mà mắt nhìn thấy được tạo thành từ sắc độ (Hue), bão hòa (Saturation) và độ sáng (Brilliance). Ánh sáng là bức xạ điện từ có bức sóng nằm trong vùng quan phổ có thể thấy được bằng mắt thường (nằm trong khoảng 380nm đến 700nm), trong đó Hue có năng lượng cao nhất, Saturation là độ rộng của dải ánh sáng và Brilliance là mật độ ánh sáng hiện diện tại khu vực đang xem xét.
Hue định nghĩa màu mà mắt sẽ thấy, Saturation quyết định mức độ đậm của màu và Brilliance sẽ liên quan đến độ sáng. Biểu đồ thể hiện 3 chùm sáng cơ bản gồm đỏ, xanh lá và xanh biển cho thấy chúng có cùng Hue, đạt độ mạnh cực đại ở bước sóng từ 450nm đến 500nm. Trong đó màu đỏ có độ rộng lớn nhất nên Saturation cao hơn so với xanh lá, còn xanh dương có độ bảo hòa thấp nhất. Khi cả 3 chùm sáng kết hợp sẽ tạo ra một màu vàng xanh (màu lá cây) - Đây là cách não bộ xử lý.
Vấn đề là: Màu trên máy ảnh, màn hình máy tính hay điện thoại cần phải thống nhất. Đấy là nguyên nhân khiến các nhà thiết kế phải cân chỉnh màn hình của mình để giống nhất với màu được in ra, nếu màn hình cho màu khác mà sản phẩm lại có màu không giống - Mọi thứ sẽ hỏng hết.
Quản lý màu trong thực tế
Có khá nhiều cách để 'phối màu' trong thực tế, như cách trên là dùng 3 màu RGB, một số phần mềm dùng HSB, trong khi đó máy in thì dùng 4 ống mực với các màu CMYK. Dù cách phối ra sao thì mục đích cuối vẫn là tạo ra màu chính xác với mắt người nhất có thể.
Hệ thống phối màu CMYK trên máy in
Ở thời điểm ngày nay việc hiển thị có thể lên đến hàng chục triệu màu, và việc hiển thị vì thế ngày càng trở nên 'khó' hơn và cần nhiều yếu tố hơn để có thể tạo màu sắc chính xác
Đầu tiên, chúng ta sẽ cần màn hình tốt
Một sản phẩm màn hình tốt buộc phải có khả năng tái tạo dải màu đủ rộng (Wide Color Gamut), việc này liên quan đến khoa học, vật lý và toán. Chúng ta còn sử dụng một khái niệm khác là 'không gian màu' để định nghĩa số màu mà màn hình có thể tái hiện.
Về bản chất, màn hình không tốt bằng mắt người nên chỉ có thể cho một phần màu mà mắt có thể nhìn thấy, và 'không gian màu' sinh ra là để nói về các phần màu này. Không gian màu phổ biến là RGB, Adobe RGB và DCI-P3, màn hình tốt sẽ có thể thực hiện không gian màu ở mức 100%, hoặc 98-99%, và nếu ở con số 90% sẽ là 'dở' - Đây là lí do người dùng thường hay nói màn hình 'phủ được 100% hệ Adobe RGB hay sRGB'.
Không gian màu và khả năng nhìn thấy của mắt người
Trong đó DCI-P3 là không gian màu thường sử dụng trên các smartphone tablet và PC hiện nay. Galaxy Note7 chính là smartphone đầu tiên có màn hình phủ được 100% hệ màu DCI-P3, tiếp đến là iPhone 7/ 8/ iPhone X/ OnePlus 5/ HTC U11 Plus hay Pixel 2 XL cũng có màn hình P3.
Cách quản lý màu sắc của Android trước khi Android Ore 8.0 xuất hiện
Trước đây sRGB được mặc định làm không gian màu trên các máy Android. Lý do đơn giản vì sRGB không có nhiều màu như Adobe RGB hay DCI-P3, tức cả CPU lẫn GPU sẽ không cần làm việc quá nhiều, máy chạy nhanh hơn và đồng thời tiết kiệm pin - Nhưng hình ảnh sẽ xấu hơn.
Ở vị trí cung cấp nền tảng cho nhiều phần cứng khác nhau, Google thiết lập sRGB làm mặc định trên Android là chuyện dễ hiểu vì có thể tối ưu kể cả với máy yếu.
Ví dụ về sự khác biệt giữa sRGB và Wide Color Gamut
Nhưng với trường hợp nêu trên, flagship lại có vẻ bị hạn chế. Tấm nền trên smartphone cao cấp là loại xịn, hiển thị được nhiều màu, thậm chí là 100% DCI-P3 nhưng lại bị hệ thống kìm hãm không thể phát huy tối đa khả năng - Các hãng từ đó buộc phải tự điều chỉnh, đấy là lí do HTC U11, Note8, hay LG G6 có gam màu khác nhau khi đặt cạnh.
Đặc biệt khi chụp ảnh và video, màn hình quá rực hoặc đậm sẽ khiến chúng ta tưởng chừng camera cũng đã ghi thành phẩm như thế, nhưng khi xem lại trên màn hình đã cân chỉnh mới thấy sự thất vọng.
Android 8.0 sẽ làm gì để khắc phục
Trước kia, các hãng đã phải dùng chế độ riêng trong setting để chỉnh màu cho toàn bộ màn hình, cũng như hệ thống. Nhưng kể từ Android 8.0 về sau, gã khổng lồ đã cho phép từng ứng dụng có thể xác định smartphone có đang dùng màn hình Wide Color Gamud hay không - Nếu có, máy tự động chuyển sang và tận dụng tối đa để giúp nội dung đẹp hơn, còn không sẽ vẫn chỉ chạy trên sRGB.
Sự khác biệt giữa các hệ màu
Cơ chế nêu trên giúp đảm bảo độ chính xác cả xanh lá, xanh xương hay đỏ đều sẽ hiển thị như nhau đối với mọi thiết bị, trừ sản phẩm giá rẻ và không có màn hình Wide Color Gamut.
Các hãng di động sẽ phải điều chỉnh lại màn hình của mình cho đúng, lập trình viên cũng cần update ứng dụng để hỗ trợ tính năng nêu trên.
Apple đã làm được chuyện đó từ khá lâu bằng cách sử dụng một profile thống nhất nhằm kiểm soát lẫn phần cứng và phần mềm, cũng như quy định trên App Store.
Hiện nay Google Pixel 2 đã hỗ trợ 100% DCI-P3 (Wide Color Gamut), nhưng mặc định vẫn đang sử dụng sRGB của Android, trong khi đó chiếc Pixel đời đầu trong hầu hết thời gian cũng hiển thị sai màu (rực hơn) so với màu đúng. Pixel 2 cũng đã từng bị khá nhiều trang công nghệ chê trách vì Google không dồn tâm huyết để nâng cấp các ứng dụng cho chế độ Wide Color Gamut, khiến hàng loạt người dùng phàn nàn về tấm nền hiển thị. Nhưng về bản chất, thì đây là vấn đề do phần mềm.
Tú Anh
Theo AndroidCentral