Việc tiếp xúc nhiều với smartphone, tablet cũng như các thiết bị di động khác sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến mắt của bạn, đặc biệt là tác động của ánh sáng xanh dương. Vừa qua, theo Forbes chia sẻ, các nhà khoa học của Đại học Toledo đã tìm ra cơ chế hủy hoại mắt của loại ánh sáng này.
Vào ban ngày, các bước sóng ánh sáng màu xanh có thể có ích, chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập nhịp sinh học cũng như điều tiết tâm trạng. Ngoài ánh sáng xanh từ mặt trời, hầu hết ánh sáng chúng ta tiếp xúc với các thiết bị kỹ thuật số cũng có màu xanh dương. Thật không may, giác mạc và ống kính của mắt không thể chặn hoặc phản chiếu ánh sáng xanh.
Vào ban đêm, ánh sáng xanh dương có thể ngăn chặn sự tiết ra melatonin và ảnh hưởng đến nhịp sinh học của chúng ta. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sự tiếp xúc kéo dài với ánh sáng xanh có thể làm tổn thương võng mạc.
Nghiên cứu mới của Đại học Toledo cho thấy khi ánh sáng xanh chạm vào võng mạc, nó gây ra một loạt các phản ứng hóa học có thể gây độc cho các tế bào trong võng mạc của mắt.
Cơ chế nhận diện ánh sáng của mắt
Có hai loại tế bào thụ quang trong võng mạc chịu trách nhiệm phát hiện ánh sáng: que và nón, trong đó tế bào que chiếm đa số, chúng dựa vào một protein gọi là rhodopsin để phát hiện ánh sáng.
Phân tử võng mạc, có khả năng hấp thụ ánh sáng, nằm ở vị trí chuyên biệt trong protein rhodopsin. Khi photon ánh sáng chạm vào võng mạc, nó sẽ thay đổi hình dạng. Sự điều chỉnh này giúp các tín hiệu được gửi dọc theo dây thần kinh quang học trong não.
Tế bào hình que (màu xanh lá cây) và các tế bào thụ thể hình nón và tế bào nằm ngang (màu đỏ) trong võng mạc
Ajith Karunarathne thuộc Đại học Toledo, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Bạn cần cung cấp liên tục các phân tử võng mạc nếu bạn muốn nhìn thấy. Tế bào nhận kích thích ánh sáng sẽ vô dụng nếu không có võng mạc, thứ có thể được sản xuất trong mắt'.
Tuy nhiên, Karunarathne và cộng sự đã phát hiện ra rằng khi các tế bào HeLa (được sử dụng như một chất thay thế cho các tế bào thụ quang) được tiếp xúc với ánh sáng xanh khi có võng mạc, điều này gây ra sự biến dạng một protein quan trọng trong màng tế bào, dẫn đến sự oxy hóa và tăng nồng độ canxi trong các tế bào.
Cơ chế ảnh hưởng của ánh sáng xanh tới mắt
Kasun Ratnayake, một sinh viên tham gia vào nghiên cứu cho biết: 'Nếu bạn chiếu sáng ánh sáng màu xanh trên võng mạc, võng mạc sẽ giết chết các tế bào thụ quang, và các tế bào này không thể tái tạo trong mắt'
Thật may là Karunarathne và các cộng sự đã phát hiện ra một phân tử chống oxy hóa được gọi là alpha- tocopherol, một dạng vitamin E, nó làm giảm tổn thương do ánh sáng xanh và võng mạc gây ra, và ngăn ngừa tế bào chết.
Tuy nhiên, khi chúng ta già, nồng độ vitamin E giảm đi, và chúng ta mất sự bảo vệ này. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự hủy hoại của các tế bào thụ quang trong mắt do tiếp xúc dài với ánh sáng xanh có thể góp phần làm thoái hóa điểm vàng, nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa.
Karunarathne nói: “Mỗi năm có hơn hai triệu trường hợp thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi được báo cáo tại Hoa Kỳ”.
Cách bảo vệ mắt khỏi sự hủy hoại của ánh sáng xanh
Karunarathne cho biết: 'Bằng cách tìm hiểu thêm về các cơ chế của mù lòa cũng như các phản ứng độc hại do sự kết hợp của ánh sáng võng mạc và xanh lam, chúng tôi hy vọng sẽ tìm cách bảo vệ mắt của trẻ em lớn lên trong một thế giới công nghệ này'.
Nghiên cứu cũng gợi ý một số biện pháp bảo vệ mắt, đơn giản như bật chế độ ánh sáng vàng trên điện thoại, máy tính. Hãy tắt điện thoại khi không cần thiết và hạn chế sử dụng nó vào ban đêm. Ngoài gây hại cho mắt, ánh sáng xanh còn có thể làm rối loạn nhịp sinh học và cướp đi giấc ngủ của chúng ta.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cần nghiên cứu sâu hơn để kiểm chứng xem việc tăng lượng vitamin E có thể giảm các nguy cơ mắt bệnh về mắt hay không, cùng chờ đợi những kết quả từ các nghiên cứu tiếp theo nhé.
Nếu muốn hiểu rõ hơn về tác động từ ánh sáng màn hình tới mắt, các bạn cũng có thể theo dõi clip dưới đây.
Tech Funny