Ngành Hàng Tiêu Dùng Nhanh (FMCG) tại 6 thành phố lớn của Việt Nam (Hà Nội, Tp. HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang và Đà Nẵng) cho thấy sự tăng trưởng mạnh trở lại trong quý cuối cùng của năm 2016, với mức tăng trưởng dương 7,3% so với năm trước – tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ba năm qua.
Sự tăng trưởng này chủ yếu là do mức tăng 6,0% từ tăng trưởng sản lượng, theo báo cáo hằng quí - Market Pulse, được phát hành bởi Nielsen Việt Nam - công ty đo lường hiệu suất toàn cầu.
Báo cáo Market Pulse của Nielsen dựa trên kết quả đo lường bán lẻ của ngành hàng tiêu dùng nhanh, trên những nhóm sản phẩm chính, để theo dõi liên tục việc lưu thông sản phẩm thông qua các kênh thương mại và cửa hàng bán lẻ được xác định. Các chỉ số bán lẻ được sử dụng sử dụng trong bài viết cho thấy nỗ lực của nhà sản xuất và các nhà bán lẻ cũng như sức tiêu thụ của người tiêu dùng.
Theo báo cáo, khi quan sát tổng quan ở 7 ngành hàng lớn (thức uống-bao gồm bia, thực phẩm, sữa, sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân, thuốc lá và sản phẩm chăm sóc em bé) sự phục hồi tăng trưởng đang diễn ra ở hầu hết các ngành hàng ngoại trừ ngành hàng Sản Phẩm Chăm Sóc Em Bé. Khi đi vào từng ngành hàng, sự tăng trưởng FMCG rõ rệt hơn, chẳng hạn như ngành hàng Thực Phẩm với mức tăng trưởng 11.6% và ngành hàng Sản Phẩm Chăm Sóc Cá Nhân tăng 9.6%. Bên cạnh đó, Sản Phẩm Chăm Sóc Gia Đình và Thuốc Lá tăng 8.1% và Sữa tăng 3.2%. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, ngành hàng Nước Uống tiếp tục là ngành hàng dẫn đầu trong việc đóng góp vào doanh số FMCG trong quí này, đóng góp 40% doanh số, đạt tăng trưởng 7.3%.
Khu vực nông thôn đã liên tục được nhắc đến như là một nguồn tăng trưởng mới cho nhiều nhà sản xuất. Câu chuyện này một lần nữa được nhìn thấy rõ rệt trong năm 2016. Báo cáo cũng cho thấy rằng vùng nông thôn tăng mạnh trở lại trong quý cuối cùng của năm 2016 ở mức 7%, đóng góp 51% vào tổng doanh thu ngành hàng tiêu dùng trên toàn quốc. Hơn nữa, sự tăng trưởng FMCG ở khu vực thành thị là 6,7% trong Q4'2016. Điểm sáng trong báo cáo lần này là sự tăng trưởng của cả khu vực thành thị và vùng nông thôn chủ yếu đến từ tăng trưởng sản lượng.
“Niềm tin của nhà bán lẻ trong dịp Tết nguyên đán là 1 trong những điểm chủ yếu dẫn đến sự tăng trưởng cho thị trường FMCG. Đà tăng trưởng này được mở rộng bởi sự sẵn lòng chi tiêu của người tiêu dùng và niềm tin của nhà bán lẻ”, ông Nguyễn Anh Dũng, Trưởng Bộ Phận Dịch Vụ Đo Lường Bán Lẻ cho biết.
Ông Dũng cũng nhấn mạnh “Xuyên suốt cả năm, sự tăng trưởng ở khu vực nông thôn đã bị chững lại do điều kiện thời tiết không thuận lợi giữa các vùng miền Bắc, Trung, Nam. Tuy nhiên, nông thôn dự kiến sẽ phục hồi trở lại như đã thấy trong Q4'16 với nhiều tiềm năng đầy hứa hẹn. Nông thôn vẫn là cơ sở tiêu dùng lớn nhất và người tiêu dùng với mức thu nhập tăng lên sẽ có khả năng chi tiêu nhiều hơn. Họ cũng có tiếp cận tốt hơn với internet, điện thoại thông minh để biết thêm thông tin sản phẩm và chất lượng. Với tầm quan trọng của thị trường nông thôn, các nhà sản xuất nên nắm bắt cơ hội ở thị trường này bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cập nhật về thị trường mới nổi này như nhu cầu của người tiêu dùng và xu hướng thị trường.'