Trong việc lựa chọn Colin Kaepernick làm gương mặt đại diện cho thương hiệu cho chiến dịch kỷ niệm 30 năm, Nike đã dính phải nguy cơ phát sinh phản ứng tiêu cực đối với thương hiệu. Tuy nhiên thương hiệu đình đám này cũng gặt hái được không ít doanh thu từ thương vụ quảng cáo này. Trong thời gian bất ổn xã hội, ngày càng có nhiều thương hiệu đang sử dụng ngân sách quảng cáo của họ để nêu lên lập trường chính trị. Cùng TCN tìm hiểu về những thương hiệu đình đám đã phản ánh vấn đề liên quan đến chính trị trong chiến dịch truyền thông quảng cáo của mình.
Những thương hiệu đình đám phản ánh vấn đề chính trị trong quảng cáo
Cadillac
Cadillac đã chứng minh được sức ảnh hưởng giữa các lĩnh vực âm nhạc, phim ảnh và tiểu thuyết văn học. Tuy nhiên, chiến dịch ‘Dare Greatly’ là tâm điểm của cánh báo chí khi Cadilac đã tự lấy gậy đập lưng mình trong vai trò là thương hiệu truyền thông quảng cáo
Mở đầu với những cảnh phản đối trên đường phố, quảng cáo gợi mở hình ảnh con người giúp đỡ nhau trong những vụ nổ chính trị. Cadillac muốn truyền tải thông điệp rằng, trong bối cảnh cuộc bầu cử gây shock của Donald Trump, và đất nước đã bị chia đôi.
Mặc dù có một quan điểm chính trị rõ ràng, giám đốc tiếp thị thương hiệu của Cadillac nói rằng đó không phải là tuyên bố chính trị hay xã hội. Thay vào đó, cô tuyên bố, “nó chỉ đơn giản là một lễ kỷ niệm của tinh thần đáng kinh ngạc của người Mỹ.”
(Video: Cadilac)
Airbnb
Lệnh cấm du lịch của Donald Trump đã gây nên một làn sóng phẫn uất trên toàn cầu, và mọi người đều kinh ngạc trước sự thù địch mà nó gây ra.
Airbnb phản ứng mạnh mẽ bằng cách chống lại hành động đối kháng này với chiến dịch quảng cáo chống lại lệnh cấm người tị nạn và người nhập cư từ hầu hết các quốc gia Hồi giáo. Quảng cáo được phát sóng trong Super Bowl và cho thấy một lớp hình ảnh toàn diện của những người thuộc nhiều chủng tộc, lứa tuổi và tôn giáo khác nhau, với hashtag #weaccept.
Và nó không dừng lại ở đó.
Với cam kết đóng góp 4 triệu đô la trong 4 năm cho Ủy ban Cứu nạn Quốc tế để hỗ trợ các nhu cầu quan trọng nhất của dân số di dời trên toàn cầu, dịch vụ này cam kết sẽ “bắt đầu với những người tị nạn, những người sống sót sau thảm họa và nhân viên cứu trợ, mặc dù chúng tôi muốn tiếp cận với nhiều loại người hơn trong thời gian tới”
(Video: Airbnb)
Budweiser
Một thương hiệu khác tham gia vào bàn luận về chính sách của Tổng thống Donald Trump thông qua quảng cáo chính là Budweiser, thương hiệu đã sử dụng sự chú ý toàn cầu của Super Bowl để vinh danh nguồn gốc nhập cư của công ty.
Quảng cáo mang tên ‘Born the Hard Way’ đã quay ngược thời gian để làm nổi bật hành trình di cư 1857 của Adolphus Busch từ Đức đến bờ biển của Mỹ. Khi đến nơi, anh nhận được sự thù địch và bị chế nhạo vì là người nước ngoài, trước khi gặp người bạn đời tương lai Ebert Anheuser, qua đó thương hiệu nổi tiếng Budweiser được sinh ra.
Những người ủng hộ Trump trên phương tiện truyền thông xã hội thề sẽ không uống loại bia này nữa. Hashtag #BoycottBudweiser đã trở thành xu hướng trên Twitter sau quảng cáo được phát sóng.
(Video: Budweiser)
Pepsi
Trong số tất cả các thương hiệu đã sử dụng những nỗ lực quảng cáo của họ để đưa ra tuyên bố chính trị, quảng cáo với Kendal Jenner của Pepsi thể hiện những rủi ro khi thương hiệu trở thành nhà hoạt động chính trị.
Hiện tại, thương hiệu nước giải khát này đã phải tháo gỡ đoạn quảng cáo xuống và đưa ra lời xin lỗi chỉ sau 1 ngày ra mắt. Quả thật mà nói, việc thương hiệu đưa chính trị vào đoạn quảng cáo là một quyết định cực táo bạo và khó khăn. Dù Pepsi hướng tới thông điệp tốt đẹp như sự thống nhất, hòa bình, tuy nhiên việc không triển khai hợp lý dẫn đến phản ứng dữ dội của công chúng. Với sức ảnh hưởng lớn của truyền thông trong thời đại này, ranh giới giữa chính trị và quảng cáo là rất mỏng manh. Các thương hiệu cần hết sức nhạy cảm và thận trọng khi vượt qua ranh giới đó. Quảng cáo mô tả Jenner với vai trò là một cô người mẫu chụp hình, đã bỏ dỡ công việc để tham gia vào cuộc biểu tình. Đỉnh điểm của quảng cáo là khi cuộc biểu tình kết thúc vui vẻ bằng cách cô đưa một lon Pepsi cho một sĩ quan cảnh sát và mỉm cười.
(Ảnh: Yash Yadav)
Kết luận
Chính trị là yếu tố cực nhạy cảm khi những thương hiệu đình đám quyết định làm quảng cáo liên quan đến chủ đề này. Hãy cẩn thận bởi đây là con dao hai lưỡi, có thể khiến bạn nhận được sự tung hô của dân chúng nhưng cũng có thể dìm thương hiệu của vực sâu đó.
Nguồn: The Drum
Nguồn : https://marketingai.admicro.vn/nhung-thuong-hieu-dinh-dam-phan-anh-van-de-chinh-tri-trong-quang-cao/