Trước khi bắt đầu vận hành một doanh nghiệp sẽ có rất nhiều việc phải làm cho người quản lý doanh nghiệp. Đặt tên cho công ty nghe có vẻ đơn giản và nhỏ bé so với những việc lớn khác phải làm như kêu gọi vốn, nhân sự, sản phẩm,… nhưng thực tế lại chính là một thứ có thể khiến bạn đau đầu, căng thẳng. Chọn tên công ty sẽ là rất quan trọng bởi nó sẽ là cái tên dùng lâu dài trong suốt quá trình phát triển của công ty, nếu chọn được tên công ty tốt thậm chí còn thể hiện cả giá trị và đặc điểm phân biệt của công ty bạn.
Nếu bạn còn đang băn khoăn giữa một danh sách tên công ty, hãy cùng MarketingAI tìm hiểu cách đặt tên công ty trong bài viết dưới đây.
Cách đặt tên công ty như thế nào? (Ảnh: Myamcat)
Cách đặt tên công ty: Không phải chuyện nhỏ!
Một số doanh nghiệp rất quan tâm đến việc đạt được sự tín nhiệm trong lĩnh vực của họ, đặc biệt là những người trong dịch vụ tài chính hoặc tư vấn. Thực tế là bất cứ doanh nghiệp nào có được một cái tên sắc sảo hoặc chú ý sẽ dễ dàng thành công hơn. Tại sao lại như vậy?
Tên công ty cũng giống là thứ đầu tiên mà các khách hàng, đối tác nghe được về công ty bạn. Bởi vậy nếu như tên công ty của bạn không thể hiện được sự uy tín, lủng củng và buồn cười thì chắc chắn bạn sẽ không đạt được sự tín nhiệm từ phía khách hàng. Khi chọn cho công ty một cái tên “quá kêu” nhưng lại không phù hợp với đặc điểm sản phẩm, lĩnh vực hoạt động của công ty sẽ khiến các khách hàng và đối tác mất cảm tình với bạn ngay từ lần đầu tiên nghe thấy.
Để xây dựng một công ty có thương hiệu mạnh trước tiên cần có cái tên công ty “mạnh”. (Ảnh: kmrslaw)
Bên cạnh đó, việc một cái tên quá dài, khó nhớ hay khó đọc chắc chắn sẽ gây sự khó khăn và bất lợi cho công ty. Nếu như bạn chọn đặt tên cho công ty theo Tiếng Nhật trong khi khách hàng mà bạn hướng tới chỉ ở trong nước Việt Nam thì đây sẽ là điều bất hợp lý. Mặt khác nếu như đặt tên công ty bằng Tiếng Việt trong khi công ty bạn hướng tới thị trường nước ngoài và mở rộng ra khu vực sẽ khiến các khách hàng nước ngoài bối rối trước cách đọc, thậm chí cách đọc với ngôn ngữ của họ còn có thể khiến tên công ty của bạn bị hiểu sai nghĩa, trùng với âm nào đó có nghĩa không tốt trong ngôn ngữ của họ.
Bởi vậy, đặt tên công ty tưởng chừng đơn giản nhưng không hề là chuyện nhỏ chút nào. Cách đặt tên công ty sẽ ảnh hưởng tới câu chuyện bạn làm thương hiệu sau này. Một cái tên tạo sự khác biệt và thể hiện được tinh thần công ty chắc chắn sẽ làm được nhiều hơn việc chỉ đóng vai trò một cái tên.
Vậy cách đặt tên công ty như thế nào? Phải làm sao để có thể có được một bước đi quan trọng trong việc xây dựng công ty? MarketingAI xin chia sẻ với các bạn 6 quy tắc để đặt tên công ty hiệu quả.
Bật mí 6 quy tắc khi đặt tên công ty
Cách đặt tên công ty: Bật mí 6 quy tắc khi đặt tên công ty. (Ảnh: .businessdoctors)
1. Độc đáo và khó quên
Mỗi công ty đều muốn một cái tên nổi bật trong đám đông. Một cái tên độc đáo và hấp dẫn sẽ đáng nhớ và ghi dấu ấn mạnh trong tâm trí khách hàng theo thời gian. Đó là một thách thức bởi vì xu hướng đặt tên thay đổi, thường xuyên qua các năm, làm cho những cái tên vượt thời gian khó tìm thấy.
Tuy nhiên, dù sự khác biệt và độc đáo là khó làm nhưng tên thương hiệu tuyệt đối cần phải hiện sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là đối thủ trực diện. Cần tránh đặt tên giống hoặc gần giống với tên của đối thủ, cũng không nên sử dụng những thành tố mà đối thủ đã sử dụng.
2. Tránh cách viết khác thường
Khi tạo tên, hãy chọn các từ có thể dễ dàng được khách hàng đánh vần. Một số người sáng lập khởi nghiệp thử cách viết từ bất thường để làm cho doanh nghiệp của họ nổi bật nhưng điều này có thể gây rắc rối khi khách hàng của bạn tìm kiếm bạn trên các công cụ tìm kiếm hoặc cố gắng giới thiệu bạn với những người khác. Sử dụng chính tả chính thống và tránh những quá khó hiểu hoặc khó viết khi đặt tên công ty.
3. Dễ phát âm và ghi nhớ
Hãy quên đi các từ được tạo thành và các cụm từ vô nghĩa. Đặt tên công ty của bạn sao cho khách hàng có thể phát âm và ghi nhớ dễ dàng. Bỏ qua các từ viết tắt không có nghĩa là không có gì cho hầu hết mọi người. Khi chọn danh tính cho một công ty hoặc một sản phẩm, đơn giản và dễ hiểu, dễ nhớ giúp tên công ty của bạn dễ dàng được nhắc tới nhiều hơn.
4. Thể hiện ngành nghề,lĩnh vực hoạt động
Hãy thử áp dụng tên doanh nghiệp cung cấp một số thông tin về những gì doanh nghiệp của bạn làm. Tên doanh nghiệp của bạn phải phù hợp với doanh nghiệp của bạn để nhắc khách hàng những dịch vụ bạn cung cấp.
Đặc biệt với các công ty nhỏ, mới chưa được biết đến rộng rãi thì việc thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm trong tên công ty sẽ mang lại hiệu quả giúp tối ưu chi phí truyền thông.
Ví dụ như chúng ta thường thấy các từ thể hiện ngành nghề trong các thương thiệu giáo dục như “edu” hay ngành cà phê có chữ “cà phê” hoặc “coffee”, ngành bất động sản có thêm từ “land” hay “home” ở cuối,…
5. Ưu tiên hậu tố phổ biến
Mọi người sẽ cho rằng tên công ty của bạn là tên miền của bạn trừ đi hậu tố “.com” hoặc hậu tố chuẩn cho quốc gia của bạn. Nếu các hậu tố này không có sẵn cho tên bạn thích, hãy chọn tên mới thay vì giải quyết hậu tố thay thế như “.net” hoặc “.info.”
6. Tên công ty phải hướng tới khách hàng mục tiêu
Không có một cách đặt tên công ty đúng hay chuẩn mực nào để chắc chắn rằng khách hàng sẽ đón nhận nó nếu như bạn không xuất phát từ chính nhóm khách hàng mà bạn đang hướng tới. Cần xác định khách hàng của công ty: họ là ai? họ ở phân khúc nào? họ có đặc điểm như thế nào?…
Ví dụ như ở phân khúc khách hàng bình dân, cách đặt tên công ty cần hướng đến sự đơn giản, giản dị và quen thuộc. Trái lại, với định vị cao cấp hướng tới nhóm khách hàng thu nhập cao thì cách đặt tên công ty nên ưu tiên mang lại cảm giác sang trọng và cao cấp.
Kết luận
Có rất nhiều cách đặt tên công ty như là việc chọn tên riêng, ghép tên chủ sở hữu, cách đặt tên theo phong thủy, ngành nghề, theo từ viết tắt, theo tiếng nước ngoài,… tùy theo sở thích và mục đích của từng chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần đặt tên công ty để mang đến sự gần gũi, hướng tới nhóm khách hàng mục tiêu, tiết kiệm thời gian và hiệu quả truyền thông cho công ty bạn. Trên đây là 6 quy tắc cần lưu ý dù bạn chọn cách đặt tên công ty nếu bạn muốn có một thương hiệu mạnh.
Nguồn : https://marketingai.admicro.vn/buoc-dau-cua-cau-chuyen-lam-thuong-hieu-dat-ten-cong-ty-nhu-the-nao/