Để có thể tổ chức một sự kiện, hoạt động thành công thì cần sự đóng góp, nỗ lực của rất nhiều con người. Những người này tập hợp thành một tổ chức với cùng một đích đến, mục tiêu giống nhau đó là tạo nên một sự kiện thành công. Nhưng trong một tập thể những con người với những cá tính, suy nghĩ và năng lực khác nhau rất dễ dẫn đến những tranh cãi, bất đồng. Đây là lý do tại sao ta cần đến Coordinator. Vậy thực chất, Coordinator là gì? Và ứng dụng với lĩnh vực bán hàng, công việc của Coordinator sẽ có những trách nhiệm thế nào? Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu.
Coordinator là gì?
Coordinator được hiểu là điều phối viên – người làm công việc tổ chức sự kiện hoặc hoạt động, có vai trò “làm cho dễ dàng” hoặc “khiến cho quy trình được suôn sẻ”. Theo đó Coordinator có trách nhiệm lập kế hoạch, hướng dẫn và quản lý để đảm bảo rằng mọi người đều tham gia đóng góp và chuẩn bị cho sự kiện ở mức tốt nhất. Một cách tổng quát, Coordinator là người có nhìn bao quát để có thể kết nối những mắt xích lại với nhau tạo nên một bức tranh toàn cảnh, có liên kết.
Nguồn: vmagroup.com
Một đặc tính quan trọng và bắt buộc một Coordinator cần phải có đó là tính khách quan. Điều đó không có nghĩa là Coordinator phải là một người ở ngoài tổ chức mà là người đó cần phải có lập trường trung lập để có thể điều phối quá trình hoạt động của nhóm mà không bị ảnh hưởng bởi những tác động xung quanh. Một Coordinator giỏi là một người sở hữu nhiều loại kỹ năng từ giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định đến quản lý đội nhóm và hoạt động truyền thông. Trong đó, một kỹ năng quan trọng đó là tiến trình công tác xã hội nhóm, đây là một phương pháp quản lý hoạt động nhóm nhằm giúp đỡ các thành viên cống hiến một cách hiệu quả nhất và cùng nhau dẫn dắt sự kiện đi đến thành công. Sứ mệnh của Coordinator đó là tạo ra quy trình và môi trường thuận lợi cho tổ chức phát triển đồng thời đưa ra quyết định, hướng đi hiệu quả trong quá trình thực hiện.
Nhiệm vụ của một Sales Coordinator là gì?
Cũng như các hoạt động khác, hoạt động bán hàng yêu cầu những người tham gia phải có sự liên kết chặt chẽ, có sự trao đổi thường xuyên nhằm điều chỉnh và đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu chung nhất. Và để có thể làm được điều này, vai trò và nhiệm vụ quan trọng của một Sales Coordinator là không thể phủ nhận. Vậy nhiệm vụ của một Sales Coordinator là gì?
Tiếp nhận và xử lý thông tin từ các bộ phận
Nguồn: userscontent2.emaze.com
Nhiệm vụ đầu tiên của một Sales Coordinator là gì? Đó là thường xuyên làm việc với quản lý bộ phận để có được một cái nhìn bao quát chính xác về mục tiêu trong kỳ và về ngân sách và kỳ vọng bán hàng. Họ có trách nhiệm thu thập thông tin cập nhật về tình trạng đơn đặt hàng từ các chi nhánh khác nhau và số lượng doanh thu đã đạt được từ đó đánh giá phân tích và có những điều chỉnh thích hợp. Sales Coordinator cũng phải lưu giữ hồ sơ chính xác về số liệu bán hàng hàng tháng và hàng năm trên cơ sở dữ liệu máy tính nhằm đảm bảo doanh nghiệp đang đi đúng hướng, xây dựng những kế hoạch, chiến lược mới trong tương lai. Đồng thời nếu hiểu chính xác nhiệm vụ của một Coordinator là gì trong lĩnh vực bán hàng cũng sẽ giúp bạn trong việc sử dụng thông tin nhận được để xây dựng bản báo cáo bán hàng chi tiết để trình bày cho quản lý hoặc nhà đầu tư tiềm năng.
Tạo ra sự liên kết bên ngoài doanh nghiệp
Nguồn: fticonsulting.com
Sales Coordinator thường là gương mặt đại diện của một doanh nghiệp, thường xuyên liên lạc với các nhà phân phối, đại diện công ty và các khách hàng chủ chốt để giải quyết mọi thắc mắc và vấn đề về tiến trình kinh doanh. Một Sales Coordinator cũng phải lên kế hoạch các sự kiện quan trọng như hội chợ thương mại, hội thảo, tiệc tri ân khách hàng nhằm tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, nâng cao danh tiếng của công ty và đảm bảo nguồn đầu tư trong tương lai. Họ đồng thời cũng đóng một vai trò quan trọng như một nhà đàm phán, phải giữ mối quan hệ làm việc tốt với các nhà cung cấp hiện tại và cố gắng đảm bảo các điều khoản hợp đồng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong tương lai.
Nghiên cứu thị trường
Nguồn: cmnty.com
Sales Coordinator phải thường xuyên làm việc với bộ phận Marketing về các vấn đề duy trì mối quan hệ giữa người tiêu dùng của công ty và việc sản xuất các chiến dịch quảng cáo. Một Sales Coordinator phải liên kết chặt chẽ và thường xuyên tương tác với bộ phận Marketing để cung cấp dữ liệu bán hàng chính xác để có thể cùng nhau xác định xu hướng tăng trưởng của doanh thu và tùy chọn sản phẩm trên các khu vực khác nhau.
Theo dõi, đánh giá sản phẩm
(nguồn: fastglobalmarketing.com)
Hơn ai hết, Sales Coordinator cần phải thường xuyên xem xét và đánh giá chất lượng và thực hiện các cuộc khảo sát người tiêu dùng về sản phẩm. Từ đó đưa ra cái nhìn đúng đắn và khách quan về những ưu điểm và khuyết điểm của sản phẩm, đóng góp ý kiến cải thiện và phát triển sản phẩm. Người đưa ra quyết định cuối cùng chắc chắn là Coordinator của lĩnh vực bán hàng trong việc theo dõi và đánh giá một sản phẩm nào đó trước khi đề bạt lên cấp trên.
Kết luận
Trên đây MarketingAI đã làm rõ khái niệm Coordinator là gì và nhiệm vụ của Coordinator trong lĩnh vực bán hàng. Việc trong một tổ chức người đứng đầu nắm một vị trí hết sức quan trọng, nhất là bán hàng là “nguồn thu” chính vào doanh thu của toàn doanh nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã thu được những kiến thức bổ ích về công việc này và cái nhìn rõ ràng nhất về nghiệp của của một Coordinator . MarketingAI xin chúc bạn thành công!
Quỳnh Nga – MarketingAI
Nguồn: https://marketingai.admicro.vn/coordinator-la-gi-nhiem-vu-cua-sales-coordinator-trong-to-chuc-doanh-nghiep-la-gi/