Mỗi ngày các khách hàng bị bao quanh bởi vô số các quảng cáo, các thông điệp Marketing ở mọi nơi. Mục tiêu cuối cùng của Marketing là thúc đẩy bán hàng, tuy nhiên để làm được điều đó thì trước hết những người làm Marketing phải thuyết phục được các khách hàng. Hãy cùng MarketingAI khám phá ngay những đòn tâm lý trong thuyết phục cần áp dụng vào Marketing trong bài viết dưới đây.
Những đòn tâm lý trong thuyết phục cần áp dụng vào Marketing ngay hôm nay. (Ảnh: Search Engine Land)
Đòn tâm lý 1: Sự khan hiếm
Đòn tâm lý sự khan hiếm là để khách hàng biết rằng đây là một sản phẩm sẽ không tồn tại lâu, thúc giục họ mua ngay lập tức trước khi quá muộn. Sự khan hiếm là một đòn tâm lý thuyết phục thông minh và được sử dụng hiệu quả nhất khi thương hiệu bạn đã có tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường bởi những sản phẩm giới hạn này phải khiến người tiêu dùng cảm thấy giá trị hơn bất cứ những sản phẩm khác, giúp họ khẳng định giá trị thông qua việc sở hữu sản phẩm. Sản phẩm càng khan hiếm thì sản phẩm càng trở nên có giá trị.
Đòn tâm lý sự khan hiếm này thường thấy ở trong các thương hiệu thời trang cao cấp như những chiếc túi Hermès Birkin, Chanel hay Louis Vuitton. Chiếc túi Hermès Himalayan Crocodile Birkin thuộc hàng “đắt đỏ bậc nhất thế giới” mỗi năm chỉ có khoảng 1-2 chiếc túi được sản xuất trên toàn cầu, nên sở hữu được nó chủ nhân phải tốn kém rất nhiều thời gian và tiền bạc.
Đòn lý sự khan hiếm thường được các thương hiệu thời trang sử dụng. (Ảnh: Purseblog)
Là một Marketer thông minh, bạn có thể sử dụng đòn tâm lý sự khan hiếm về mặt thời gian, ví dụ như giờ vàng khuyến mại, flash sale,… Bên cạnh đó là tạo điều kiện để các khách hàng tham gia bằng cách gửi tin nhắn sms, email, inbox cảnh báo, “Thứ gì đó bị bỏ lại trong giỏ hàng của bạn sẽ sớm bị bán hết”, bạn có nhiều khả năng làm điều gì đó hơn là nếu nó chỉ nhắc bạn rằng bạn đã để lại thứ gì đó trong giỏ hàng.
Nhiều khách hàng bị hấp dẫn bởi những tuyên bố như vậy vì sợ bỏ lỡ một thỏa thuận tốt. Bất kể họ có thực sự cần sản phẩm hay không, cảm giác tuyệt đối về tính độc đáo, khan hiếm và khó nắm bắt thúc đẩy họ dập tắt mọi hoài nghi trong đầu họ.
Đòn tâm lý 2: Hiệu ứng đám đông
Mọi người thường có xu hướng hòa nhập vào đám đông. Tâm lý đám đông là một hiện tượng tâm lý khi con người tìm kiếm sự xác nhận, giả định và mô phỏng lại từ hành động của người khác. Khái niệm tương tự cũng có thể được áp dụng cho lĩnh vực sản phẩm. Các khách hàng có xu hướng tin tưởng những người đi trước, cụ thể là những người đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ và có những đánh giá về chúng. Các nhận xét, bình luận này tuy xuất phát từ chủ quan nhưng lại gây nên được một sức ảnh hưởng nhất định tới số đông vốn đang e dè chưa muốn thử.
Tâm lý hiệu ứng đám đông là một trong những đòn tâm lý nên được áp dụng trong Marketing (Ảnh: vapulus)
Như vậy, nếu doanh nghiệp có thể vận dụng truyền thông, hiệu ứng đám đông theo phong trào sẽ giúp lan tỏa, tạo ra hiệu ứng Marketing tốt. Bằng cách kêu gọi, khuyến khích các khách hàng bình luận, gửi feedback tốt, những cái like và share tưởng như bình thường, các thương hiệu hoàn toàn có thể tận dụng tâm lý này của đám đông để thu hút cho mình một lượng khách lớn hơn.
Đòn tâm lý 3: Hiệu ứng Endowment (hiệu ứng sở hữu)
Apple thường được nhắc tới là một thương hiệu không cần tốn kém cho chi phí quảng cáo bởi họ thực sự là bậc thầy trong việc sử dụng đòn tâm lý trong thuyết phục. Hiệu ứng Endowment thường được “nhà Táo” sử dụng trước và trong thời gian phát hành. Thương hiệu tạo ra nhiều tiếng vàng và sự tò mò mỗi khi họ chuẩn bị ra mắt những chiếc iPhone và đã tạo tiếng vang thành công. Điều này mang đến cho khách hàng bị thuyết phục bởi sản phẩm cao cấp, độc nhất có thể làm cho cả thế giới quan tâm.
Apple là thương hiệu ưa chuộng sử dụng đòn tâm lý hiệu ứng Endowment. (Ảnh: CNet)
Trong tâm trí của khách hàng, hiệu ứng Endowment điều tạo ra một ấn tượng sâu sắc rằng họ sẽ có được những thứ tuyệt vời như giá trị thương hiệu, giá trị tinh thần hay nói cách khác chính là sự khác biệt khiến họ muốn sở hữu sản phẩm. Do đó, khi khách hàng sở hữu một cái gì đó họ tin là có chất lượng cao, họ có xu hướng đánh giá cao hơn.
Đòn tâm lý 4: Lý thuyết thông tin
Lý thuyết thông tin là một lý thuyết kích thích sự tò mò về mặt thông tin khiến người khác muốn có được thông tin đầy đủ, chính xác về nó.
Đòn tâm lý về mặt thông tin khiến khách hàng tò mò. (Ảnh: blogspot)
Lý thuyết này đặc biệt áp dụng cho Thế hệ Z, thế hệ có cái tôi lớn, thích những gì mà họ khám phá ra đầu tiên. Đây là những người 18-24 tuổi lớn lên cùng với việc sử dụng các thiết bị công nghệ và họ sớm chấp nhận bất kỳ công nghệ mới nào được phát hành. Họ là thành viên và người tham gia của tất cả các nền tảng truyền thông xã hội và họ có xu hướng hút mọi loại tiếp thị nội dung, đặc biệt là có thể thể hiện khía cạnh lan truyền hoặc khía cạnh rất đáng chú ý. Họ thường là người đầu tiên biết khi tin tức bị rò rỉ, các video, bài viết và meme lan truyền.
Với tính sẵn sàng chia sẻ của nội dung, bạn chắc chắn có thể tận dụng nội dung của mình theo cách khiến khách hàng tò mò, muốn tìm hiểu thêm thông tin. Một cách tuyệt vời mà Marketer có thể áp dụng là thông qua phương tiện truyền thông xã hội bằng cách cung cấp lời kích thích, kêu gọi, gây tò mò cho người dùng đến trang web/Fanpage của bạn để đọc toàn bộ bài viết.
Nguồn : https://marketingai.admicro.vn/cach-ap-dung-thanh-cong-nhung-don-tam-ly-trong-thuyet-phuc-vao-marketing/