Đăng chéo giúp mọi người chia sẻ cùng một bài đăng trên các trang mạng xã hội khác nhau hoặc bởi cùng một tài khoản nhưng một nội dung không hẳn phù hợp với tất cả nền tảng khác nhau. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu 8 tips đăng chéo nội dung trên các trang mạng xã hội.
Lợi ích của tính năng này giúp bạn tiết kiệm thời gian, dễ dàng chia sẻ nội dung tuy nhiên đừng vì vậy mà quá phụ thuộc vào nó.
Tại sao không nên đăng cùng một nội dung trên các nền tảng khác nhau?
Đăng chéo cũng giống như đặt một văn bản thông qua Google Dịch, một cách rập khuôn và máy móc. Thay vào đó, nội dung của bạn phải phù hợp với ngôn ngữ của từng nền tảng. Nếu không, bạn sẽ khó trò chuyện với những người theo dõi mình. Độ dài của caption, định dạng hình ảnh, câu chữ cũng cần có sự linh hoạt.
Ví dụ: Instagram cho phép bạn liên kết profile của mình với các tài khoản mạng xã hội khác và tự động chia sẻ từng bài đăng (cùng với caption và hashtags). Tuy nhiên, những bài đăng này không phải lúc nào cũng xuất hiện theo cách bạn muốn. Các bài đăng trên Instagram được chia sẻ lên Twitter sẽ hiển thị liên kết mà không có hình ảnh. Chỉ nhắc đến đó thì bạn đã bỏ lỡ sức thu hút mà hình ảnh mang lại khiến bài đăng dù hấp dẫn đến đâu cũng không gây ấn tượng với người theo dõi của bạn nói gì đến cú nhấp chuột.
Followers của các mạng xã hội khác nhau thì khác nhau.
LinkedIn sở hữu người dùng nam nhiều hơn nữ, và hầu hết độ tuổi người dùng đều trên 30. Mặt khác, trang mạng xã hội tuyển dụng này lại có nhiều người dùng nữ dưới 30 tuổi hơn là nam giới. Tương tự, lượng người theo dõi bạn trên Facebook chưa chắc là giống với Twitter. Suy cho cùng, thời gian bạn tiết kiệm được không đáng giá bằng sự ủng hộ và chú ý từ độc giả.
Tại sao bạn không nên đăng lại nội dung trên cùng một trang mạng
Cũng giống như bạn không nên đăng cùng một nội dung trên nhiều nền tảng, việc đăng lại một thứ bởi cùng một tài khoản cũng nên được tránh.
Followers không phải là người duy nhất nhận thấy bạn đăng lại nội dung mà chính platform bạn sử dụng cũng nắm bắt được điều đó. Twitter tự động hạn chế nội dung bị trùng lặp để giảm thiểu các chương trình và tài khoản spam. Các nền tảng khác cũng có khả năng theo dõi và ngăn chặn spam.
Kết quả là việc lặp lại nội dung có thể khiến tài khoản của của bạn bị tạm ngưng. Hãy luôn lưu ý những nguyên tắc chống thư rác bằng cách dành thời gian để chăm chút nội dung của bạn hơn.
Bạn nên làm gì thay vì đăng chéo?
Tạo một thông điệp mới cho mỗi trang mạng xã hội khác nhau.
Bạn vẫn nên đăng thường xuyên trên tất cả các tài khoản mạng xã hội của mình và tương tác với những người theo dõi trên mỗi nền tảng. Nhưng thay vì lặp lại “nguyên si” các tin nhắn, bạn nên thay đổi cách diễn đạt để mới lạ hơn, đôi khi chỉ cần chút chỉnh sửa nhỏ.
Ví dụ như thương hiệu Eyewear Warby Parker điều chỉnh nội dung của mình để thích hợp trên từng nền tảng khác nhau. Bài viết về cửa hàng Fort Worth – Texas của họ trên Twitter ở định dạnh hình ảnh nhưng trên Instagram lại là video để tăng độ tiếp cận.
8 tips để tạo nên thông điệp hoàn hảo:
Tối ưu hóa nội dung cho mỗi trang mạng xã hội
Nội dung và định dạng bài đăng của bạn phải phù hợp với nền tảng mà bạn đang sử dụng. Hãy luôn để tâm đến caption vì nó giúp bạn giao tiếp với người xem nhiều hơn. Bạn có thể thêm video và hình ảnh có kích thước phù hợp, dùng hashtag để tăng khả năng hiển thị. Những chi tiết này có thể cải thiện bài đăng của bạn để tránh những “cái nhìn” như spam.
“Trau chuốt” caption
Độ dài ngắn cũng tuỳ thuộc vào từng nền tảng, hãy đảm bảo caption của bạn xác thực và hấp dẫn nhất. Caption là những gì bạn muốn kể và nói chuyện với người dùng, bổ sung cho nội dung trong bài đăng. Và đừng ngần ngại thử nhiều caption hoặc tiêu đề khác nhau cùng một phần nội dung và xem lựa chọn nào hoạt động hiệu quả nhất. Bởi nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng của mình và giữ cho fanpage mình luôn năng động và thú vị.
Đừng quên chỉnh sửa
Hãy luôn cẩn thận với lỗi chính tả, liên kết bị hỏng và hay những hashtag bị sai nghĩa.
Đăng vào đúng thời điểm
Đúng thời điểm cũng khá quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến hiệu quả bài đăng. Hãy dàn trải bài đăng ra xuyên suốt một ngày một cách ổn định. Khán giả của bạn sẽ mong chờ những nội dung thường xuyên từ bạn, điều này cũng góp phần tạo dựng niềm tin và lòng trung thành.
Không đăng quá nhiều
Đăng thường xuyên là quan trọng, nhưng cũng đừng lạm dụng. Mỗi nền tảng có các định mức khác nhau về tần suất đăng bài trước khi chúng thật sự bị giảm tương tác.
Trên Twitter, bạn có thể đăng nhiều lần trong ngày để tăng mức độ tương tác. Nhưng việc đăng nhiều hơn một hoặc hai lần một ngày trên Facebook hoặc LinkedIn lại không phải là một chiến lược hiệu quả.
Chia sẻ nội dung đi kèm với ngữ cảnh
Điều chỉnh bài đăng không dừng lại ở việc viết caption dài ngắn mà còn là hợp với ngữ cảnh và văn phong.
Hashtag hay hay biểu tượng meme hoạt động tốt trên trong một câu tweet, nhưng lại không có ấn tượng nhiều trên Facebook.
Lên lịch bài đăng
Bạn có thể tìm hiểu bài đăng nào hoạt động tốt nhất và tinh chỉnh theo thời gian để nó xuất hiện và thu hút nhiều lượt tương tác.
Có lời kêu gọi hành động rõ ràng
Thay vì chia sẻ thông tin một chiều, bài đăng kích thích mọi người làm gì đó sẽ có ưu điểm hơn hẳn. Những chiêu thức “Call to action” là chìa khóa cho khán giả thực hiện các bước tiếp theo, nó có thể là mua sản phẩm của bạn, ghé thăm cửa hàng hay đọc bài đăng trên blog của bạn.
Kết:
Để xây dựng các bài post cho mỗi nền tảng có thể cần cả thời gian và nhiều nỗ lực. Điều bạn nhận được là sự chú ý, lòng trung thành và niềm tin từ khán giả của mình.
My Nhon / Advertising Vietnam
*Nguồn: Blog Hootsuite