Nokia 105 là loại điện thoại siêu bền, siêu rẻ, pin 'trâu', và là sản phẩm ưa thích nhất của những phiến quân tổ chức khủng bố IS.
Ảnh cắt từ một video do IS công bố cuối năm 2015 cho thấy cách thức IS xử tử nạn nhân bằng bom kích hoạt từ điện thoại.
Vật dụng 'thiết yếu' cho phiến quân IS tại Iraq này không có camera, cũng chẳng có ứng dụng với cái giá khoảng 30 USD. IS cần chúng để kích hoạt bom.
Theo một nghiên cứu về xung đột vũ trang công bố tháng trước, chiếc điện thoại đơn giản thường được sử dụng làm kíp nổ cho những quả bom tự chế. Nhóm đã nghiên cứu 10 điện thoại thu được từ những phiến quân tại Iraq vào tháng 12/2014, và chỉ ra rằng nhóm khủng bố đã thống nhất trong việc dùng Nokia 105 trên tất cả các loại bom tự chế điều khiển từ xa.
Phiến quân sẽ gắn chiếc Nokia 105 vào bo mạch của bom, sau đó gọi vào máy này để tạo ra tia lửa và kích nổ.
Nokia 105 'nồi đồng cối đá'
Cùng phân khúc giá rẻ có hằng hà sa số các sản phẩm khác, và tất cả những gì phiến quân cần là điện thoại có chức năng rung, nhưng chúng chỉ sử dụng Nokia 105, dù thương hiệu này đã bị gã khổng lồ Microsoft nuốt trọn vào năm 2014. Không hề có điều gì cho thấy Nokia 105 thực hiện nhiệm vụ kích nổ tốt hơn những thiết bị khác.
Jonah Leff, giám đốc nhóm nghiên cứu cho rằng lý do chính có thể là nguồn cung dồi dào và tiện dụng. IS có thể đã tìm ra cách kiếm được sản phẩm này ở số lượng lớn bằng cách mua hay ăn cắp hàng loạt.
'Chúng tôi cũng đã thấy điều tương tự ở sản phẩm thẻ SIM', Jeff cho biết thêm. Hơn nữa, nếu dùng cố định một sản phẩm thì việc đào tạo các phiến quân mới sẽ dễ dàng hơn.
5 chiếc Nokia 105 thu giữ từ phiến quân IS
'Một số người dạy các phiến quân sử dụng sản phẩm này để chế tạo bom, và cứ thế nó dần trở nên thông dụng một cách có hệ thống. IS đã sản xuất và khai thác các thiết bị nổ ở quy mô bán công nghiệp, gây tổn hại lớn về quân sự và dân sự', Jeff giải thích.
Còn lại báo cáo tập trung vào nghiên cứu về chuỗi lưu thông linh kiện được sử dụng trong bom do IS chế tạo, bằng cách theo dõi hàng hóa của nhà sản xuất ra thị trường hợp pháp sau đó bị trung gian chặn lại và cuối cùng rơi vào tay IS.
Không rõ danh tính các cá nhân hay tổ chức dính dáng tới quy trình này, nhưng nhóm nghiên cứu cho biết Microsoft đã cung cấp thông tin nhật ký hành trình của 10 chiếc điện thoại thu được từ IS ở Iraq để đưa ra kết luận.
IS có thể đã mua lại điện thoại dễ dàng ở ngoài thị trường khi chúng được bán công khai, và thực tế nhà sản xuất không thể can thiệp vào việc khủng bố sử dụng sản phẩm của họ, nhất là khi các cửa hàng phân phối sẵn sàng đổ buôn để có 'khách hàng thân thiết'.
Xem thêm >> Cãi nhau rồi vật ngã ra đường, một người bị xe tải cán chết
Theo Dân Việt