[Mới] Bật mí số may mắn 12 con giáp năm 2025 để tăng tài lộc
Đánh giá TV OLED LG EG920T: Thiết kế đẹp, chất lượng hình ảnh tuyệt vời nhưng giá quá cao
LG EG920T là chiếc TV OLED 4K vừa được LG giới thiệu tại Việt Nam vào tháng 12 vừa qua. Có thể nói đúng với câu tiền nào của nấy, khả năng hiển thị của EG920T nói riêng và TV OLED nói chung thuộc một đẳng cấp khác so với TV màn hình LED truyền thống, mặc dù phải thừa nhận rằng sự chênh lệch giá giữa chúng chưa chắc đã hợp lý. Sau đây, mình xin phép chia sẽ với các bạn những cảm nhận và đánh giá của bản thân sau một thời gian được may mắn trải nghiệm sản phẩm này.
Một số thông tin cơ bản về LG OLED EG920T
EG920T là dòng TV OLED vừa được LG Việt Nam giới thiệu vào tháng 12 vừa qua với giá 80 triệu cho phiên bản 55 inch. Dĩ nhiên cũng như nhiều dòng TV khác, bạn sẽ thấy giá bán trên thị trường của nó thấp hơn khoảng 10-15% tùy theo cửa hàng. Tuy nhiên nhìn chung thì nó vẫn ở phân khúc giá cao hơn một bậc so với hầu hết các mẫu TV 55 inch còn lại, chẳng hạn như dòng TV LED UF950T 55 inch cao cấp nhất của LG có giá chính hãng chỉ khoảng 60 triệu.
Tóm tắt thông số kỹ thuật của LG EG920T
Màn hình 55 inch cong Tấm nền OLED độ phân giải 4K Tích hợp bộ giải mã truyền hình DVB T2 Hỗ trợ 3D thụ động Loa tích hợp Stereo 20W 3 HDMI 2 USB 2.0 1 USB 3.0 Kèm theo kính 3D, camera Skype Thiết kế phá cách đậm chất hiện đại
Ngay từ những thế hệ đầu tiên, TV OLED không chỉ biết đến với chất lượng hình ảnh tuyệt vời mà còn gây ấn tượng mạnh bởi ngôn ngữ thiết kế siêu mỏng cách điệu, tạo sự khác biệt với phong cách thiết kế truyền thống của TV LED/LCD. EG920T cũng không phải là ngoại lệ. Về tổng thể, có 3 điểm nhấn quan trọng nhất trong ngôn ngữ thiết kế của LG trên EG920T nói riêng và các dòng TV OLED 2015 của hãng nói chúng.
Điểm nhấn thứ nhất đó là sự cân đối trong việc bố trí các điểm dày-mỏng trên TV, đem lại sự hài hòa trong thẩm mỹ từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Bản chất của công nghệ OLED là những đi-ốt có khả năng tự phát sáng, từ đó LG có thể loại bỏ đèn nền truyền thống cùng những linh kiện liên quan để đạt được độ mỏng tối đa của tấm nền. Đối với TV LED, 5mm ở điểm mỏng nhất của Sony X9000 đã là quá ấn tượng thì 2,53 mm của EG920T chỉ là chuyện thường đối với các mẫu TV OLED.
Nhưng về cơ bản,TV không chỉ có tấm nền mà còn hàng loạt các linh kiện quan trọng khác như bộ nguồn, chip xử lý,... vì vậy có chỗ mỏng thì phải có chỗ dày ra. Đây chính lúc mà các nhà thiết kế của LG ghi điểm trong đánh giá của mình. Phần trên cực mỏng đủ để người dùng cảm thấy được ưu điểm vượt trội của công nghệ OLED và phần dưới trở nên dày hơn. Sự chuyển tiếp giữa phần mỏng và dày của EG920T được làm khá tinh tế, tạo cảm giác như một tấm nền OLED mỏng được ốp thêm những linh kiện bổ trợ vào. Các khe tản nhiệt chủ yếu được xếp thành hàng ngửa lên trên, không làm lộ các linh kiện bên trong và làm tăng thẩm mỹ cho toàn phần lưng.
Điểm nhấn thứ 2 trong thiết kế của EG920T là việc sử dụng rất nhiều (và hiệu quả) những đường cong. Nói không quá, 90% ngoại hình của chiếc TV này được cấu tạo bởi các đường cong uốn lượn với nhiều góc độ khác nhau. Điều này tạo cảm giác mềm mại, thanh thoát thay vì sự góc cạnh, mạnh mẽ mà chúng ta đã quá quen trong ngôn ngữ thiết kế TV vài năm gần đây. Mình cũng nói rõ luôn là nếu xét về góc độ thẩm mỹ thì những đường cong của LG chưa hẳn đã hơn, nhưng không thể phủ nhận sự mới mẻ và khác biệt mà nó đem lại so với hầu hết các dòng TV khác trên thị trường.
Và cuối cùng là với việc sử dụng màu trắng cho phần lưng của TV, LG đã thành công trong việc đem lại cảm giác 'đến từ tương lai' cho chiếc TV của mình. So với màu đen truyền thống, màu trắng hết hợp với phần lưng cực kỳ tối giản gần như không có bất kỳ chi tiết thừa nào toát lên vẻ sang trọng và hiện đại hơn hẳn. Tuy vậy màu trắng rất dễ dơ và nếu bạn muốn nó luôn luôn đẹp thì việc chăm vệ sinh TV là điều không thể tránh khỏi. Dù vậy có lẽ chẳng mấy ai sắm TV về để ngắm phần lưng, vì thế đây là điểm nhấn mà bạn có thể sẽ soi rất kỹ khi mới mua về nhưng rồi sau một thời gian sử dụng sẽ cho nó vào quên lãng. Về mặt thẩm mỹ thì EG920T có phần lưng cực kỳ ổn so với hầu hết các dòng TV hiện nay, ngang ngửa với các dòng SUHD của Samsung. Nếu bạn để ý, hầu hết các TV phổ thông và tầm trung hiện nay đều có phần lưng như bãi chiến trường với khe tản nhiệt và các cổng kết nối nằm tán loạn. Dĩ nhiên nó không ảnh hưởng gì đến trải nghiệm, nhưng sở hữu phần lưng dễ nhìn như EG920T luôn là điểm cộng trong mắt mình.
Mặc dù tổng thể thiết kế của EG920T là rất tốt, tuy nhiên nó cũng không phải là hoàn hảo. Điểm trừ đầu tiên là việc LG sử dụng 100% chất liệu nhựa để làm vỏ TV, và có vẻ để giảm trọng lượng nên lớp nhựa này là khá mỏng. Là một chiếc TV 55 inch nhưng trọng lượng của EG920T chỉ khoảng 17 kg và một người hoàn toàn có thể dễ dàng di chuyển nó. Đó dĩ nhiên là điều tốt, nhưng bạn cũng không thể tránh khỏi cảm giác một cơn gió mạnh lướt qua là đủ để chiếc TV OLED này ngã (nhưng thực tế cũng không đến nỗi).
Điểm mình đánh giá thấp nhất trong thiết kế của TV này là phần chân đế. Nhìn thì có vẻ như là kim loại nhưng thực tế thì nó làm bằng nhựa, đã vậy lại còn rỗng khiến mình lại càng không an tâm. Phần kết nối giữa đế ở dưới và TV ở trên được làm bằng nhựa trong, cực kỳ dễ bám bụi và dễ trầy. Có vẻ như LG đã quá chú trọng phần thẩm mỹ mà quên mất là họ cần phải sử dụng chất liệu cho cân xứng. May mắn là nhìn từ xa cũng không đến nỗi nào và thực tế sử dụng cũng chứng minh là nó đủ vững chắc. Chi tiết hình bán cầu mang logo LG mà các bạn thấy ở trên chân đế là vị trí đặt joystick điều khiển TV, khá thông minh khi nó giúp tạo sự xuyên suốt từ trên xuống dưới cho ngoại hình TV nhưng cũng sẽ gây một chút khó khăn trong việc tìm kiếm khi bạn mới dùng.
Đầy đủ các cổng kết nối, vị trí đặt hợp lý và gọn gàng
Các cổng thường sử dụng của EG920T được đặt hết ở bên cạnh phải TV, rất tiện khi bạn cần kết nối, bao gồm 3 cổng HDMI 2.0, 2 cổng USB 2.0 và 1 cổng USB 3.0. Mặc dù ít hơn tiêu chuẩn 4 cổng HDMi thường thấy ở các dòng TV cao cấp, tuy nhiên nhìn chung thì nó vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của phần lớn chúng ta. Đặc biệt là với xu hướng dùng A/V receiver làm trung tâm của hệ thống giải trí tại gia cao cấp như hiện tại, mình nghĩ việc tích hợp nhiều HDMI cũng không thật sự quá quan trọng như trước đây.
Ngoài những cổng phổ biến, LG EG920T vẫn được tích hợp một loạt cổng kết nối đặc trưng (nhưng giờ không mấy ai xài) của TV như ăn-ten, ethernet, audio in, component, optical (ngõ ra quang cho âm thanh). Cụm cổng này được đưa hướng xuống dưới, hơi khuất tầm nhìn. Nhưng như mình đã đề cập ngay từ đầu, ngày nay không mấy ai sử dụng nên cũng chẳng ảnh hưởng gì nhiều đến trải nghiệm tổng thể.
Chất lượng hình ảnh tuyệt vời, màu đen sâu, độ bão hòa cao nhưng mức sáng tối đa hơi thấp
Một thực tế không thể phủ nhận là dù TV LED vẫn đang thống trị thị trường, OLED mới chính là công nghệ hiển thị cho chất lượng hình ảnh tối ưu nhất. Và nếu so với tất cả các TV LED mà mình từng trải nghiệm qua, không có bất kỳ dòng nào vượt qua được EG920T ở khoảng thể hiện màu đen. Công nghệ OLED cho phép điểm ảnh có thể tắt hoàn toàn khi hiển thị màu đen, từ đó đem đến độ sâu gần như tuyệt đối. Đây là giới hạn mà các TV LED luôn gặp khó khăn trong việc đạt tới, bởi lẽ dù điểm ảnh có tắt thì cũng không thể chặn 100% ánh sáng từ đèn nền. Các TV LED cao cấp sử dụng giải pháp làm mờ cục bộ (local dimming) để khắc phục phần nào nhược điểm này bằng cách chia đèn nền ra nhiều vùng và tắt khi hiển thị màu đen. Nhưng điều đó cũng chỉ giới hạn ở những vùng nhất định chứ không thể kiểm soát theo từng điểm ảnh chi tiết như ở OLED. Chính màu đen tuyệt đối đó giúp cho hình ảnh của EG920T sở hữu độ tương phản cực cao, đem lại sự nổi khối tuyệt vời đối với những cảnh phim có sự chênh lệch lớn giữa vùng sáng và vùng tối. Đặc biệt là với những cảnh tối, các chi tiết được thể hiện cực kỳ rõ nét ở ngay chế độ mặc định chứ bạn không cần phải giảm độ tương phải mới thấy được như ở TV LED.
Mặc dù hoàn hảo về độ sâu của màu đen và độ tương phản, EG920T vẫn mắc phải nhược điểm mà mình đã để ý từ những thế hệ TV OLED đầu tiên của LG: độ sáng tối đa chỉ dừng ở mức trung bình. Đây là điều dễ hiểu vì mỗi điểm ảnh của OLED là đi-ốt màu nhỏ xíu nên công suất không thể nào sánh được so với cả hệ thống bóng đèn LED như trên TV LED. Trên thực tế, độ sáng max của LG EG920T chỉ ngang với mẫu TV LED 4K tầm trung đang để ở văn phòng tinh tế và chắc chắn là thua khá nhiều các dòng cao cấp. Đối với những cảnh tổng thể có độ sáng cao, EG920T thể hiện màu sắc không thật sự quá nổi bật so với các dòng TV LED cao cấp, nếu không muốn nói là hơi đầm. Tùy theo gu, bạn có thể thích hoặc không thích sự trung tính trong cách thể hiện màu của TV OLED. Khi chuyển từ các dòng TV LED cao cấp với xu hướng cường điệu hóa màu sắc kết hợp với độ sáng đèn nền cao sang OLED, đôi lúc bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác hụt hẫn. Nói tóm lại, nếu như cảnh có độ tương phản cao hoặc vùng tối nhiều thì công nghệ OLED của EG920T mới thể hiện được hiệu quả, trong khi đó độ sáng tối đa trung bình của nó không đủ để bạn cảm nhận được hết sự khác biệt đối với những cảnh sáng và nhiều màu sắc rực rỡ.
May mắn là công nghệ OLED cho phép thể hiện cảnh chuyển động khá tốt mà không cần phải dùng phương pháp chèn khung hình đen (giảm độ sáng, tăng sự rõ nét của cảnh chuyển động) như trên TV LED. Vì vậy độ sáng max ở mức trung bình vẫn đủ xài nếu như bạn thích xem các chương trình thể thao hay phim hành động. Một điểm cần lưu ý là mình nghe nói rằng TV OLED vẫn có khả năng bị hiện tương cháy hình giống như CRT trước đây, tuy không thử nhưng để chắc ăn thì bạn không thể để TV chiếu một khung hình tĩnh quá lâu. Ngoại lệ là màu đen, vì lúc này các đi-ốt đã tắt nên không bị ảnh hưởng.
LG sử dụng màn hình gương/kính cho EG920T giúp màu sắc trở nên trong và bắt mắt nhưng lại khiến màn hình bị phản chiếu tương đối nặng. Thiết kế cong của TV giúp nó hạn chế bớt phần nào sự phản chiếu khi ngồi trực diện, dù vậy bạn nên tránh đặt TV vị trí trực diện với nguồn sáng (cửa sổ, đèn) để đảm bảo trải nghiệm tốt nhất.
Cũng như các mẫu Smart TV của LG, EG920T sử dụng hệ điều hành WebOS 2.0 . Giao diện, tính năng và trải nghiệm cũng không có gì khác biệt so với các mẫu LED trước đó. Nếu muốn thì bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết [CES 2015] Những điểm mới của webOS 2.0 trên TV LG
Kết luận
Ở góc độ tổng thể, LG EG920T vẫn là một chiếc TV tuyệt vời. Công nghệ OLED cho phép nó đạt đến độ tương phản mà không có bất kỳ TV LED nào làm được, từ đó đem đến chất lượng hình ảnh vô cùng ấn tượng. Vấn đề ở chỗ do độ sáng tối đa chỉ dừng ở mức trung bình và tông màu trung tính mà LG sử dụng (một phần cũng do độ sáng không cao) khiến đó không tạo được nhiều sự khác biệt khi trình diễn các cảnh có độ sáng cao và độ tương phản thấp. Bạn chắc chắn sẽ hài lòng với chất lượng hình ảnh mà EG920T đem đến, vấn đề ở chỗ bạn có cảm thấy sự chênh lệch khoảng 20 triệu giữa nó và các dòng TV LED cao cấp khác có hợp lý hay không mà thôi. Theo mình tìm hiểu thì trong số các dòng TV OLED hiện nay của LG, chỉ mẫu EG965 là sẽ được cập nhật để hỗ trợ tính năng HDR. EG920T dù giá khá cao nhưng sẽ không được hỗ trợ, vì vậy nếu bạn quan tâm đến HDR thì cần cân nhắc trước khi đầu tư vào chiếc TV OLED này.
Ưu điểm
Thiết kế đẹp Trọng lượng nhẹ Công nghệ OLED Màn hình cong 4K Hiển thị màu đen sâu Độ tương phản vượt trội so với TV LED Tông màu trung tính Thể hiện cảnh chuyển động rõ nét Nhược điểm
Chân đế không tạo được cảm giác chắc chắn Sử dụng chất liệu nhựa làm chủ đạo trong thiết kế Màn hình bị phản chiếu khá nặng Độ sáng không cao Chỉ thể hiện được sự vượt trội về công nghệ so với TV LED ở một số điều kiện nhất định (cảnh tối, cảnh có độ tương phản cao) Giá cao (hơn khoảng 20 triệu so với TV LED 55UF950T cao cấp nhất của LG) Không hỗ trợ HDR
TIN LIÊN QUAN
Mẫu OLED C7 của LG giảm giá chỉ còn 50 triệu đồng
Trước kia, LG thường sử dụng các mẫu TV OLED FullHD của các năm trước để phổ cập OLED nhưng C7 là mẫu TV 4K và quan trọng nhất: nó là model 2017.
LG ra mắt TV OLED 8K 88 inch và sử dụng công nghệ Crystal Sound
Dòng TV 8K mới là có thể xem là sự phô diễn khả năng của OLED, thách thức các giới hạn công nghệ hiện nay. 88 inch không chỉ là kích thước TV OLED lớn nhất hiện nay, vượt qua giới hạn 77 inch, mà còn sở hữu độ phân giải 8K với lượng điểm ảnh gấp
8K OLED TV chính thức gia nhập vào thị trường chính thống thông qua loạt sản phẩm sắp ra mắt của TCL
Thương hiệu TV TCL vừa hé lộ mẫu TV 8K OLED 65-inch sử dụng tấm nền in phun - dấu hiệu báo trước tương lai về một thị trường màn hình OLED giá rẻ, sẵn sàng để sản xuất hàng loạt.
Sony chính thức công bố thế hệ TV HDR mới tại Việt Nam
Trước đó vào năm 2017, Sony đã ra mắt BRAVIA OLED A1E được người dùng và chuyên gia đón nhận rất tốt, nhờ thiết kế sáng tạo One Slate kết hợp với chất lượng hình ảnh ấn tượng từ màn hình OLED cũng như công nghệ Acoustic Surface biến chính màn hình
Màn hình OLED sắp trở nên phổ biến với smartphone
Theo các nhà sản xuất, chi phí để sản xuất màn hình OLED cỡ vừa và nhỏ giờ đây đã ngang bằng, thậm chí có thể thấp hơn chi phí sản xuất màn hình LCD.
iPhone Pro màn hình OLED 5.8 inch tiếp tục hé lộ
Mẫu iPhone Pro của Apple sẽ trang bị màn hình 5.8 inch công nghệ OLED hiện đại.
THỦ THUẬT HAY
10 tính năng của Windows 8 không có trên Windows 7
Windows 8 có nhiều cải tiến hơn so với Windows 7 như hỗ trợ màn hình cảm ứng, đám mây, kho ứng dụng Windows, bảo mật, kết nối nhiều màn hình…
Sử dụng DOSBox để chạy các chương trình, ứng dụng cũ như thế nào?
Các phiên bản mới của Windows trong thời gian gần đây đã không còn khả năng hỗ trợ nhiều chương tình, ứng dụng hoặc trò chơi DOS cũ, và đó là lý do tại sao những tiện ích như DOSBox ra đời, với khả năng chính là khởi
Chụp ảnh với hiệu ứng năm mới trên Facebook Messenger
Gần đây, Facebook đã cho ra một bản cập nhật mới với chỉ cần một cái vuốt tay nhẹ từ trên xuống bạn đã đến ngay với camera đúng là rất tiện dụng phải không? Nhưng đằng sau đó còn có nhiều điều mà bạn nên khám phá ví dụ
5 dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí tốt nhất năm 2018
Việc phát triển mạnh mẽ các dịch vụ đám mây mang đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn khi lưu trữ dữ liệu trực tuyến. Sau đây, TCN xin chia sẻ danh sách 5 dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí tốt nhất năm 2018 do trang
4 cách để Reset lại Windows về trạng thái ban đầu
Reset lại Windows là cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để đưa Windows trở lại trạng thái bình thường ban đầu. Mặc cho hiện tại Windows đang hoạt động rất chậm và nhiễm virus. Cách làm này sẽ hoàn toàn làm Windows trở nên
ĐÁNH GIÁ NHANH
Land Rover Range Rover HSE 2019 - Kẻ tạo trào lưu
Ta đã thấy Porsche có 2 mẫu SUV. Không những thế, Bentley, Rolls-Royce, Lamborghini, Maserati, Aston Martin, thậm chí cả Ferrari cũng đang và sắp có những mẫu xe gầm cao.
Đánh giá camera Xperia XA1: Cảm biến Z5, chất lượng nâng cấp
Xperia XA1 sở hữu camera sau với độ phân giải lên đến 23 MP, khẩu độ mở ống kính là F/2.0, kích thước cảm biến 1/2.3''.
Cùng đánh giá chiếc điện thoại Xiaomi Mi 5 có cấu hình mạnh mẽ
Với bản Xiaomi Mi 5 Pro (giá 499 USD) cao cấp, chúng ta sẽ được sử dụng 128 GB bộ nhớ trong, 4 GB RAM và vỏ gốm màu đen.