Trong gần 20 năm phát triển của TV đen trắng, hai nâng cấp quan trọng nhất chính là chuẩn hoá độ phân giải từ 441 lên 525 cùng tốc độ khung hình tiêu chuẩn thời bấy giờ đạt 30fps (FCC Mỹ công bố năm 1941). Năm 1948, chiếc điều khiển từ xa 'có dây' dành cho các mẫu TV Garod xuất hiện, nhưng chỉ có duy nhất 1 chức năng là phóng to hình ảnh. Thời gian này, kỹ sư người Hungary Peter Goldmark đang làm việc tại phòng nghiên cứu CBS đã phát minh ra đĩa màu cơ bản xoay vòng với 343 dòng phân giải, đánh dấu cho sự ra đời của chiếc TV màu đầu tiên vào năm 1953.
Một năm sau khi TV màu ra đời, Westinghouse và RCA đã mang đến cho người dùng những chiếc TV màu thương mại với mức giá lên đến 1.000USD tương đương khoảng gần 200 triệu bây giờ. Sư xuất hiện của những chiếc TV màu đã tạo cú hích lớn trong ngành công nghệ viễn thông và chỉ vài năm sau đó những chiếc TV màu được ưa chuộng hơn cả trên thế giới với doanh số ước đạt 8.8 triệu chiếc (năm 1972). Một chi tiết khá thú vị là phải đến 1956 những chiếc điều khiển TV từ xa 'không dây' mới được Robert Adler phát minh có tên gọi Zenith Space Command.
Dù có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng qua từng năm, nhưng vì hạn chế về mặt công nghệ nên các nội dung bị hạn chế và nếu bạn đang ở Châu Âu thì sẽ khó có thể xem được các nội dung tại Mỹ. Phải đến 1962, tín hiện truyền hình đầu tiên giữa Mỹ và Châu Âu mới được kết nối với nhau nhờ vệ tinh liên lạc Telstar 1. Nhờ đó, khi phi hành gia Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng năm 1969 đã có tới 720 triệu người xem trực tiếp qua truyền hình. 25 năm kể từ ngày con người đặt chân lên mặt trăng, nên công nghiệp TV có bước phát triển đột phá mới khi tiêu chuẩn HDTV độ phân giải 1080 bắt đầu được áp dụng đã mang đến cho người xem chất lượng hình ảnh tốt hơn và sau đó 1 năm hệ thống truyền hình vệ tinh được đưa vào sử dụng.
Bắt đầu từ những năm đầu thế kỉ 21, ngành công nghiệp TV có những bước chuyển mình mới khi hàng loạt công nghệ liên tục ra đời cũng như kích cỡ của TV cũng to dần theo thời gian. Nếu như năm 2005, chiếc TV to nhất chỉ có kích thước 32-inch thì đến thời điểm này các bạn có thể sở hữu cho mình những mẫu TV có diện tích lên đến 105-inch.
Có hai cách để bố trí đèn LED trên TV là gắn trực tiếp (back-lit) giúp điều chỉnh độ tương phản bằng cách cho một số đèn LED tắt giúp khả năng thể hiện màu đen sâu hơn hoặc bố trí xung quanh 4 cạnh màn hình (edge-lit), lợi thế là cho phép tạo ra những màn hình mỏng đến khó tin. Tất nhiên, bạn mất đi khả năng tắt bớt các đèn LED để nâng độ tương phản và chất lượng hình ảnh cũng kém hơn vì ánh sáng không được phân bố tối ưu nhất.
Nhưng khi trong thời điểm tưởng chừng như LED đang phát triển rực rỡ, công nghệ OLED đã xuất hiện tạo nên một bước ngoặc mới cho ngành công nghiệp viễn thông. Điểm mạnh của màn hình OLED là nó tự tỏa sáng mà không cần đến đèn nền như LCD, giúp tiết kiệm tới 40% điện năng, cùng với đó là độ phân giải màu cao hơn và đặc biệt có thể giúp TV đạt được độ mỏng đáng kinh ngạc (2.57mm).
Nhưng điểm yếu chết người là thành phần cấu tạo nên TV OLED là chất hữu cơ nên sẽ bị thoái hoá trong quá trình sử dụng nên tuổi thọ sản phẩm không dài, chỉ khoảng 14.000 giờ, trong khi đối với LCD, LED hay PDP là 60.000 giờ. Ngoài ra, OLED còn gặp vấn đề lưu ảnh và gần như chưa tìm được cách khắc phục triệt để ngoại việc người dùng cần thay một chiếc TV mới.
Ngay thời điểm tưởng chừng như TV cao cấp đi vào ngõ cụt khi công nghệ OLED còn gặp quá nhiều vấn đề thì Samsung đã trình làng TV QLED với nhiều ưu điểm vượt trội. QLED là chữ viết tắt của Quantum Dot LED - Chấm lượng tử, một hình thức tiên tiến hơn của màn hình LED truyền thống. Màn hình QLED cũng có đèn nền nhưng màu trắng đã được thay thế bằng màu xanh dương, và có thêm các chấm lượng tử có chức năng điều chỉnh ánh sáng phát ra từ đèn nền lên từng pixel riêng biệt.
Những lớp lượng từ này vốn là nền tảng của công nghệ LCD sẽ được tách ra: ánh sáng xanh dương được điều khiển bởi đèn nền, còn ánh sáng đỏ và xanh lá thì được điều khiển bởi các chấm tương ứng trên lớp chấm lượng tử. Kết hợp các mức độ xanh dương với đỏ - xanh dương khác nhau, nên màn hình QLED sẽ cho ra một bức hình màu RGB sáng, rực rỡ hơn màn hình LED thông thường. Nhưng chi phí sản xuất lại không hề đắt đỏ giống như TV OLED.