LONDON, ngày 25 tháng 1 năm 2023 /PRNewswire/ -- Châu Á có thể thách thức suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm 2023 nhờ tăng tốc chuyển đổi kĩ thuật số, hợp tác khu vực chặt chẽ hơn và các chính sách tiền tệ cân bằng, theo nghiên cứu mới từ nhóm chuyên gia cố vấn thuộc Asia House có trụ sở tại London.
Triển vọng thường niên của Asia House 2023 xem xét cách thức các nền kinh tế châu Á có thể chiếm ưu thế và tăng trưởng mạnh mẽ khi nhu cầu hàng hóa và dịch vụ trong nước tăng lên, vượt qua những bất lợi toàn cầu do lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt hơn và căng thẳng địa chính trị.
Điểm mấu chốt trong số các khuyến nghị của Triển vọng thường niên là những đề xuất liên quan đến ưu tiên đổi mới - để thúc đẩy định giá carbon, giảm phí môi trường đối với các giải pháp thay thế không carbon, đồng thời thúc đẩy các dự án bị thiếu vốn và có tác động lớn bằng nguồn tài chính hỗn hợp.
Báo cáo Triển vọng thường niên cho thấy: 'Châu Á có thể chứng minh khả năng phục hồi nếu dòng vốn đầu tư và tài chính hướng đến đổi mới sáng tạo xanh và kỹ thuật số để củng cố đầu tư và tăng trưởng bền vững'.
Tuy nhiên, và phản ánh tình hình toàn cầu, châu Á dễ gặp rủi ro và phải sẵn sàng với những cú sốc từ nhiều mặt, chẳng hạn như biến động giá năng lượng, xung đột địa chính trị và chi phí vay cao hơn.
Asia House đánh giá tám nền kinh tế chủ chốt ở châu Á dựa trên các chỉ số giúp giải quyết những thách thức này. Trong hai chỉ số được công bố hôm nay, nhóm chuyên gia cố vấn phân tích hiệu suất của Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam trong các lĩnh vực quan trọng về tài chính xanh và mức độ sẵn sàng số hóa - những lĩnh vực sẽ nâng cao năng suất trong tương lai và cho phép phát triển bền vững khắp châu lục.
Các Chỉ số sẵn sàng kinh tế của Asia House cho thấy rằng ưu tiên mức độ sẵn sàng kinh tế để giải quyết cả biến đổi khí hậu và số hóa, cũng như các chính sách liên kết cả hai, sẽ tạo ra mức tăng trưởng cao hơn.
- Trung Quốc sẽ chứng kiến mức tăng trưởng dương – mặc dù chậm chạp – sau khi từ bỏ các chính sách zero-Covid. Điều này cũng cho thấy sự cải thiện trong điểm số về sự sẵn sàng kinh tế cho tài chính xanh.
- Ấn Độ sẽ chứng kiến giai đoạn phục hồi kinh tế liên tục và đang trên đà trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên toàn cầu. Tuy nhiên, quốc gia này dễ gặp biến động tài chính và có chỉ số thấp nhất về mức độ sẵn sàng cho cả tài chính xanh và số hóa.
- Nhật Bản có khả năng chịu gánh nặng của nhiều cú sốc tài chính, bao gồm việc đồng Yên yếu và giá năng lượng cao hơn - cả hai đều làm giảm chỉ số sẵn sàng cho tài chính xanh. Điểm số sẵn sàng về số hóa của Nhật Bản được cải thiện trong năm 2023.
- Việt Nam có khả năng trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất vào năm 2023, một phần nhờ vào khu vực kinh tế bên ngoài sôi động và các chính sách trong nước sẽ làm xúc tác để đầu tư nội lực.
- Malaysia đang có những bước tiến đáng kể, được củng cố bởi nhu cầu nội địa và số hóa.
- Thái Lan có chỉ số sẵn sàng kinh tế về tài chính xanh tăng cao nhất theo Asia House.
- Indonesia sẽ thể hiện khả năng phục hồi kinh tế vào năm 2023. Nước này đã đạt được sự cân bằng phù hợp trong chính sách tiền tệ về khuyến khích tăng trưởng trong khi kiềm chế lạm phát.
- Philippines có khả năng phát triển, mang lại cơ hội để các nhà hoạch định chính sách cải thiện hệ sinh thái trong nước về tài chính xanh và số hóa.
Xem các Chỉ số sẵn sàng kinh tế của Asia House trong phần Tóm tắt tại đây. Các Chỉ số này là một phần của báo cáo Triển vọng thường niên, do nhóm chuyên gia tư vấn xuất bản để theo dõi các xu hướng kinh tế chính trên khắp châu Á.
Asia House bình luận
Michael Lawrence, Giám đốc Điều hành của Asia House: 'Trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu yếu kém vào năm 2023, các nền kinh tế châu Á có thể đi ngược xu hướng và tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp những thách thức của lạm phát cao, lãi suất tăng, giá nhiên liệu biến động và căng thẳng địa chính trị.
'Báo cáo Triển vọng thường niên của Asia House được xuất bản để cung cấp những hiểu biết quan trọng về các nền kinh tế của khu vực và tăng cường hiểu biết về các cơ hội và trở ngại ở châu Á trong một thế giới ngày càng khó lường và hỗn loạn'.
Phyllis Papadavid, Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn, Asia House: 'Báo cáo Triển vọng của chúng tôi cho thấy triển vọng tăng trưởng của châu Á tiếp tục phụ thuộc vào sự tăng tốc trong chuyển đổi kĩ thuật số, hợp tác khu vực chặt chẽ hơn và đạt được sự cân bằng hợp lí trong chính sách tiền tệ rộng hơn trên khắp châu lục.
'Hơn nữa, các Chỉ số sẵn sàng kinh tế của Asia House cho thấy việc ưu tiên vào mức độ sẵn sàng kinh tế về cả biến đổi khí hậu và số hóa, cũng như các chính sách liên kết cả hai, sẽ là điều cần thiết cho quỹ đạo tăng trưởng cao hơn của châu Á'.
Đề xuất chính sách
Dựa trên các Chỉ số, báo cáo Triển vọng thường niên 2023 của Asia House bao gồm một số khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách trên khắp châu Á.
- Việc mở rộng hợp tác khu vực ở châu Á là cần thiết để thúc đẩy hội nhập kinh tế hơn nữa, đặc biệt dưới hình thức mở rộng các khu kinh tế và hành lang đầu tư.
- Việc tăng cường và hợp tác quản lí dự trữ là cần thiết tại thời điểm khi dự trữ của châu Á đang giảm.
- Bằng cách áp dụng các cơ chế định giá carbon, 'phí bảo hiểm xanh' hoặc chi phí bổ sung khi lựa chọn công nghệ xanh sẽ giảm.
- Việc tận dụng đầu tư tư nhân và hấp thụ rủi ro sẽ hỗ trợ để tài chính bền vững được mở rộng quy mô.
- Những đổi mới trong tài chính hỗn hợp – sử dụng các quỹ phát triển để thúc đẩy đầu tư tư nhân – cần phải chuyển vốn vào các dự án xanh bị thiếu vốn nhưng có tác động lớn.
- Mở rộng khả năng tiếp cận và kĩ năng kĩ thuật số của châu Á, đặc biệt là ở khu vực nông thôn trong các nền kinh tế lớn hơn, là một lỗ hổng chính sách.
Đọc toàn bộ báo cáo Triển vọng thường niên của Asia House tại đây
nguồn: Asia House