BẮC KINH, 09/11/2022 /PRNewswire/ -- Thế giới đang trải qua những thay đổi chóng mặt và vật lộn giữa bộn bề thách thức vô hình suốt thế kỷ qua. Nhiều người không thể ngăn được những dòng tự vấn: Thế giới liệu có thể trở thành một nơi tốt đẹp hơn? Nhà báo kiêm người truyền đạt văn hoá Tian Wei của CGTN đã chia sẻ hiểu biết độc đáo của cô trong cuộc trò chuyện 10 phút về Trung Quốc.
Tian cho biết từ năm 800 TCN đến năm 200 TCN, các nền văn minh lớn trên thế giới đã chứng kiến sự xuất hiện của những nhà tư tưởng lỗi lạc nhất: Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Tuân Tử và Hàn Phi Tử ở Trung Quốc; Socrates, Plato và Aristotle ở Hy Lạp; nhà tiên tri Do Thái Isaiah và Zoroaster từ Ba Tư; và Đức Phật từ Ấn Độ cổ đại. Họ đã đặt nền móng triết học cho toàn nhân loại và để lại cho đời kho tàng kiến thức quý báu, dẫn lối cho khúc mắc của bao người.
Nhưng ngày hôm nay, phóng viên Tian đã đưa ra quan điểm cho rằng khó có thể tìm được giải pháp vẹn toàn khi văn hoá phương Tây đang chi phối thế giới.
Cô cho rằng có sự thiếu hụt thông tin rõ ràng về lịch sử và văn hóa với phạm vi quá hạn chế. Ví dụ như vào năm 2013, Tạp chí Time vốn nổi tiếng với danh sách bình chọn người có ảnh hưởng nhất trong năm đã công bố danh sách '100 nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử'. Không một nhân vật châu Á nào lọt vào danh sách. Điều này phản ánh sự thật rõ ràng rằng một số giá trị toàn cầu đương đại chỉ đại diện cho một phần rất hạn chế quá khứ của nhân loại. Chúng ta có thể làm gì để giải quyết những thách thức toàn nhân loại phải đối mặt khi mà nguồn cảm hứng và trí tuệ chỉ bó hẹp trong một số nơi trên thế giới?
Tian khẳng định sự thiếu hụt thông tin và thiếu đa dạng của các câu chuyện là căn nguyên dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như thiếu nhận thức và tự tôn về văn hoá quốc gia. Hãy lấy Nho giáo làm ví dụ. Trường phái tư tưởng này nhấn mạnh chuẩn mực của các mối quan hệ xã hội, sự công bằng, lòng tốt và sự chân thành. Nho giáo răn dạy người cai trị nên trị dân bằng đức thay vì vũ lực thông qua một hệ thống hoàn chỉnh được thiết lập để hạn chế quyền lực của nhà vua. Với triết lý thực tiễn tập trung vào mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, Nho giáo là hệ tư tưởng đã đi sâu vào lòng người.
Tian cho biết khám phá bản thân, tự nhận thức và lòng tự tôn nền văn hóa quốc gia không chỉ được các bậc thánh nhân này coi trọng mà đó còn là những giá trị tuyệt vời đối với tất cả mọi người bởi lẽ ai cũng cần sáng tạo và đa dạng hoá tối đa để ứng phó trước những thách thức đang bủa vây ngày nay. (hết)
https://news.cgtn.com/news/2022-11-07/Cultural-solutions-to-world-challenges-1eKxjb3oyWs/index.html
nguồn: CGTN