Tổng hợp 22 game offline hay PC, miễn phí nhiều người chơi nhất
Nền kinh tế kỹ thuật số giá trị 300 tỷ USD của Đông Nam Á tạo ra cơ hội tăng trưởng lớn cho các doanh nghiệp, song cũng có nhiều rủi ro
SINGAPORE , 02/11/2022 /PRNewswire/ -- Theo báo cáo mới của IDC được ủy quyền bởi nền tảng thanh toán toàn cầu 2C2P và hiệp hội thành viên toàn cầu dành cho các chuyên gia thanh toán và phòng chống gian lận thuộc Hội đồng Rủi ro Thương mại (MRC), nền kinh tế kỹ thuật số đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ của Đông Nam Á được dự đoán sẽ vượt mốc 300 tỷ USD vào năm 2026 và dịch vụ thanh toán kỹ thuật số tiếp tục mang lại cơ hội tăng trưởng to lớn cho nhiều doanh nghiệp.
Mặt khác, các mối đe dọa và lỗ hổng bảo mật mới nổi sẽ tạo ra rủi ro gian lận cao. Điều hướng không gian đang phát triển nhanh chóng này đặt ra yêu cầu các công ty phải tận dụng những cải tiến bảo mật và công nghệ thanh toán thích hợp để tối ưu hóa sự tăng trưởng cũng như bảo vệ bản thân và khách hàng khỏi hành vi gian lận.
IDC Infobrief, 'Phương thức người dùng Đông Nam Á mua hàng và thanh toán năm 2022: Cơ hội, kết nối và rủi ro mới', làm sáng tỏ những cơ hội và rủi ro đang nổi lên trên khắp Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Những điểm nổi bật về dịch vụ thanh toán chính:
- Mức chi tiêu cho nền kinh tế kỹ thuật số sẽ tăng 121% vào năm 2026 và dịch vụ thanh toán kỹ thuật số sẽ tăng từ 80% trong năm 2020 lên 92% tổng chi tiêu cho nền kinh tế kỹ thuật số vào năm 2026.
- Đến năm 2026, 426 triệu người dùng ở Đông Nam Á sẽ sử dụng ví điện tử, chiếm 62% tổng dân số.
- Với hình thức thanh toán Mua trước trả sau (BNPL) đang ngày càng cho thấy tầm quan trọng, mức chi tiêu cho BNPL mở rộng thêm 9,8 tỷ USD, tăng 3,5 lần so với năm 2021.
- Giao thức Thanh toán theo thời gian thực (RTP) sẽ định hình bối cảnh thanh toán Đông Nam Á trong tương lai, với giá trị giao dịch tăng 8X từ 1.428,6 tỷ USD lên 12.978,7 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2026.
- Năm 2021, cứ 4 người dùng Internet ở Đông Nam Á thì có 1 người là nạn nhân của hành vi gian lận.
Với nhu cầu cần hỗ trợ những phương thức thanh toán mới, chẳng hạn như ví điện tử, RTP và BNPL của các doanh nghiệp, điều này tiếp tục tạo ra sự phức tạp trong quản lý và hoạt động thanh toán. Cách thức thanh toán tại mỗi thị trường Đông Nam Á cũng có những đặc điểm riêng biệt, kéo theo đó là những lỗ hổng cho từng khu vực. Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong khu vực đều yêu cầu khả năng bản địa hóa và hiểu biết nâng cao để cung cấp cho khách hàng các tùy chọn thanh toán phù hợp. Ngoài ra, với sự đa dạng tại các thị trường và mức độ rủi ro khác nhau, những tác nhân xấu đã điều chỉnh hoạt động của riêng họ để phù hợp với các điểm yếu.
IDC Infobrief đưa ra năm đề xuất để lựa chọn đối tác thanh toán vào năm 2022:
- Hỗ trợ tốt hơn trong nội khối ASEAN, đặc biệt là đối với các khoản thanh toán xuyên biên giới
- Quen dần với sự phức tạp của khu vực
- Khả năng nhận biết và chống lại các mối đe dọa mới
- Cung cấp công nghệ để xác thực chính xác hơn
- Củng cố thông tin chuyên sâu toàn cầu để luôn cập nhật các mối đe dọa mới nhất và các phương thức thực hành tốt nhất
Bà Julie Fergerson, Giám đốc điều hành MRC, cho biết: 'Đông Nam Á tạo ra nhiều hứa hẹn thú vị khi nền kinh tế kỹ thuật số tiếp tục phát triển lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng này, mối đe dọa gian lận đang nổi lên đe dọa các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn khu vực. Các công ty cần nhanh chóng phát triển những biện pháp linh hoạt để chống lại mối đe dọa từ những kẻ lừa đảo. IDC Infobrief đã kịp thời nêu bật những cách thức phù hợp để các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro gian lận bằng cách xác định đối tác thanh toán tốt nhất để hỗ trợ hành trình tăng trưởng của họ'.
Ông Aung Kyaw Moe, Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành 2C2P cho biết: '2C2P rất vui mừng khi được thiết lập quan hệ hợp tác với MRC để thực hiện báo cáo có giá trị này và chúng tôi hy vọng sẽ hỗ trợ tăng trưởng an toàn hơn, đồng thời không mang lại rủi ro cho các doanh nghiệp trên khắp Đông Nam Á. Khi chúng ta tiếp tục chứng kiến nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực ngày càng mở rộng và trở nên phức tạp hơn, chắc chắn rằng các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những gian lận và lỗ hổng bảo mật mới. 2C2P quyết tâm giữ vững các khoản thanh toán liên tục và an toàn trong khu vực đa dạng này, đảm bảo thực hiện thanh toán kỹ thuật số dễ dàng trong khi vẫn duy trì tính an toàn cho khách hàng và người bán'.
Thành lập vào năm 2000, MRC tiếp tục đi đầu trong sự phát triển của ngành cũng như cuộc chiến chống gian lận Thương mại điện tử đang diễn ra.
Liên kết Logo MRC: tải hình ảnh
nguồn: 2C2P
TIN LIÊN QUAN
THỦ THUẬT HAY
Cách lấy lại mật khẩu Facebook bị mất bằng email hoặc số điện thoại
Nếu bạn quên mật khẩu Facebook nhưng vẫn duy trì được tình trạng đăng nhập trên 1 thiết bị nào đó mà không nhớ email hoặc số điện thoại thì cách giải quyết vấn đề đơn giản hơn rất nhiều.
Nhập văn bản bằng giọng nói tiếng Việt chính xác trên iPhone
Sử dụng tính năng hay và tiện lợi có sẵn trên iPhone để soạn văn bản, tin nhắn, gửi mail, tìm kiếm bằng giọng nói tiếng Việt chính xác
Elephone S8 smartphone không viền đẹp hơn cả Mi Mix
Elephone S8 sẽ là chiếc smartphone tiếp theo có màn hình cong tràn ra 2 cạnh bên cùng thiết kế không viền màn hình tuyệt đẹp.
Hướng dẫn kiểm tra máy tính có hỗ trợ Bluetooth không
Các thiết bị di động, điện thoại thông minh ngày nay hầu như đều có tính năng Bluetooth, và việc kết nối máy tính với điện thọai ngày càng trở nên phổ biến khiến tính năng này trên máy tính trở nên cần thiết và quan
ĐÁNH GIÁ NHANH
Nồi cơm điện cao tần là gì? Ưu, nhược điểm và các mẫu nồi cơm điện cao tần đáng mua nhất 2023
Nồi cơm điện cao tần hay nồi cơm điện từ, sử dụng công nghệ nấu cao tần IH (Induction Heating – công nghệ đốt nóng trong) để nấu cơm mà không cần đến mâm nhiệt. Trong quá trình nấu, nhiệt lượng tỏa lên trên nắp nồi và
So sánh POCO M4 Pro 5G vs POCO M3 Pro 5G: thay đổi nhưng liệu có khác biệt?
POCO M4 Pro đã chính thức được mở bản. Liệu phiên bản mới này có nâng cấp gì đáng kể so với phiên bản tiền nhiệm POCO M3 Pro. Cùng XTmobile khám phá ngay