Với tính năng chống nước tiêu chuẩn IP68, chống được nước ở độ sâu 1,5m trong 30 phút, lắp của chiếc điện thoại này được gắn chặt với phần thân máy khiến việc tháo chiếc điện thoại này khá khó khăn.
Bắt đầu cậy phần lưng.
Mặc dù Samsung đã gắn keo khá chắc chắn cho phần lắp lưng, tuy nhiên nếu ở nhiệt độ cao thì khả năng chống nước có thể giảm đáng kể khi lớp keo này bị chảy ra. Chúng ta hãy cùng khám phá bên trong chiếc Galaxy S7 này:
Có thể thấy lớp keo được dùng để dán phần lưng kính với máy.
Sau khi mở lưng máy chúng ta sẽ chưa thể thấy ngay bảng mạch và các linh kiện bên trong, mà thay vào đó là các lớp bảo vệ phía trên.
Điểm đáng chú ý tiếp theo chính là tản nhiệt bằng chất lỏng. Galaxy S7 có một ống dẫn chất lỏng bằng đồng với độ dày 0,4mm, thiết kế này khá giống với bộ tản nhiệt bên trong Lumia 950 hay Xperia Z5.
Dòng chất lỏng sẽ được dẫn đến bộ vi xử lý để làm mát, sau đó tiếp tục được dẫn đến các bộ phận khác để tỏa nhiệt. Cơ chế của chất lỏng làm mát này là bốc hơi khi nóng và hóa lỏng trở lại sau khi đã tỏa hết nhiệt. Nó tạo ra một vòng tuần hoàn khép kín và giúp cho bộ vi xử lý của máy luôn ở nhiệt độ lý tưởng nhất.
Sau khi tháo các tấm bảo vệ này chúng ta có thể thấy bảng mạch và các linh kiện bên dưới.
Sau khi tháo bo mạch chúng ta có thể thấy được ống đồng chứa chất lỏng tản nhiệt ở cạnh trái của máy, ngay cạnh viên pin.
Cận cảnh viên pin của Galaxy S7 và ống tản nhiệt.
Chiếc tem nhỏ này sẽ chuyển màu đỏ nếu nó bị nước thấm vào, giúp các nhà sản xuất biết được tình trạng của máy đã từng bị nước tràn vào bên trong hay chưa.
Loa ngoài của máy được bảo vệ bởi lớp đệm cao su và một tấm lưới mỏng.
Loa của Galaxy S7 bên phải, so sánh với loa của iPhone bên trái.
Đây là toàn bộ các linh kiện của máy sau khi đã 'phẫu thuật' xong.