Phát hiện mã độc tống tiền cả khi người dùng ngoại tuyến

Các chuyên gia Kaspersky Lab vừa phát hiện biến thể mới của ransomware RAA - phần mềm độc hại có thể 'khóa file tống tiền' mà không cần liên lạc online với máy chủ.

Người dùng không online cũng bị tống tiền

Giống như phiên bản trước, mã độc được phát tán thông qua email nhưng giờ đây nó đã được bảo vệ trong tập tin nén Zip. Tội phạm mạng dùng cách này để qua mặt các giải pháp chống virus.

Quy trình lây nhiễm của ransomware RAA cũng giống với phiên bản trước. Nạn nhân sẽ mở tập tin .js và quá trình lây nhiễm bắt đầu. Để đánh lạc hướng nạn nhân, Trojan cho hiển thị tập tin dạng văn bản chứa ngẫu nhiên nội dung bất kỳ để cho người dùng lầm tưởng họ đang xem quảng cáo hoặc tin tức.

Trong khi nạn nhân còn đang cố gắng hiểu chuyện gì đang xảy ra thì ở ngoài màn hình, RAA đang thực hiện mã hóa tập tin (khóa tập tin). Cuối cùng, ransomware tạo ra các thông báo trên màn hình nhằm gửi đến người dùng thông điệp 'Muốn lấy lại tập tin thì liên lạc xxx hoặc chuyển tiền vào tài khoản xxx'. Nếu đó là một tập tin bình thường thì không sao, tuy nhiên, nếu nó là kế hoạch hay văn bản quan trọng thì người dùng chắc chắn sẽ mất tiền để chuộc lại.

So với phiên bản trước, điểm khác biệt chính là RAA có thể khóa bất kỳ tập tin nào mà không cần cung cấp key (điều khiển) từ bên ngoài.

“Khuyến mãi” thêm Trojan

Chưa hết, ngoài ransomware RAA, nạn nhân còn phải nhận thêm Trojan Pony. Đó là mã độc có khả năng đánh cắp mật khẩu từ tất cả email của nạn nhân. Có được mật khẩu chúng có thể phát tán mã độc đến toàn bộ danh sách bạn bè của người dùng.

Fedor Sinitsyn, nhà phân tích phần mềm độc hại tại Kaspersky Lab, cho biết: “Sự phối hợp giữa ransomware và phần mềm đánh cắp mật khẩu mang lại cho tội phạm mạng công cụ nguy hiểm, giúp tăng cơ hội kiếm tiền cho chúng.

Phát hiện mã độc tống tiền cả khi người dùng ngoại tuyến

Trước tiên là từ khoản tiền chuộc mà bạn phải trả để lấy lại dữ liệu, sau đó là từ những nạn nhân ngay trong danh sách bạn bè của bạn. Ngoài cách mã hóa offline, phiên bản mới của RAA đã tăng độ nguy hiểm của chúng lên”.

Để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm, Kaspersky khuyến cáo người dùng nên sử dụng công nghệ bảo mật endpoint và giải pháp chống virus mạnh mẽ, chắn chắn mọi chức năng phát hiện đều được kích hoạt.

Các công ty, tổ chức cần phải có biện pháp tăng nhận thức về mạng cho nhân viên, liên tục cập nhật phần mềm trên máy tính, thường xuyên kiểm toán an ninh.

Người dùng phải chú ý đến phần mở rộng của tập tin trước khi mở chúng ra. Những tập tin cảnh báo chứa nguy hiểm bao gồm: .exe, .hta, .wsf, .js… Hãy là người dùng thông minh và cảnh giác với mọi email từ người gửi không rõ danh tính nhé!


Nguồn: Thế giới di động

TIN LIÊN QUAN

4 cách giúp bạn tự vệ trước mã độc Ransomware

Ransomware là một hướng tấn công mới khi mang lại rất nhiều tiền cho tin tặc. Trong bài viết này, sẽ giới thiệu 4 cách giúp bạn tự vệ trước Ransomware

Cảnh báo virus mã hóa dữ liệu tống tiền Ransomware

Hệ thống của Bkav chiều qua, ngày 19/8/2016, đã phát hiện hàng loạt email phát tán có đính kèm mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền Ransomware thông...

Tuyên bố miễn nhiễm mọi thể loại Ransomware, Windows 10 S vẫn ngã quỵ trước một lỗ hổng bảo mật từ thời xa xưa

Mặc dù chỉ cho phép cài đặt các ứng dụng từ kho Windows Store nhưng Windows 10 S vẫn phạm phải một lỗ hổng bảo mật cũ: virus macro từ phần mềm Word.

Tại sao phần mềm diệt virus không thể ngăn cản ransomware?

Dù bạn có sử dụng phần mềm diệt virus tốt đến đâu thì khả năng ngăn cản ransomware tấn công là rất thấp. Vậy tại sao các phần mềm này có thể diệt...

Cục An toàn thông tin hướng dẫn cách xử lý mã độc tống tiền Petya

Cục An toàn thông tin thuộc Bộ TT&TT vừa có công văn cảnh báo và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp các biện pháp giảm thiểu nguy cơ từ mã độc Petya.

5 máy tính cơ quan nhà nước tại TP.HCM nhiễm WannaCry

5 máy tính của cơ quan nhà nước tại TP.HCM bị nhiễm WannaCry. Ngoài ra, có 2 máy tính khác đã bị ransomware mã hóa dữ liệu.

Phân biệt Malware, Virus và Trojan Horse

Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt của Malware, Virus và Trojan nhằm giúp thiết bị của bạn luôn ở trong tình trạng an toàn nhất nhé.

Phần mềm độc hại mạo danh Pokémon Go

Hiện nay, những kẻ xấu đã lợi dụng tên tuổi của tựa game Pokémon Go để tạo ra những phần mềm độc hại (ransomware) trên Windows, nó không chỉ cố...

THỦ THUẬT HAY

Cách giải nén file Zip trực tiếp trên Google Drive

Tập tin nén Zip hẳn không còn xa lạ gì với người dùng các thiết bị điện tử. Trên máy tính, bạn sẽ có các công cụ giải nén như WinZip hay 7-Zip nhưng nếu tập tin nén trên Google Drive thì làm sao để giải nén mà không

Kiểm tra xem ai đang câu trộm wifi nhà bạn bằng iPhone

Việc Wifi nhà mình bị kẻ khác sử dụng mà không xin phép là vô cùng khó chịu. Vậy làm cách nào để xem ai đang xài trộm wifi nhà bạn? Mình sẽ hướng...

Cách khắc phục Samsung Galaxy S8 tự khởi động lại

Dù Galaxy S8 được cungc ấp nhiều tính năng hiện đại hơn, cải tiến hơn rất nhiều so với những dòng máy khác, tuy nhiên, thiết bị này đôi khi cũng gặp phải những trục trặc như tự khởi động lại.

5 ứng dụng Android tuyệt nhất nên trải nghiệm trong thời gian này

Chúng ta lại tiếp tục có một cuối tuần nữa trong năm 2018. Và đây là một trong những thời gian tuyệt nhất để có thể đi chơi với bạn bè, về nhà nghỉ ngơi hoặc bỏ smartphone ra tìm các ứng dụng hay... Kho ứng dụng

Pagefile.sys là gì và có nên vô hiệu hóa nó?

Pagefile.sys là gì? Page file có tác dụng gì trên máy tính? Cách thức hoạt động của page file ra sao, có nên vô hiệu hóa nó trên Windows không?

ĐÁNH GIÁ NHANH

Bose SoundLink Micro: Loa di động nhỏ gọn, âm thanh ấn tượng

Cái mà mình thích nhất chính là chất lượng âm thanh ấn tượng, đầy đặn, bass chắc khỏe và âm lượng lớn, hứa hẹn đánh được nhiều thể loại nhạc khác nhau với chất lượng khá, từ EDM, Rock, trữ tình cho tới hòa tấu ru ngủ,…