Cục An toàn thông tin hướng dẫn cách xử lý mã độc tống tiền Petya

Trong công văn 338 gửi các đơn vị chuyên trách về CNTT các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Tập đoàn kinh tế; Tổng công ty nhà nước; Tổ chức tài chính và Ngân hàng vào chiều nay, ngày 28/6/2017, Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT cảnh báo: mã độc tống tiền, mã độc mã hóa dữ liệu (Ransomware) từ khi xuất hiện đã gây thiệt hại không nhỏ cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Sau đợt tấn công hồi tháng 5/2017 của mã độc tống tiền WannaCry, ngày 27/6/2017 mã độc Ransomware lại tiếp tục gây ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới.
Cục An toàn thông tin hướng dẫn cách xử lý mã độc tống tiền Petya

Biến thế mã độc lần này có tên Petya (còn gọi là Petwrap) không chỉ khai thác và lây lan thông qua lỗ hổng MS17-010 mà còn có thể lây nhiễm vào máy tính đã vá lỗ hổng này thông qua công cụ WMIC (công cụ có sẵn trong Windows cho phép truy cập và thiết lập cấu hình trên các máy Windows); công cụ PSEXE (công cụ cho phép truy cập vào máy tính Windows từ xa mà người dùng không biết thông qua dịch vụ SMB) và lỗ hổng CVE-2017-0199 (lỗ hổng trong Microsoft Office/WordPad cho phép tin tặc chiếm quyền điều khiển hệ thống).
Các lỗ hổng trên đã có bản vá, tuy nhiên có nhiều máy tính vẫn chưa cập nhật và có thế là nạn nhân của đợt tấn công lần này.
“Petya có hoạt động rất khác so với các biến thể Ransomware khác. Petya khi lây nhiễm vào máy tính sẽ không mã hóa từng tập tin, mà thực hiện mã hóa Bảng File (Master File Table – MFT, chứa thông tin về tất cả các tập tin và thư mục trong phân vùng) và thay thế Master Boot Record của máy tính bằng tập tin độc hại để hiển thị thông tin đòi tiền chuộc. Do vậy máy tính người dùng sẽ không thể khởi động được khi bị nhiễm mã độc này”, công văn của Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT nêu rõ.
Cùng với việc thông tin về một số hòm thư điện tử dùng để phát tán mã độc Petya như: wowsmith123456@posteo.net; iva76y3pr@outlook.com; carmellar4hegp@outlook.com; amanda44i8sq@outlook.com, Cục An toàn thông tin – Bộ TT&TT cũng cho hay, khi lây nhiễm máy tính có kết nối mạng đến một số địa chỉ: 185.165.29.78; 84.200.16.242; 111.90.139.247; 95.141.115.108.
Để giảm thiểu nguy cơ từ mã độc Petya, Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT đề nghị các cơ quan, tổ chức tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin. Cụ thể, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được yêu cầu phải kiểm tra và bảo đảm các máy tính trong hệ thống mạng đã vá các bản vá bảo mật, đặc biệt là MS17-010, CVE 2017-0199; chặn toàn bộ kết nối liên quan đến dịch vụ SMB (445/137/138/139) từ ngoài Internet; vô hiệu hóa WMIC (Windows Management Instrumentation Command-line).
Đồng thời, Cục An toàn thông tin cũng đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không truy cập vào các liên kết lạ, cảnh giác cao khi mở các tập tin đính kèm trong thư điện tử; thực hiện sao lưu các dữ liệu quan trọng thường xuyên vào các thiết bị lưu trữ riêng biệt; cập nhật phần mềm diệt virus; tắt dịch vụ SMB trên tất cả cả các máy trong mạng LAN (nếu không cần thiết); và tạo tệp tin “C:Windowsperfc” để ngăn ngừa nhiễm ransomware. “Đây là tập tin mã độc kiểm tra trước thực hiện các hành vi độc hại trên máy tính”, Cục An toàn thông tin cho biết.
Trường hợp cần thiết, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể liên hệ với Cục An toàn thông tin – Bộ TT&TT (số điện thoại: 04.3943.6684, hộp thư điện tử ais@mic.gov.vn) để được phối hợp, hỗ trợ.
M.T
Theo ICTNews

TIN LIÊN QUAN

Mã độc tống tiền Petya xuất hiện, hoạt động giống WannaCry

Mã độc tống tiền Petya đang tấn công nhiều doanh nghiệp trên thế giới, chủ yếu tại Nga và Ukraine và đang có xu hướng lan rộng.

Tuyên bố miễn nhiễm mọi thể loại Ransomware, Windows 10 S vẫn ngã quỵ trước một lỗ hổng bảo mật từ thời xa xưa

Mặc dù chỉ cho phép cài đặt các ứng dụng từ kho Windows Store nhưng Windows 10 S vẫn phạm phải một lỗ hổng bảo mật cũ: virus macro từ phần mềm Word.

Email nhóm hacker bị chặn, nạn nhân của mã độc Petya trả tiền vẫn mất dữ liệu

Các nạn nhân của mã độc Petya đã trả hơn 9.000 USD nhưng dữ liệu bị mã hóa trong máy vẫn chưa thể lấy lại do nhóm hacker bị mất địa chỉ mail.

5 máy tính cơ quan nhà nước tại TP.HCM nhiễm WannaCry

5 máy tính của cơ quan nhà nước tại TP.HCM bị nhiễm WannaCry. Ngoài ra, có 2 máy tính khác đã bị ransomware mã hóa dữ liệu.

Microsoft vá 3 lỗ hổng trên Windows, tránh lặp lại WannaCry

Microsoft vừa phát hành một số cập nhật bảo mật quan trọng do “nguy cơ tấn công mạng leo thang” sau sự cố với mã độc WannaCry.

Xuất hiện mã độc mới kiểu 'cây tầm gửi', chuyên đi đào trộm tiền ảo trên máy tính

Quá trình đào trộm tiền ảo Monero của mã độc Adylkuzz sẽ làm tổn hại đến phần cứng của máy chủ, gây thiệt hại về kinh tế cho nạn nhân.

Tại sao phần mềm diệt virus không thể ngăn cản ransomware?

Dù bạn có sử dụng phần mềm diệt virus tốt đến đâu thì khả năng ngăn cản ransomware tấn công là rất thấp. Vậy tại sao các phần mềm này có thể diệt...

Cảnh báo virus mã hóa dữ liệu tống tiền Ransomware

Hệ thống của Bkav chiều qua, ngày 19/8/2016, đã phát hiện hàng loạt email phát tán có đính kèm mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền Ransomware thông...

THỦ THUẬT HAY

Cách tắt quảng cáo Facebook đơn giản và hiệu quả nhất

Bạn đã bao giờ cảm thấy như điện thoại của bạn đang lắng nghe bạn? Nếu bạn trò chuyện với một người bạn về việc mua một sản phẩm, sau đó có quảng cáo bật lên trên Facebook cho sản phẩm đó, bạn có thể cảm thấy hơi ma

Hướng dẫn khôi phục cài đặt gốc cho trình duyệt Cốc Cốc

Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng bạn cảm thấy trình duyệt web của mình chạy chậm đi rất nhiều, làm ảnh hưởng tới công việc cũng như gây ức chế mỗi khi sử dụng. Vậy phải làm sao để khắc phục được tình trạng này đây?

Hướng dẫn thoát hàng loạt Group trên Facebook một cách nhanh chóng

Trong quá trình sử dụng Facebook, chúng ta bị bạn bè mời vào khá nhiều Group rác. Các Group này nhiều khi sẽ làm phiền bạn với những thông báo không mong muốn.

Cách lặp lại thanh tiêu đề trong bảng danh sách Word

Khi thêm tiêu đề ở các cột trong bảng danh sách trên Word, sẽ giúp người xem có thể dễ dàng theo dõi nội dung hơn. Tính năng Repeat Header Rows trên Word sẽ giúp bạn thực hiện công việc đó.

Thay đổi hình nền tự động trên Windows 10 với Wallpaper Change Scheduler

Wallpaper Change Scheduler là phần mềm miễn phí, cho phép bạn đổi hình nền tự động trong Windows 10. Công cụ này có một số tính năng tuyệt vời, cho phép bạn lập lịch thay đổi hình nền trên desktop theo ngày hoặc tuần.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Galaxy TabPro S: Máy tính bảng tốt nhất của Samsung

So với thiết kế màn hình xoay 360 độ của một số thiết bị lai khác, ưu điểm của thiết kế dạng đế cắm sẽ tối ưu khi sử dụng như một máy tính bảng...

Đánh giá hiệu năng HTC U11: Quản lý RAM tốt, đa nhiệm mượt mà

Đánh giá hiệu năng HTC U11, một trong những mẫu smartphone Android có cấu hình mạnh mẽ nhất thời điểm hiện tại.

Đánh giá máy tính bảng Kingcom Piphone Pluto: thiết kể đơn giản, hiệu năng đủ dùng

Kingcom Piphone Pluto là mẫu máy tính bảng chạy vi xử lý Intel SoFIA và có khả năng hỗ trợ nghe gọi, đàm thoại như những smartphone thông thường.