Sắp tới là dịp kỉ niệm 10 năm kể từ ngày chiếc smartphone Android thương mại đầu tiên được tung ra thị trường. Trong một thập niên phát triển không ngừng, dòng điện thoại Android từng chứng kiến sự ra đời của nhiều sản phẩm lạ kì, được xây dựng dựa trên những ý tưởng đột phá nhưng lại không hợp lý khi đưa ra thực tế. Dưới đây là top 10 chiếc smartphone Android kì quặc nhất từ trước tới nay.
Motorola Backflip
Dù đã sở hữu màn hình cảm ứng tiện dụng nhưng Backflip vẫn được trang bị thêm bàn phím trượt trên mặt lưng và đây chính là lý do cho sự thất bại của sản phẩm này. Việc Motorola cố gắng bổ sung thêm một bàn phím vật lý đã khiến cho thân máy của Backflip rất dày và thô kệch, gây mất hứng thú mua sắm của khách hàng.
Sản phẩm này chạy chip xử lý 528MHz, có bộ RAM 256MB, bộ nhớ trong 512MB, màn hình 3.1 inch và camera 5MP.
Samsung Continuum
Ít ai biết rằng từ nhiều năm trước, Samsung đã có bước thử nghiệm smartphone hai màn hình với chiếc điện thoại có tên gọi la Continuum. Cụ thể là ngoài màn hình chính rộng 1.8 inch thì thiết bị này còn được bổ sung thêm một màn hình phụ ở ngay bên dưới. Tuy nhiên, khó hiểu ở chỗ là Samsung tiếp tục đem tới cho Continuum bốn phím điều hướng trong màn hình chính và khiến cho việc thao tác trên sản phẩm trở nên khó khăn.
Về mặt cấu hình, Continuum được trang bị chip Hummingbird 1GHz, có RAM 336MB, màn hình 3.4 inch độ phân giải 800x400. Tiếc rằng sự mâu thuẫn trong cách thiết kế đã khiến chiếc điện thoại này không thành công.
Casio G’zOne Commando
G’zOne Commando là một trường hợp thú vị khi Casio quyết định không tập trung vào trải nghiệm người dùng mà lại hướng tới tính năng chống nước và độ bền. Cách thiết kế của Casio làm cho sản phẩm trông thật sự thô kệch so với các đối thủ cạnh tranh vào thời điểm đó.
G’zOne Commando chạy chip xử lý 800MHz, có bộ RAM 512MB, sử dụng màn hình TFT 480p rộng 3.6 inch và có camera 5MP.
Kyocera Echo
Kyocera Echo có thiết kế gập lại để kết hợp hai màn hình thành một, tuy nhiên, công nghệ hạn chế đã khiến cho màn hình của sản phẩm bị ngăn cách bởi một đường viền khá dày khi mở ra toàn bộ, làm cho trải nghiệm hình ảnh trở nên khá lạ lùng.
Echo chạy chip xử lý Snapdragon 1.0GHz, có bộ RAM 512MB, bộ nhớ trong 1GB và camera 5MP, chạy hệ điều hành Android 2.2 Froyo.
LG Optimus Vu/Intuition
Cuối năm 2011 là thời điểm Samsung tung ra một quân bài chiến lược xuất sắc của họ với tên gọi Galaxy Note, chiếc điện thoại này là sản phẩm mở đầu của Galaxy Note series thành công rực rỡ sau này và gây ấn tượng nhờ màn hình 5.3 inch. Và để cạnh tranh với Galaxy Note, LG trình làng chiếc điện thoại Optimus Vu hay còn gọi là Intuition.
Tiếc rằng sự vội vàng của LG đã khiến hãng phải trả giá khi Optimus Vu có chất lượng khá tệ: tốc độ truy cập mạng chậm chạp, không có đèn LED thông báo, màn hình hiển thị mờ nhạt, phần mềm kém và thời lượng pin rất ngắn. Trong khi đó ở bên kia “chiến tuyến”, Galaxy Note lại thành công hơn bao giờ hết.
ASUS PadFone
PadFone là một dự án đầy tham vọng của ASUS, tổng cộng, nhà sản xuất Đài Loan đã tung ra tới 5 model PadFone khác nhau gồm: PadFone, PadFone 2, PadFone Infinity, PadFone X và PadFone S.
Dòng điện thoại này có thể được tích hợp vào trong một màn hình có tên gọi là PadFone Station với độ phân giải 800p, sử dụng pin 3.300 mAh và sở hữu camera 1.3MP ở mặt trước. Về cơ bản, ý tưởng của ASUS rất đột phá nhưng khách hàng không quen với việc mua smartphone và mua kèm cả một màn hình đi kèm nên doanh số của dòng sản phẩm này khá mờ nhạt.
Samsung W201x
W201x là series smartphone nắp gập được Samsung xây dựng và thiết kế để phục vụ cho một vài thị trường riêng biệt như Trung Quốc và Hàn Quốc. Tất cả các mẫu điện thoại thuộc W-series đều có hai màn hình ở nắp gập phía trước, đồng thời được trang bị cấu hình hết sức mạnh mẽ.
Model mới nhất của dòng sản phẩm này là W2018 có màn hình AMOLED 2.4 inch độ phân giải Full HD, chạy chip Snapdragon 835, có 6GB RAM và bộ nhớ trong 64GB, sử dụng pin 2.300 mAh cùng camera 12MP tương tự Galaxy S9. Thiết kế phối hợp hiện đại và truyền thống của dòng W series khá kén khách, đặc biệt là khi chúng có giá bán đắt đỏ.
Yota YotaPhone
YotaPhone đến từ nhà cung ứng dịch vụ di động Nga – Yota, điểm kì quặc của chiếc điện thoại này là nó có màn hình ở cả mặt trước và mặt sau, gây nên sự bất tiện trong quá trình sử dụng.
Thế hệ YotaPhone đầu tiên sở hữu màn hình IPS độ phân giải 720p, chạy chip Snapdragon S4 Pro lõi kép xung nhịp 2.7 GHz, có bộ RAM 2GB và bộ nhớ trong 32GB. Camera trước 1MP cùng camera sau 13MP phụ trách cung cấp năng lượng hoạt động cho thiết bị.
Samsung Galaxy Round
Samsung nổi tiếng với các dòng smartphone màn hình cong tràn viền, nhưng trước đây hãng từng thử nghiệm một mẫu điện thoại cong lõm vào giữa hết sức kì quặc với tên gọi là Galaxy Round. Sản phẩm chỉ được bán ra tại Hàn Quốc và không có thêm bất cứ phiên bản nào khác.
Galaxy Round được trang bị màn hình AMOLED rộng 5.7 inch, chạy chip Snapdragon 800, có 3GB RAM và camera chính 13MP, viên pin 2.800 mAh phụ trách cung cấp năng lượng hoạt động cho sản phẩm.
OPPO N1
Điểm khác biệt giữa OPPPO N1 và những smartphone khác là cụm camera này có cơ chế cho phép xoay để có thể chụp cả mặt trước và mặt sau. Tiếc rằng OPPO đã quá chú trọng vào khả năng chụp ảnh mà quên đi những tính năng thiết thực như kết nối LTE, do đó, doanh số của N1 không khả quan.
Về mặt cấu hình, OPPO N1 có chip Snapdragon 600 xung nhịp 1.7GHz, có 2GB RAM, bộ nhớ trong 32G và camera 13MP, pin 3.610 mAh.
AnhNQ
Theo: Androidpolice