Ở phần một, chúng ta đã thấy quá trình khởi nghiệp đầy khó khăn và thú vị của Elon Musk. Tuy nhiên, các bạn vẫn chưa có được lý do vì sao mà 'Iron Man' đời thực lại cảm thấy thất vọng và hối tiếc. Phần hai dưới đây sẽ trao bạn đáp án.
Ít nhất, thì những nỗ lực bước đầu của Musk đã được tưởng thưởng xứng đáng. Đầu năm 1996, Quỹ mạo hiểm Mohr Davidow đã chấp nhận đầu tư 3 triệu USD vào Zip2, với điều kiện là Musk phải trao hầu hết phần hùn trong công ty cho họ; đồng thời, trao lại quyền điều hành công ty cho một người quản trị công nghệ dày dạn kinh nghiệm tên Rich Sorkin. Phần Musk, ông sẽ bị giáng cấp xuống làm Trưởng phòng kỹ thuật. Tất nhiên, chẳng có gì khó hiểu, khi Musk cực ghét những kẻ nhà giàu ỷ có tiền, thích nhúng mũi vào chuyện kinh doanh của mình. Nhưng, vì cần tiền, vì muốn đưa Zip2 lên một tầm cao mới, ông đành phải thỏa hiệp.
Dưới triều đại của Sorkin, Zip2 thay đổi mục tiêu: tập trung phát triển ra toàn quốc thay vì chỉ ở địa phương. Mặc dù, các tiệm hoa và các đại lý giao hàng tự động giúp World Wide Web ăn nên làm ra; nhưng Zip2 không quan tâm, vẫn quyết trở thành một nền tảng dịch vụ dành cho báo chí trên khắp đất nước. The New York Times là hãng thông tấn đầu tiên ký hợp đồng với website Zip2, tiếp theo là Chicago Tribune và những công ty truyền thông tư nhân lớn giống như Knight Ridder và Hearst Corporation.
Rich Sorkin - tóc bạc,hàng đầu - người đã tước quyền CEO của Musk.
Nhiều hãng truyền thông vẫn có tiền trang trải và họ biết, họ cần phải làm gì đó để tránh tụt hậu. Ở thời điểm đó, Zip2 chính là bạch mã hoàng tử của giới báo giấy. Thế nên, chuyện họ phát triển nhanh chóng chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
Với tất cả số tiền mới kiếm được, cuối cùng, Zip2 cũng có thể thuê các kỹ sư phần mềm và thậm chí, còn 'câu' được vài 'con cá lớn' ở thung lũng Silicon. Musk đã tự mình làm hầu hết công việc lập trình lúc ban đầu và rõ ràng, ông là một thiên tài về chuyện này. Nhưng dù sao, những kiến thức của ông cũng chỉ là tự mày mò. Nhiệm vụ mới đòi hỏi họ cần phải viết lại hầu hết phần mềm và khiến nó hiệu quả hơn. Đường lối code của Musk thiếu sự chặt chẽ cần thiết, vì ông đã vô tình tạo ra 'hairball': một mớ lộn xộn code mà gần như không thể tháo gỡ nếu hệ thống gặp bất cứ sự cố nào.
Nhưng, Musk không phải luôn đồng ý với sự thay đổi và ông đã có một vài thái độ xấu để đáp trả thiện chí đó. Ví dụ, ông sẽ viết lại đoạn code trong phần lập trình của mình sau khi tất cả mọi người đều về nhà mà không nói cho họ là ông đã thay đổi. Ông còn giật micro tổng để phê phán một cách thô lỗ đội của mình. Không cần phải nói, ai cũng cảm thấy rất khó khăn khi làm việc với Musk. Ông luôn nói 'toạc móng heo' rằng ai đó chưa đúng và phải làm thế này, thế này.
Như khi một đứa trẻ, chính thái độ thù địch này đã khiến ông bị chú ý một cách không mong muốn khi còn ở cấp tiểu học, rồi bị bạn bè bắt nạt. Trong công ty đầu tiên của mình, Musk có được sự tôn trọng bất đắc dĩ về tài năng trong công việc, hơn là sự quý mến thật sự của mọi người.
Musk là một đồng nghiệp và lãnh đạo khó ưa hồi còn ở Zip2.
Thái độ xấu xí đó càng khiến quan hệ giữa ông và đồng nghiệp cực kém; thế nên, tất cả những chuyện quan trọng, mọi người đều tìm tới Sorkin thay vì ông; mặc dù Musk từng tố cáo Sorkin là một 'nhà quản lý tồi'. Chưa hết, dù tiền đến từ đối tác truyền thông giúp Zip2 sinh lời nhiều, Musk vẫn cảm thấy chiến lược của Sorkin làm tổn thương tiềm năng của công ty trong việc tiếp cận khách hàng trực tiếp. Theo Musk, công ty đang giúp cho những thế lực cũ chống lại sự 'xâm lược' của Internet chứ không phải khiến Internet trở nên thú vị và tác động mạnh mẽ đến người dùng.
Năm 1988, 3 năm sau khi Musk đến thung lũng Silicon, Sorkin đã cố gắng sáp nhập Zip2 với CitySearch, công ty chuyên về dịch vụ so sánh trải rộng nhiều vùng ở nước Mỹ. Mới đầu, Musk đã đồng ý, nhưng sau đó lại phản đối. Musk muốn tổ chức lại bộ máy, Sorkin phải ra đi và mình quay trở lại làm CEO. Trong khi Musk chưa kịp vận động sa thải được Sorkin, thì ban lãnh đạo của Zip2 đã cho ông một vố: bán Zip2 cho Compaq. Musk hoàn toàn không biết điều đó trước khi nó xảy ra, ông chỉ chăm chú vào việc làm sao để hất cẳng được Sorkin.
Musk thường nói rằng, ông chưa bao giờ mong đợi bất cứ công cuộc đầu tư nào của mình thành công, bao gồm cả Zip2. Nhưng, như nhiều nhà tỉ phú trẻ khác ở thung lũng Silicon, khi họ chấp nhận liều lĩnh thử thách sẽ nhận lại được phần thưởng to lớn. Musk từng nhận xét như thế này về Zip2: 'Thất bại cũng là một lựa chọn tốt ở dự án này. Vì nếu bạn không thất bại, tức tầm nhìn của bạn vẫn chưa đủ tốt'.
Musk và con 'siêu xe' Mclaren F1 đầu tiên trong đời.
Có thể, thất bại là không ngọt ngào. Trong một buổi lễ trao giải kỷ niệm năm 2011, Musk từng nói về quãng thời gian ở Zip2 với giọng tự trách: 'Tôi đã rất ngây thơ và ngờ nghệch hơn bây giờ rất nhiều. Tôi ước tôi có thể quay lại và tát vào mặt mình một cái!'. Musk thêm: 'Tôi đã cố gắng che dấu sai lầm của mình bằng cách làm việc vô cùng chăm chỉ'. Tỉ phú này không nói rõ là ông hối tiếc vì lỗi lầm gì, nhưng trong quyển sách của Vance, ông tiết lộ rằng, điều khiến mình lấy làm tiếc là về mối quan hệ tệ hại của ông với lãnh đạo cũng như đồng nghiệp tại Zip2, sau khi bị tước quyền CEO.
Bài học mà Musk học được sau Zip2:
Quỹ đầu tư tài chính rất quan trọng nhưng điều quan trọng hơn là gì? cảm giác giận dữ và thất vọng chỉ khiến mọi chuyện tồi tệ hơn mà thôi và khát vọng cháy bỏng có thể được hoàn thành vào lần sau. Sau khi nhận được 22 triệu USD, Musk trẻ tuổi vội sắm cho mình một ngôi nhà mới long lanh, 1 con 'siêu xe' McLaren F1 - chiếc xe chạy nhanh nhất thế giới thời điểm đó và nó nhanh chóng trở thành biểu tượng của con đường Musk đi trong tương lai. Rồi, sau một thời gian ngắn nghỉ ngơi, ông nhanh chóng đầu tư vào các dự án tiếp theo như X.com, sau này trở thành PayPal.
Xem thêm:
Theo: Sitebuilderreport