Nhà mạng với nguy cơ “khách hàng trả tiền cho người khác”

Các mạng di động Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn nhất là họ bị chia sẻ sở hữu khách hàng và nguy cơ mất đi phần chi tiêu của những khách hàng này, cả chi tiêu hiện tại và chi tiêu tiềm năng trong tương lai.

Khách hàng là tài sản lớn nhất

Thực ra thì ở ngành nào cũng vậy, khách hàng là tài sản lớn nhất vì khách hàng là điều duy nhất đảm bảo cho sự trường tồn của doanh nghiệp. Rủi ro lớn nhất là rủi ro mất khách hàng. Khi mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng được xây dựng tốt, khách hàng sẽ mua những sản phẩm tiếp theo của doanh nghiệp; hôm nay có thể là dịch vụ thoại, tin nhắn; ngày mai có thể là data và sau này có thể là dịch vụ nội dung và giải pháp như nhạc, TV, giáo dục, y tế hay tài chính…

Các doanh nghiệp luôn mong muốn tạo ra giá trị mới để tăng chi tiêu của khách hàng (pocket share). Vingroup là một ví dụ điển hình cho việc tăng cường cung cấp các giá trị mới tạo nên một chuỗi giá trị để tăng chi tiêu của khách hàng với doanh nghiệp của mình.

Vingroup có tập khách hàng thu nhập cao mà họ xây dựng được từ những sản phẩm đầu tiên về dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp. Không dừng lại ở đó, Vingroup thực hiện rất tốt việc tạo ra những giá trị tiếp theo để tăng doanh thu từ mối quan hệ với khách hàng đã xây dựng được; họ tiếp tục tạo ra các sản phẩm và dịch vụ nhà ở, y tế, giáo dục và thậm chí cả bán lẻ…

Có thể nói, nếu xét ở chiến lược xây dựng “hệ sinh thái” thì Vingroup là một điển hình đáng học hỏi ở Việt Nam. Nếu như trước đây một khách hàng tiêu một đồng cho Vingroup thì giờ họ đã tiêu gấp nhiều lần và chính lý do này mà khách hàng mới là tài sản lớn nhất của một doanh nghiệp. Vingroup đã ý thức được điều này nên họ tiếp tục cố gắng cung cấp những trải nghiệm tốt nhất trong ngành của họ.

Khách hàng là tài sản lớn nhất nhưng nhà mạng chưa thực sự xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với họ, trong khi đó túi tiền của những khách hàng do nhà mạng xây dựng lên đang bị chia sẻ rất mạnh và giảm chi tiêu cho nhà mạng. Vì thế, đó là nguy cơ lớn nhất.

Ảnh minh họa

Nhà mạng mất khách hàng theo cách nào?

Xét về mối quan hệ có tính hợp đồng, nhà mạng không mất đi khách hàng của mình, về số lượng, tổng khách hàng di động của các nhà mạng Việt Nam hiện khá ổn định. Cái mất lớn nhất là nhà mạng bị chia sẻ sở hữu khách hàng và nguy cơ mất đi phần chi tiêu của những khách hàng này, cả chi tiêu hiện tại và các chi tiêu tiềm năng trong tương lai.

Nhà mạng đang phải đối mặt với thách thức khi các công ty công nghệ mới chia sẻ sở hữu người dùng và khách hàng như: Facebook, Netflix, Spotify, Linkedin, Uber…. và rất nhiều các công ty khác bằng những mô hình sáng tạo, cung cấp trải nghiệm khách hàng tuyệt vời cho người dùng, họ đang đồng sở hữu khách hàng với nhà mạng.

Điều này tưởng chừng không liên quan nhưng chính nó tạo một sức ép vô cùng lớn lên nhà mạng bằng những đòi hỏi mới, rất khắt khe của khách hàng. Các công ty công mới đã mang đến một nhận thức mới và thay đổi hành vi của khách hàng nhanh chóng. Quan trọng là việc đó xảy ra nhanh hơn nhiều sự bắt kịp của nhà mạng.

Chính vì vậy, dù các nhà mạng vẫn ngày càng tốt hơn trong việc phục vụ khách hàng thì trên thực tế ngày càng nhiều khách hàng không hài lòng, cả về trải nghiệm dịch vụ hiện tại và các giá trị mới cung cấp thêm. Trong mối quan hệ “tay ba” này các nhà mạng đang ngày càng mất vị thế.

Một thách thức nữa đối với nhà mạng khi khách hàng có thể thay đổi nhà cung cấp nhưng họ vẫn hợp đồng với một nhà nhà mạng nào đó. Chi phí cho việc phát triển và duy trì một khách hàng với nhà mạng ngày càng tăng nhưng doanh thu từ họ với nhà mạng lại giảm.

Với sự tiến hóa của các mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ và Internet, rất nhiều thứ được trải nghiệm và mua bán trực tuyến. Những chi tiêu đang gia tăng này lại đang không thuộc về nhà mạng vì những dịch vụ mới không phải của họ làm arpu khách hàng của nhà mạng nước ta giảm liên các năm qua. Đây chính là nguy cơ “khách hàng trả tiền cho người khác”.

Các nguồn thu tương lai của nhà mạng đang bị cuỗm mất và có nguy cơ mất hẳn: Dịch vụ quảng cáo như Facebook, Google; bán sticker như Kakao Talk, LINE… lấy tiền từ thoại như Viber out, Skype, thương mại điện tử như WeChat, dịch vụ nội dung như Netflix, Spotify... và hầu hết thì nhà mạng chỉ nhận về tiền tiêu dùng data, không phải nhà cung cấp dịch vụ, nội dung hay giải pháp.

Đứng ở góc độ nhà mạng, đáng lẽ khách hàng chi tiêu qua di động hay nhờ vào di động càng nhiều thì doanh thu từ một khách hàng với nhà mạng càng nhiều vì khách hàng do họ phát triển và nuôi dưỡng. Tuy nhiên, các dòng doanh thu cho tăng trưởng tương lai lại bị các ông khác đi trước một bước để khai thác. Khi lấy trường hợp của Vingroup ở trên làm ví dụ, nguy cơ này của các nhà mạng được nhìn thấy rất rõ ràng.

 

Theo Ictnews

Từ khoá : nguy, cho

TIN LIÊN QUAN

FPT đưa giải pháp “trị” 3 khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp khi làm việc từ xa

FPT công bố chương trình FPT eCovax nhằm chia sẻ những kinh nghiệm, sáng kiến của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia đầu ngành và các giải pháp số.

Giải pháp giao tiếp đám mây mới tối ưu hóa năng lực gắn kết khách hàng

Giải pháp giao tiếp đám mây mới tối ưu hóa năng lực gắn kết khách hàng Nền tảng giao tiếp đám mây toàn cầu Infobip, đã cho ra mắt Conversations, một giải pháp trung tâm liên lạc đám mây mới cho phép các doanh nghiệp tích hợp các kênh giao tiếp phổ

Infitech- Đơn vị thiết kế app uy tín hàng đầu toàn quốc

Thiết kế app mobile ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Hàng ngàn công ty đã lựa chọn, tích cực hoạt động app mobile trên thị trường. Để lựa chọn đơn vị hợp tác phù hợp, đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp có thể tham khảo công

Thủ tướng: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định mục tiêu của chuyển đổi số là giúp cải thiện cuộc sống người dân, đất nước thịnh vượng.

Quản lý quan hệ khách hàng với Microsoft Dynamics CRM 2013

CRM (Customer Relationship Management) quản lý quan hệ khách hàng là bộ giải pháp giúp các doanh nghiệp quản lý, duy trì quan hệ với khách hàng cũ và mở rộng, phát triển quan hệ với các khách hàng mới. CRM ngày càng được nhiều doanh nghiệp tại Việt

Chỉ bằng 4 câu, Salesforce giải thích việc bán được hàng cho các ông lớn là khó như thế nào

Để bán được hàng cho các công ty lớn, bạn có thể phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm ròng, tùy vào từng khách hàng. Salesforce đã chia sẻ những chân lý trong kinh doanh mà các...

Cựu CEO Nhóm Mua trở lại với Kay.vn

(TCN) - Sau một thời gian im ắng vì lùm xùm vụ Nhóm Mua, ông Tom Trần - cựu CEO của công ty này đã bất ngờ trở lại với một dự án hoàn toàn mới có tên gọi Kay.vn.

THỦ THUẬT HAY

Mang tính năng màn hình cong trên S7 Edge lên J7 Prime

Màn hình cong trên Samsung Galaxy S7 Edge có rất nhiều tính năng độc đáo như mở nhanh 1 ứng dụng bất kì, thục hiện cuộc gọi nhanh chóng...và nhiều tác vụ khác chỉ bằng 1 cú vuốt nhẹ. Vì thế, bài viết sau đây sẽ hướng

Hướng dẫn bạn cách bật, tắt GPS trên iPhone trong một nốt nhạc

GPS được biết đến là một tính năng quan trọng trên iPhone giúp người dùng có thể xác định được vị trí, sử dụng được tối đa tính năng của các ứng dụng bản đồ. Việc bật, tắt GPS có thể đơn giản với nhiều người, tuy nhiên

5 ứng dụng diệt virus miễn phí tốt nhất trên dòng điện thoại/máy tính bảng Android

Nếu bạn đang tìm kiếm một ứng dụng diệt virus hiệu quả dành cho chiếc điện thoại Android của mình, đừng bỏ qua 5 lựa chọn trong bài viết này.

7 tính năng thú vị trên Android có thể bạn đã bỏ lỡ trong quá trình sử dụng

Những bạn hay có thói quen kiểm tra cập nhật ứng dụng thường xuyên thì việc thêm lối tắt ứng dụng của tôi ra màn hình chính là điều cần thiết, chi tiết như sau.

Vào Desktop trong Windows 10 chỉ với một thao tác ngắn

Bạn có thể nhấn nút thu nhỏ trên tất cả các cửa sổ đang mở hoặc bạn có thể thu nhỏ tối đa tất cả cùng một lúc bằng một cú nhấp chuột hoặc bàn phím kết hợp. Đây là cách để vào Desktop trong Windows 10 chỉ với một thao

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá nhanh Samsung Galaxy A3 2016

Không chỉ sở hữu ngoại hình đẹp mắt nhờ sự phối kết hợp từ kim loại và kính, Samsung Galaxy A3 2016 còn cung cấp hiệu năng hoạt động tốt với giá thành phải chăng.

Đánh giá Macbook Pro 2018: Liệu có xứng đáng để rút hầu bao?

Trước đó, Macbook Pro 2017 chỉ giống như một bản nâng cấp nhẹ của Macbook Pro 2016. Vì vậy, người dùng rất kỳ vọng bước nhảy vọt về hiệu suất trên Macbook Pro 2018.