Với việc Mark Zuckerberg tuyên bố, kế hoạch lớn trong năm 2017 của anh là vi hành hết nước Mỹ. Nhiều người đồn đoán, vị tỷ phú 32 tuổi này bắt đầu chính thức dấn thân vào sự nghiệp chính trị. Nếu nước Mỹ có thể chọn một tài phiệt ngông cuồng như ông Donald Trump làm tổng thống của họ, thì chẳng có việc gì không thể, ngay cả chuyện đưa một tài năng công nghệ trẻ tuổi như Mark lên vương vị.
Mark Zuckerberg đã khai bút đầu xuân trên FB thế này:
Mỗi năm, tôi sẽ chọn một thử thách cá nhân để học những điều mới khiến mình tiến bộ hơn, ngoài công việc.Trong vài năm gần đây, tôi đã chạy 587 km, xây dựng sơ bộ Al cho ngôi nhà của mình, đọc 25 cuốn sách và học tiếng Trunng Quốc.
Thử thách cá nhân năm 2017 của tôi là đi thăm và gặp gỡ tất cả mọi người trên nước Mỹ cho đến cuối năm. Tôi đã từng trải qua những khoản thời gian đầy ý nghĩa ở vài bang, vì vậy, tôi cần phải đến khoảng 30 bang nữa vào năm nay để hoàn thành thử thách.
Sau một năm với nhiều xáo động, tôi hy vọng, với thách thức này, tôi có thể ra ngoài kia, nói chuyện với mọi người nhiều hơn để hiểu họ sẽ sống, làm việc và suy nghĩ như thế nào về tương lai. Priscilla và tôi đã cùng tham gia những chuyến đi dài kể từ khi bắt đầu hẹn hò. Thời gian gần đây, tôi cũng đã đi du lịch khắp thế giới và viếng thăm nhiều thành phố. Bây giờ, tôi rất hào hứng khám phá nhiều hơn về đất nước này và gặp nhiều người hơn nữa.....
Trong một thập niên qua, công nghệ và toàn cầu hóa đã khiến chúng ta phải sản xuất và kết nối nhiều hơn nữa. Chính điều này đã tạo ra nhiều lợi nhuận, nhưng theo nhiều người, thì chính nó cũng khiến cuộc sống chịu nhiều áp lực hơn. Và điều đó khiến tôi cảm thấy có cảm hứng hơn bao giờ hết trong cuộc đời. Chúng ta phải tìm ra cách thay đổi cuộc chơi và tạo ra việc làm cho tất cả mọi người'.
Ngay lập tức, Zuckerberg đối mặt với nhiều hoài nghi. 'Bạn đến từ Harvard; và sau đó bạn đến sống ở thung lũng Silicon, trong thời gian dài từ một người Mỹ bình thường. Hãy nói chuyện với những gia đình công nhận bình thường, có thu nhập dưới 100 ngàn USD/năm và bạn sẽ nghe được sự thật thật sự mọi chuyện đang diễn ra như thế nào...Bạn không nên hỏi những điều đó từ những chuyên gia IT hoặc người làm trong ngành công nghệ hay cả những sinh viên đại học', người dùng Kinney Clausnitzer bình luận. Zuckerbrg đã trả lời thế này: 'Vâng, đó sẽ là kế hoạch'.
Một ngày sau (hôm thứ tư), tỉ phú 32 tuổi này lại đăng một status khác để giải thích cụ thể mục tiêu năm 2017 đó. Đồng thời khuyến khích mọi người ở Mỹ và trên khắp thế giới hãy cùng tham gia với anh:
Khi tôi chu du khắp nước Mỹ, mục tiêu của thử thách này là đến những nơi cần đến. Chúng ta có thể thu lại được nhiều lợi ích từ việc lắng nghe và học hỏi về cách mà mọi người sẽ sống, làm việc và nghĩ về tương lai. Vì vậy, thử thách này là dành cho mọi người, những ai muốn tham gia hãy làm thế này: bạn có thể đi đến 12 vùng đất mới mà bạn chưa từng đến, gặp những người mới và học hỏi từ cuộc sống của họ?'.
Có thể nói, hành động này của Zuckerberg trông rất giống một chính trị gia đang trong thời gian tranh cử. Thế nên, nhiều người tin rằng, nhà sáng lập Facebook đang dấn thân vào giới chính trị và có thể trở thành một ứng cử viên tổng thống Mỹ vào một ngày nào đó, trong tương lai gần. Không những thế, tháng trước, thông tin trên Bloomberg cho rằng, chính phủ Mỹ cho phép Mỹ công dân ưu tú này được tham gia chính quyền song vẫn tiếp tục kiểm soát Facebook.
Tuy nhiên, rất nhiều nhân vật cốt cán liên quan đến chính phủ lẫn Facebook, chẳng ai thích ý tưởng này. Erskine Bowles, một thành viên trong Ban lãnh đạo và là cựu nhân viên của Bill Clinton cho rằng, việc Zuckerberg kiêm nhiệm cả hai là 'không chuyên nghiệp'. Trong khi Marc Andreessen, một trong những nhà đầu tư nổi bật nhất của công ty phản đối quyết liệt 'làm sao có thể xác định rõ ràng ranh giới giữa nghĩa vụ quốc gia và nhiệm vụ của một nhà lãng đạo doanh nghiệp, sẽ rất khó để có thể thực hiện được cam kết với cả hai'.
Thật ra, không chỉ bây giờ, người ta mới nói về việc tỉ phú công nghệ này muốn nhúng tay vào chính trị. Nếu để ý kỹ, có thể thấy, Zuckerberg đã bỏ khá nhiều công sức cùng thời gian để dỡ bỏ chướng ngại trên con đường bước vào thế giới đầy quyền lực. Ở Giáng sinh vừa qua, anh từng khẳng định, anh tin rằng tôn giáo là 'rất quan trọng' và có thể chẳng bao lâu nữa, mình sẽ không còn là một người vô thần. Sở dĩ, Zuckerberg thay đổi thái độ, là bởi, trong đợt trưng cầu dân ý vào năm 2012, có tới 54% người Mỹ nói họ sẽ không bầu cho một kẻ vô thần.
Vợ chồng Zuckerberg đang chuẩn bị đi gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chưa hết, trong vài năm gần đây, Zuckerberg đã gặp gỡ với rất nhiều chính trị gia hàng đầu trên khắp thế giới; như David Cameron, cựu Thủ tướng Anh vào năm 2010, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2015. Vào tháng 8 năm nay, anh đã diện kiến Giáo hàng tại Vatican, nơi họ thảo luận 'làm sao để áp dụng công nghệ giảm đói nghèo, khuyến khích phát triển văn hóa và tạo thông điệp cho niềm hy vọng, đặc biệt có thể đến những nơi cần chúng nhất'.
Nếu theo nghiệp chính trị, Mark sẽ là một người cấp tiến vì anh từng từ chối tranh luận với những người có 'tư tưởng chính trị bảo thủ', anh không thích cả đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa bởi 'Tôi là một chuyên gia kinh tế'.
Zuckerberg cũng đã từng vài lần được diện kiến Tổng thống Mỹ Barack Obama. Và, có vẻ anh rất thích vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, vì kể từ lần đầu cả hai gặp nhau năm 2013, anh ủng hộ đảng Dân chủ 11 lần, đảng Cộng hòa 7 lần. Trong đợt tranh cử Tổng thống Mỹ gần nhất, Zuckerberg đã gặp khá nhiều rắc rối do Facebook bị cáo buộc là dùng ảnh hưởng to lớn của mình để tác động vào kết quả tranh cử.
Ở kỳ tranh cử sắp tới năm 2020, nếu Zuckerberg quyết định ra tranh cử tổng thống Mỹ, cả Donald Trump lẫn các nhân vật chính trị tên tuổi khác sẽ gặp một đối thủ cực kỳ đáng gờm. Hiện tại, Facebook của tỉ phú trẻ này đã có 83 triệu người dùng, nghĩa là anh đang nắm công ncu5 tuyên truyền mạnh mẽ nhất trong tay.
Xem thêm:
Theo: Telegraph