15 năm phát triển CNTT của FPT tiến tới thị trường Nhật
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT tập đoàn FPT, chia quá trình chinh phục thị trường CNTT Nhật thành ba giai đoạn. Năm 2000, FPT bắt đầu có hợp đồng đầu tiên tại Nhật và những năm tiếp sau đó là giai đoạn các doanh nghiệp hai nước tìm hiểu, cùng thực hiện những dự án thí điểm và học cách làm việc với nhau. Từ 2007 đến 2012 là giai đoạn mở rộng thị trường. Còn từ 2012 đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong những nước thay thế chương trình Trung Quốc+1 của Nhật, đồng thời đây cũng là giai đoạn đổi mới khi Việt Nam - Nhật Bản cùng hợp tác trong các dự án S.M.A.C, IoT...
'Năm 2000, tôi cùng đồng nghiệp đi tìm kiếm thị trường phần mềm trên khắp thế giới. Mỗi tháng một lần, mỗi lần 10 ngày, mỗi ngày chúng tôi có 6-8 cuộc gặp với mục tiêu là tìm khách hàng cho mảng xuất khẩu phần mềm', ông Bình chia sẻ. Khi đó, công ty FPT Software mới dự định tiến vào thị trường Mỹ nhưng đã vấp ngay phải cuộc khủng hoảng dotcom tại thung lũng Silicon khiến ban lãnh đạo phải chuyển hướng.
Trong quãng thời gian này, ông Trương Gia Bình đã gặp ông Narayana Murthy, Chủ tịch Tập đoàn Infosys và đi thăm trung tâm phát triển phần mềm lớn nhất thế giới của Infosys tại Ấn Độ. 'Điều này dẫn tôi đến với ý tưởng Thác số - Cầu vượt, xác nhận cơ hội và tiềm năng của Việt Nam để mở rộng bờ cõi trí tuệ và Việt Nam có cơ hội trở thành một cường quốc công nghệ phần mềm', ông Bình cho biết.
Ngài Nishida, nguyên Giám đốc điều hành Tập đoàn Sumitomo, là người đầu tiên chia sẻ và đồng cảm với ông Bình về ý tưởng Thác số - Cầu vượt và đây được coi là 'cuộc gặp may mắn của số phận'. Ngài Nishida đã khuyên FPT nên sang Nhật đồng thời tận tình giúp đỡ, thu xếp các cuộc gặp gỡ với rất nhiều đối tác Nhật.
'Suốt 4 ngày trong tháng 12/2000, Giám đốc Trương Gia Bình khi đó phải 'nhai đi nhai lại' một bài thuyết trình bằng tiếng Anh ở 20 điểm khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết lãnh đạo cao cấp phía Nhật Bản đều không sử dụng tiếng Anh và người phiên dịch đã không truyền tải hết được tư tưởng của ông. Cuối cùng, cũng có một khách hàng là NTT-IT cảm nhận được nhiệt huyết của chúng tôi và gửi e-mail hỏi FPT có muốn làm thử hay không', ông Nguyễn Thành Nam, Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế FPT kể. 'Người Nhật sẽ chọn bạn nếu thấy bạn thực sự quyết tâm'.
Thị trường Nhật bắt đầu rộng mở với FPT. Vượt qua những khó khăn về ngôn ngữ và văn hoá, từ năm 2004, văn phòng FSoft tại Nhật bản được hình thành và chính thức khai trương ngày 13/11/2005. Từ 1/1/2007, FPT Software Japan (FSJ) trở thành một công ty Nhật Bản độc lập, với khả năng đàm phán, thuyết phục và chịu trách nhiệm về việc thực hiện dự án như bất cứ một công ty Nhật Bản nào khác. Từ đây, FSJ đã đứng được trên đôi chân của mình.
Từ năm 2012, Nhật Bản có xu hướng dịch chuyển các đơn hàng gia công xuất khẩu phần mềm từ Trung Quốc sang các nước ASEAN theo công thức ASEAN + Trung Quốc thay cho công thức Trung Quốc+1 (China plus One). Trên 'đấu trường' Nhật Bản, Trung Quốc là đối thủ đáng gờm nhờ khả năng học tiếng Nhật nhanh, lượng lập trình viên đông đảo và kinh nghiệm làm việc với Nhật cũng đi trước Việt Nam khoảng 12 năm. Tuy nhiên, chi phí sản xuất phần mềm ở các thành phố lớn của Trung Quốc tăng lên cùng với mối quan hệ chính trị Trung - Nhật trở nên căng thẳng khiến các công ty Nhật bắt đầu coi Việt Nam như một đối tác chiến lược lâu dài nhằm cân bằng lại sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Bên cạnh đó, ông Trương Gia Bình gọi giai đoạn từ năm 2012 đến nay là giai đoạn của sự đổi mới. Hợp tác CNTT giữa các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và FPT nói riêng với Nhật Bản đã gặt hái nhiều thành công. Việt Nam đang là đối tác hợp tác gia công phần mềm lớn thứ hai của Nhật và việc bắt tay phát triển các dự án S.M.AC, IoT trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, y tế đang là mối quan tâm lớn của doanh nghiệp hai nước.
Tại sự kiện Ngày CNTT Nhật Bản 2015 (Japan ICT Day) diễn ra tháng 10/2015, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh rằng việc hợp tác với đối tác Nhật là yếu tố quan trọng cho sự phát triển ngành CNTT Việt Nam. Bộ TT&TT Việt Nam và Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện trong lĩnh vực CNTT-TT. Bộ cũng đang đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp điện tử, thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phát biểu trong lễ khai trương FPT Software Japan ngày 13/11/2005, ông Ogawa Takeo, khi đó là TGĐ Hitachi Software nói: 'Nếu các quý vị ở đây chưa đi Việt Nam, tôi khuyên các quý vị nên đi. Không phải để tìm kiếm đối tác phát triển. Mà ở đó các vị sẽ tìm thấy tâm hồn đã bị lãng quên của các quí vị'. Ngày 13/11/2015, Tập đoàn FPT sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập FPT Software Japan tại Tokyo (Nhật), đánh dấu bước ngoặt lớn trong hành trình chinh phục thị trường CNTT Nhật của FPT và các doanh nghiệp Việt. Nhật hiện là một trong ba thị trường trọng điểm của các doanh nghiệp CNTT Việt Nam bên cạnh Bắc Mỹ và châu Âu. |
Châu An
TIN LIÊN QUAN
Việt Nam lọt Top 10 về số người dùng Internet
Đây là một trong những số liệu về CNTT-TT được công bố trong Sách Trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2014 do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành. Việt Nam nằm trong top 10 nước châu Á có tốc độ tăng trưởng người dùng Internet
Ngày hội hướng nghiệp và tuyển dụng của FPT Software
Ngày 3/11/2012 (từ 8h30), tại tòa nhà FPT Cầu Giấy (Hà Nội), Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software) sẽ tổ chức Ngày hội hướng nghiệp và tuyển dụng (Open Door Day 2012).
Vinh danh 30 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam
Sự kiện chọn lựa 30 doanh nghiệp CNTT nổi bật trong 2 lĩnh vực là Phần mềm đóng gói và gia công, thuê ngoài (BPO/outscourcing/offstore) để giới thiệu tới các khách hàng, đối tác tiềm năng tại gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Viettel công bố chiến lược đến 2030: lọt top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới
Ngày 3/8/2018, tại lễ bàn giao chức danh Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Viettel đã công bố bước vào giai đoạn phát triển thứ tư, tầm nhìn đến 2030. Dưới sự chứng kiến của Thượng tướng Trần Đơn, Ủy
Khởi động giải 'Sản phẩm di động của năm'
Giải sẽ được trao cho 11 thiết bị, dịch vụ, ứng dụng hoặc giải pháp di động, dự kiến do 80 nhà báo viết về lĩnh vực CNTT-TT tại Việt Nam bình chọn.
Ứng dụng CNTT phục vụ người dân chỉ đạt ở mức trung bình
Chỉ có 1/20 Bộ và 4/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt mức Khá về ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, còn lại đều dừng ở mức Trung bình.
Thứ trưởng Phan Tâm: “Ngành CNTT, viễn thông phải nỗ lực hơn nữa”
Ngày 11/3 tại TP.HCM đã diễn ra buổi “Gặp gỡ đầu năm ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông” do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM tổ chức.
Báo cáo kết quả 10 năm triển khai chương trình Giải thưởng và Danh hiệu Sao Khuê
Giải thưởng Sao Khuê được VINASA ban hành năm 2003, nhằm tôn vinh công lao, đóng góp xuất sắc của các cá nhân, tập thể cho sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm và CNTT Việt Nam. Giải thưởng ra đời trong bối cảnh ngành công nghiệp phần mềm
THỦ THUẬT HAY
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Camtasia Studio quay Video màn hình
Camtasia Studio là một công cụ quay video màn hình, tích hợp sẵn bộ chỉnh sửa video sau khi quay. Sử dụng công cụ này bạn có thể dễ dàng chèn hiệu ứng con trỏ, áp dụng đổ bóng, trang trí màu sắc cho các đối tượng, thêm
Hướng dẫn ẩn hoạt động like Fanpage Facebook
Khi người dùng nhấn thích hoặc theo dõi bất cứ một Fanpage nào trên Facebook thì mặc định hoạt động đó sẽ xuất hiện trên News Feed của bạn bè. Vậy làm sao để có thể ẩn những hoạt động like Fanpage trên Facebook?
Quảng cáo quay vòng trên Facebook là gì?Kích thước ảnh, video thế nào mới phù hợp?
Quảng cáo quay vòng hay quảng cáo định dạng quay vòng (Carousel) của Facebook là một kiểu quảng cáo khá ấn tượng. Nó cho phép hiển thị 10 hình ảnh và/hoặc video, tiêu đề link, liên kết, hay các nút kêu gọi hành động
6 lời khuyên giúp dữ liệu an toàn khi ra đường
Trong cuộc sống ngày nay, điện thoại thông minh và máy tính bảng đang trở thành 'vật bất ly thân', bởi vì chúng mang lại cho người dùng nhiều lợi ích và chứa đựng nhiều thông tin cá nhân quan trọng. Nếu thường xuyên
Cách tuỳ biến màn hình ngoài trên Galaxy Z Flip3 cực thú vị
Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn tuỳ biến màn hình ngoài trên Galaxy Z Flip3, để bạn có thể thay đổi bất kì hình nào bạn muốn hoặc thêm widget để xem được nhiều thông tin hơn.
ĐÁNH GIÁ NHANH
Đánh giá Xiaomi Mi 8 Lite: Thiết kế đẹp, cấu hình đủ dùng, chụp đẹp hơn với chế độ AI
Xiaomi Mi 8 Lite có thiết kế bắt rất kịp xu hướng màu chuyển sắc, còn lại, tương tự như 'khu rừng' android ngoài kia, ngoại hình không có điểm đột phá nào, nhất là với tầm giá này thì chẳng thể đòi hỏi gì hơn. Chúng ta
Đánh giá camera Moto Z2 Play: điện thoại có giống bạn "ảo" và "deep" hơn không?
Camera sau của máy so với thế hệ trước dù bị giảm từ 16MP xuống chỉ còn 12MP nhưng lại được thêm khả năng lấy nét tự động theo điểm ảnh và lấy nét tự động bằng laser cùng vơi việc tăng khẩu độ từ f/2.0 lên f/1.7 giúp
Trên tay bo mạch chủ GIGABYTE H370 AORUS GAMING 3 và 4 điều bạn cần biết về thế hệ chipset H370
GIGABYTE H370 AORUS GAMING 3 là một trong số loạt bo mạch chủ sử dụng thế hệ chipset H370 mới nhất mà Intel vừa ra mắt, hướng đến đối tương là người dùng phổ thông không có nhu cầu ép xung. Thông qua sản phẩm này, mình