Báo cáo kết quả 10 năm triển khai chương trình Giải thưởng và Danh hiệu Sao Khuê

Trong bối cảnh đó, Giải thưởng Sao Khuê đã ra đời với sứ mệnh góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp phần mềm nói riêng và công nghệ thông tin Việt Nam nói chung. Tên gọi 'Sao Khuê' được lựa chọn bởi trong quan niệm người Việt Nam thì Sao Khuê là biểu tượng của tâm sáng, trí cao và giải thưởng Sao Khuê được tổ chức để tinh hoa trí tuệ Việt Nam được tôn vinh và phát huy cho ngành phần mềm, góp phần xây dựng đất nước. Giải thưởng Sao Khuê được tổ chức định kỳ hàng năm dưới sự bảo trợ của Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT và Bộ Bưu chính - Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) cùng với sự phối hợp của các cơ quan: Đài truyền thình Việt Nam, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, tạp chí Nhịp Sống Số, tạp chí Thế Giới Vi tính, báo Diễn đàn Doanh nghiệp, báo điện tử VnExpress. Ngay từ lần tổ chức đầu tiên cũng như trong suốt 10 năm qua, Giải thưởng Sao Khuê đã luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng sự hưởng ứng mạnh mẽ của các doanh nghiệp CNTT và sự ủng hộ của xã hội.


Chặng đường 10 năm triển khai chương trình giải thưởng và danh hiệu Sao Khuê có thể chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn trao giải thưởng Sao Khuê từ năm 2003–2010: Trong năm đầu tiên 2003 giải thưởng Sao Khuê chỉ xét trao tặng cho các tập thể, cá nhân có thành tích đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của ngành. Sang năm 2005, nhằm tăng cường hỗ trợ, định hướng cho ngành phần mềm đưa ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, thiết thực phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, giải thưởng được mở rộng xét trao cho cả các sản phẩm và dịch vụ tiêu biểu của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Đến năm 2008, khi ngành CNPM cán mốc lịch sử đạt doanh thu 500 triệu USD và bắt đầu có những bước phát triển vững chắc hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế sau khi Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, thì giải thưởng Sao Khuê lại tiếp tục được mở rộng thêm đối tượng, tôn vinh các doanh nghiệp nước ngoài là các đối tác lớn, có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của ngành với danh hiệu 'Đối tác Vàng' nhằm tăng cường định hướng xuất khẩu và thúc đẩy hợp tác quốc tế của ngành. Trong giai đoạn từ 2003 - 2010 giải thưởng Sao Khuê đã được trao cho 7 cá nhân và 7 cơ quan nhà nước có thành tích xuất sắc trong hoạch định và thi hành chính sách phát triển CNTT, 18 đơn vị tiêu biểu về ứng dụng CNTT, 13 lượt đơn vị báo chí tiêu biểu về truyền thông phát triển CNTT và 162 sản phẩm phần mềm tiêu biểu.


Giai đoạn trao danh hiệu Sao Khuê từ năm 2011 đến nay: Năm 2011 đánh dấu sự chuyển đổi quan trọng, giải thưởng Sao Khuê được chuyển thành danh hiệu Sao Khuê, chỉ còn xét trao duy nhất cho các sản phẩm và dịch vụ tiêu biểu của ngành, thôi không trao cho các cá nhân và DN. Đây là bước chuyển đổi cơ bản, vì chương trình danh hiệu Sao Khuê từ nay chỉ tập trung vào công tác định hướng, xây dựng vị thế và khẳng định đẳng cấp của các sản phẩm tiêu biểu, trọng điểm của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam. Trong 3 năm qua, danh hiệu Sao Khuê đã được công nhận và trao cho 187 sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu của ngành, trong đó có 66 danh hiệu của năm 2013. Từ năm 2013, Chương trình bình chọn Sao Khuê tiếp tục có sự đổi mới về chất, chuyển từ bình chọn và trao tặng danh hiệu sang đánh giá và công nhận danh hiệu; cách thức tổ chức được nâng lên từ một hoạt động có tính chất thi đua, tôn vinh sang hoạt động đánh giá, xếp hạng mang tính chuyên môn sâu, đỏi hỏi tính khoa học và chặt chẽ cao hơn. Danh hiệu Sao Khuê trở thành một 'tín chỉ' chuyên ngành khẳng định đẳng cấp chất lượng, tính ưu việt, tính hiệu quả cao nhất dành cho các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu của ngành phần mềm, dịch vụ CNTT Việt Nam.



Bộ máy tổ chức triển khai các năm:

Ban tổ chức chương trình Sao Khuê các năm do Chủ tịch VINASA làm Trưởng ban, thành viên gồm đại diện các đơn vị phối hợp tổ chức, đại diện Ban chấp hành VINASA. Cơ quan thường trực Ban tổ chức và các Hội đồng bình chọn là Văn phòng VINASA.

Hội đồng bình chọn sơ tuyển và Hội đồng bình chọn chung tuyển do VINASA thành lập, thành viên gồm đại diện VINASA, Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT, Bộ TT-TT, Bộ KH&CN, Bộ Công thương, các cơ quan báo chí, các chuyên gia,... Hội đồng sơ tuyển có nhiệm vụ bình chọn sơ tuyển các đối tượng đề cử trên cơ sở hồ sơ, sau đó tổ chức các đoàn đi thẩm định thực tế tại các doanh nghiệp, đơn vị có đối tượng được đề cử; trên cơ sở kết quả thẩm định lập báo cáo và danh sách đề cử Sao Khuê trình Hội đồng chung tuyển xem xét quyết định. Mỗi năm, Hội đồng phải lập 9–10 đoàn thẩm định thực tế, đi khắp các địa phương để xác minh từng hồ sơ, phỏng vấn lãnh đạo các doanh nghiệp, các khách hàng.

Hội đồng chung tuyển có nhiệm vụ bình chọn và quyết định danh sách các đối tượng đạt giải và quyết định xếp hạng 4 sao hoặc 5 sao cho các sản phẩm, giải pháp phần mềm. Thực tiễn cho thấy cơ cấu của các Hội đồng bình chọn có số lượng đông (thường từ 20-30 thành viên) với nhiều thành phần và đều là những người có kiến thức chuyên môn sâu, có uy tín và tâm huyết là yếu tố rất quan trọng đảm bảo tính công bằng, minh bạch, chính xác và không có cá nhân nào có thể chi phối, ảnh hưởng tới quyết định của Hội đồng trong quá trình bình chọn.


Tiêu chí và quy trình bình chọn, đánh giá:

Quy trình chọn lọc, đánh giá giải thưởng Sao Khuê ngay từ những ngày đầu đã được xây dựng hết sức khoa học, chặt chẽ cho từng đối tượng. Bộ tiêu chí luôn được bổ sung, hoàn thiện thêm theo từng năm, tính đến nay đã lên đến trên 30 tiêu chí lựa chọn. Tất cả các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hay các sản phẩm dịch vụ nhận Sao Khuê luôn phải trải qua 03 vòng: Sơ tuyển, Thẩm định thực tế và Chung tuyển. Hội đồng sơ tuyển, và chung tuyển qua các năm luôn bao gồm lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, những chuyên gia đầu ngành, luật sư, nhà báo hàng đầu. 10 năm qua, các chuyên gia tâm huyết này đã không quản ngại đi hàng chục ngàn km đường, dành hàng ngàn giờ quý giá đi thẩm định thực tế, đến tiếp xúc trực tiếp với các lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp, với cả những khách hàng sử dụng phần mềm nhằm xác minh chính xác các sản phẩm tiêu biểu của ngành để tôn vinh, biểu dương và vinh danh Sao Khuê.

Kết quả 10 năm triển khai chương trình Sao Khuê:

Trong suốt chặng đường 10 năm đồng hành phát triển cùng ngành CNPM và dịch vụ CNTT Việt Nam vừa qua, Chương trình giải thưởng và danh hiệu Sao Khuê đã tiếp nhận, đánh giá tổng số 829 hồ sơ đề cử, đã trao tặng 269 giải thưởng Sao Khuê và công nhận 187 danh hiệu Sao Khuê, trong đó gồm:

  • 07 giải thưởng dành cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạch định và thi hành chính sách phát triển CNTT gồm: GS. Đặng Hữu,GS. TS. Nguyễn Thiện Nhân,Cố GS. Nguyễn Đình Ngọc,TS. Mai Liêm Trực, GS. Chu Hảo, GS. TS. Đỗ Trung Tá, TS. Vũ Đức Đam.
  • 07 giải thưởng tập thể tiêu biểu trong công tác thực thi chính sách, pháp luật về phát triển CNTT gồm: UBND Tỉnh Bắc Ninh, UBND TP. Hồ Chí Minh; Sở KHCN Đồng Nai, Công viên Phần mềm Quang Trung, …
  • 18 giải thưởng cho các đơn vị tiêu biểu trong ứng dụng CNTT như Vietcombank, BIDV, Vinamilk,...
  • 14 danh hiệu Đối tác vàng của ngành CNPM và dịch vụ CNTT Việt Nam được trao cho các đối tác tiêu biểu như: IBM, Microsoft, Oracle, Harvey Nash…
  • 13 lượt đơn vị truyền thông tích cực cho ngành như Đài truyền hình Việt nam VTV, Tạp Chí PCworld, Tạp chí Nhịp Sống Số,..
  • 62 lượt doanh nghiệp CNTT được trao danh hiệu Sao Khuê. Đa phần những công ty này còn là những doanh nghiêp vừa và nhỏ, mới chập chững bước vào ngành, đến nay đã phát triển thành những thương hiệu lớn, uy tín với doanh thu hàng chục triệu USD, nhân lực trên dưới 1.000 người như: Công ty FPT, VDC, Elcom, Tinh Vân, MISA, MK, ELCOM, MP Telecom….
    • 349 lượt sản phẩm, dịch vụ phần mềm xuất sắc được vinh danh (gồm 162 giải thưởng và 187 danh hiệu), trong đó có 12 sản phẩm, dịch vụ đặc biệt xuất sắc được xếp hạng 5 sao, có công nghệ tốt, tác động to lớn, đóng góp tích cực đến sự phát triển đất nước, xã hội tiêu biểu như: phát triển chính phủ điện tử với cổng thông tin chinhphu.vn; quản lý đất đai Nhân Ý; phát triển y tế giáo dục với YTON, phát triển hệ thống thương mại, thanh toán với vatgia.com; chodientu.vn… Nhiều sản phẩm dịch vụ Sao Khuê rất tốt hỗ trợ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh có khả năng thay thế các sản phẩm nhập khẩu như: Quản lý nhà máy điện điện, trạm biến án thông minh @station; phần mềm khai bảo Hải quan điện tử ECUS; hay một loạt các phần mềm quản lý từ sản xuất, năng suất, nhân công đến những hệ thống lớn quản lý các nhà máy, bệnh viện, trường học, cảnh báo thiên tai…Đây chính là nhữngbiểu tượng của trí tuệ và sức sáng tạo Việt Nam trong ngành phần mềm và CNTT, một ngành kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ, góp phầnhiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước và các ngành, các địa phương.


Đánh giá chung và định hướng triển khai những năm tới:

Qua 10 năm triển khai thành công, Sao Khuê đã từng bước trưởng thành cùng với sự phát triển của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam. Giải thưởng Sao Khuê được các cơ quan Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội công nhận là một giải thưởng có uy tín và quan trọng nhất của ngành phần mềm Việt Nam, có tầm ảnh hưởng rộng rãi, tích cực đến sự phát triển và ứng dụng và dịch vụ CNTT Việt Nam. Giờ đây, Danh hiệu Sao Khuê cũng đã và đang tiếp nối xứng đáng, trở thành một thương hiệu khẳng định uy tín của ngành, một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các DN phần mềm trong các hoạt động quảng bá, tiếp thị, đồng thời định hướng người sử dụng trong chọn lựa, sử dụng các phần mềm một cách hiệu quả nhất.

Có thể khẳng định, chương trình giải thưởng và danh hiệu Sao Khuê đã thực hiện tốt sứ mệnh góp phần thúc đẩy ngành CNPM và CNTT Việt Nam phát triển và đạt được những thành tựu đáng tự hào trong thập kỷ vừa qua. Ngành CNPM và dịch vụ CNTT Việt Nam đã có bước phát triển bứt phá ngoạn mục về qui mô và thị trường. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của ngành thường xuyên cao gấp 3 - 4 lần tỷ lệ tăng trưởng GDP chung của cả nước, năng suất và giá trị sản lượng lao động trong ngành cũng cao hơn các ngành kinh tế khác từ 3–10 lần; Năm 2002, 1 năm trước khi giải thưởng Sao Khuê ra đời, ngành phần mềm Việt Nam mới đạt doanh số 50 triệu đô la Mỹ, các dịch vụ nội dung số mang tính thương mại còn chưa xuất hiện. Nhưng sau 10 năm, năm 2012 ngành phần mềm và dịch vụ nội dung số đã vượt mốc doanh thu 2,3 tỷ đô la Mỹ, tăng trưởng đến 46 lần. Việt Nam đã trở thành đối tác lớn thứ 3 của Nhật Bản trong lĩnh vực gia công phần mềm, Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh lọp vào TOP 10 thành phố mới nội về gia công phần mềm. Quan trọng hơn cả giá trị hàng tỷ đô la thu về, đó là tác động và ảnh hưởng của ngành trong góp phần đổi mới, hiện đại hóa phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp, các cơ quan. Các ứng dụng phần mềm, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ thương mại điện tử, các dịch vụ thông tin và nội dung số đang góp phần vào sự phát triển, sự thay đổi lối sống, cách làm việc hàng ngày của từng con người và toàn xã hội, đưa Việt Nam hội nhập và tiến nhanh vào thế giới hiện đại.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI của Đảng về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đã đặt CNTT là một yếu tố của hạ tầng quốc gia. CNTT đã có tầm nhìn và sứ mệnh mới, được xác định là hạ tầng cơ sở của nền kinh tế hiện đại, là 'hạ tầng của hạ tầng', là phương thức phát triển mới đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, thoát khỏi tụt hậu, tránh được 'bẫy thu nhập trung bình'.


Trong chặng đường sắp tới, với tinh thần 'Sao Khuê - ngời sáng trí tuệ Việt Nam' VINASA sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao vai trò và chất lượng chương trình danh hiệu Sao Khuê để góp phần cùng ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam thực hiện thành công sứ mệnh là một nền tảng mới cho hiện đại hóa và phát triển đất nước Việt Nam.

TIN LIÊN QUAN

Thứ trưởng Phan Tâm: “Ngành CNTT, viễn thông phải nỗ lực hơn nữa”

Ngày 11/3 tại TP.HCM đã diễn ra buổi “Gặp gỡ đầu năm ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông” do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM tổ chức.

Sức sống của ngành CNTT, di động và công nghệ điện tử tại thị trường Việt Nam

Từ ngày 20 - 23/11/2013, Triển lãm Quốc tế lần thứ 15 Viễn thông và Công nghệ thông tin tại Việt Nam (Vietnam Telecomp 2013) và triển lãm Quốc tế Sản phẩm Công nghệ Việt Nam 2013 (Vietnam Electronics 2013), cùng với Triển lãm Internet và Tin học

Vinh danh 30 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam

Sự kiện chọn lựa 30 doanh nghiệp CNTT nổi bật trong 2 lĩnh vực là Phần mềm đóng gói và gia công, thuê ngoài (BPO/outscourcing/offstore) để giới thiệu tới các khách hàng, đối tác tiềm năng tại gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

7 chỉ đạo của Thủ tướng về CNTT và tình hình thực hiện

Để CNTT trở thành nền tảng của phương thức phát triển mới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đề ra các nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia, nhà nghiên cứu cùng triển khai.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Năm 2021 đẩy toàn đất nước vào chuyển đổi số”

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 là khủng hoảng toàn cầu, khủng hoảng trăm năm một lần, nhưng cũng cho chúng ta những bài học và cơ hội trăm năm.

Việt Nam lọt Top 10 về số người dùng Internet

Đây là một trong những số liệu về CNTT-TT được công bố trong Sách Trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2014 do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành. Việt Nam nằm trong top 10 nước châu Á có tốc độ tăng trưởng người dùng Internet

Làm chủ Big Data, Viettel được vinh danh tại ASEAN ICT Awards 2016

Phần mềm Customer Insights của Viettel tham gia hạng mục nghiên cứu phát triển và đạt giải Đồng ASEAN ICT Awards 2016 - giải thưởng Công nghệ thông tin – Truyền thông AICTA 2016.

Microsoft triển khai dự án MakeWhatsNext nhằm tôn vinh Ngày Quốc tế Phụ nữ

Ngày 07/03/2018 vừa qua, nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, Microsoft phối hợp với các đối tác đồng loạt tổ chức chuỗi sự kiện tại văn phòng, trường học, nhằm khuyến khích phụ nữ trẻ theo đuổi nghề nghiệp trong các ngành Khoa học, Công nghệ, ...

THỦ THUẬT HAY

Nên cập nhật iPhone 5s, iPhone 6 lên iOS 11 hay không?

Như vậy là Apple đã chính thức tung ra bản cập nhật iOS 11 vào rạng sáng hôm nay, tất cả các thiết bị nằm trong danh sách hỗ trợ đều có thể tải về ngay lúc này thông qua giao thức OTA. Nhưng liệu với những 'chiếc

YouTube Go: ứng dụng xem YouTube rất gọn nhẹ, chạy cực nhanh

Nhưng không nhất thiết phải có máy yếu mới được xài, YouTube Go có thể chạy với bất kì thiết bị Android nào và mình thậm chí còn thích nó hơn so với app YouTube gốc vì nó rất nhẹ và chạy cực nhanh, nó làm đúng những gì

Những tính năng nổi bật trong phiên bản iOS 16 sắp phát hành

Apple gần đây đã phát hành điện thoại dòng iPhone 14 mới và cũng thông báo rằng iOS 16 sẽ được ra mắt vào sáng sớm ngày 13 tháng 9. iOS 16 sẽ hỗ trợ iPhone 8, iPhone X hoặc các mẫu thiết bị mới hơn.

10 ứng dụng siêu hữu ích trên Android chưa chắc bạn đã biết

Hãy cùng Quản Trị Mạng tham khảo 10 ứng dụng siêu hữu ích trên Android chưa chắc bạn đã biết nhé!

Hệ thống bảo mật Mac OS chậm Microsoft 10 năm

Malware Flashback/ Flashfake bùng nổ trên máy Mac của Apple gần đây dường như chỉ là khởi đầu cho một làn sóng tấn công mới nhắm đến hệ thống, theo nhà sáng lập và CEO của hãng bảo mật Kaspersky, Eugene Kaspersky.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Volvo XC90 Excellence: Lựa chọn thú vị trong phân khúc SUV hạng sang

Volvo là một trong những hãng xe sang làm tốt nhất ở khoản nội thất xe. Họ tạo ra những không gian vừa rộng rãi, thoáng đãng nhưng lại rất ấm cúng và thân thiện với hành khách bên trong.

Đánh giá 10 dòng Laptop tốt nhất đầu năm 2015

Thật bất ngờ khi Dell Inspiron 7000 Series được đánh giá sản phẩm máy tính laptop tốt nhất trong đầu năm 2015 tại website toptenreviews.com, tiếp sau đó là những ứng cử viên sáng giá như Macbook Air của Apple và Envy

Đánh giá Galaxy TabPro S: Máy tính bảng tốt nhất của Samsung

So với thiết kế màn hình xoay 360 độ của một số thiết bị lai khác, ưu điểm của thiết kế dạng đế cắm sẽ tối ưu khi sử dụng như một máy tính bảng...