7 chỉ đạo của Thủ tướng về CNTT và tình hình thực hiện

Tháng 6/2013, Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT Summit 2013) đã diễn ra tại Hà Nội với chủ đề 'Công nghệ thông tin - nền tảng phương thức phát triển mới, nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia'

 

Tại sự kiện này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ chủ trương xác định CNTT là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, góp phần làm biến đổi đời sống kinh tế xã hội. Đồng thời, Thủ tướng đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm đưa CNTT trở thành nền tảng của phương thức phát triển mới, coi đây là con đường ngắn nhất để Việt Nam tiến kịp các nước phát triển, tiến kịp thời đại.

 

Sau một năm, nhiều trong số các chỉ đạo của Thủ tướng đã dần được hiện thực hoá bằng các nghị quyết, văn bản mang tính đột phá. 

 

Thứ nhất, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia, nhà nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT trong sản xuất, kinh doanh và quản lý, hướng tới mục tiêu nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia. Quan điểm này được thể hiện rõ nét qua Nghị quyết 36/NQ-TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế mới được Bộ Chính trịban hành ngày 1/7/2014, thay thế cho Chỉ thị số 58 được Bộ Chính trị ban hành năm 2000. Nghị quyết 36 nhấn mạnh CNTT là công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Sự ra đời của Nghị quyết mang đến 'thời cơ vàng' cho ngành CNTT nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung phát triển bền vững. 

 

Thứ hai là tạo môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường CNTT, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và xây dựng năng lực canh tranh vươn ra thị trường nước ngoài. Cũng trong tháng 7/2014, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 249 thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT. Theo đó, Chính phủ có chủ trương phát triển CNTT từ rất sớm và tập trung vào 4 vấn đề là nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật, CNTT và ứng dụng CNTT. Đặc biệt, việc chính thức 'bật đèn xanh' cho chủ trương thuê ngoài dịch vụ ứng dụng CNTT trong khối cơ quan Nhà nước đã mang đến cơ hội lớn cho các doanh nghiệp CNTT nội, đồng thời giúp giảm chi phí đầu tư hạ tầng từ ngân sách nhà nước và nâng cao hiệu quả ứng dụng.

 

Một nhiệm vụ quan trọng khác là tăng cường hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực của người Việt ở nước ngoài để phát triển CNTT. Hiện Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đang chờ được cấp giấy phép để mở mạng di động tại Myanmar. Tổng thống Myanmar Thein Sein cũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son ngày 22/9 tại thủ đô Nay Pyi Taw. Trong khi đó, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã phối hợp cùng Tổ chức tiên phong CNTT thành phố Sapporo, Nhật Bản (Sapporo IT Front - SITF) thực hiện dự án 'Tăng cường môi trường giáo dục để phát triển nguồn nhân lực có tiềm lực cạnh tranh cho ngành CNTT tại Hà Nội'. Dự án do Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ và sẽ kéo dài trong ba năm 2014-2016.

 

Cũng trong bài phát triển năm 2013, Thủ tướng nhấn mạnh người đứng đầu tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về triển khai ứng dụng hiệu quả CNTT. Điều này thể hiện rõ nét nhất qua việc Uỷ ban Quốc gia về ứng dụng CNTT được thành lập tháng 1/2014 và do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm Chủ tịch Uỷ ban. 

Trong Hội nghị triển khai Nghị quyết 36 do Bộ TT&TT phối hợp cùng Ban tuyên giáo tổ chức đầu tháng 10/2014, các đại biểu cũng đã đề xuất người đứng đầu các cơ quan ban ngành Trung ương, địa phương phải chịu trách nhiệm về vấn đề ứng dụng và phát triển CNTT tại cơ quan do mình quản lý.

 

Các quan điểm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp tục được quán triệt sâu và rộng hơn nữa tại Diễn đàn cấp cao CNTT Vietnam ASOCIO ICT Summit 2014 do Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam chủ trì tổ chức tại Hà Nội và Đà Nẵng. Sự kiện năm nay có chủ đề 'CNTT - phương thức phát triển mới kinh tế, xã hội và tái cấu trúc nông nghiệp', dự kiến thu hút sự tham gia của hơn 700 đại biểu, trong đó có gần 200 đại biểu quốc tế là lãnh đạo các hiệp hội, tập đoàn CNTT hàng đầu của hơn 20 nền kinh tế thuộc châu Á, châu Đại Dương và một số quốc gia khác.

 

Để công nghệ thông tin thực sự trở thành nền tảng của phương thức phát triển mới, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu cùng triển khai một số nội dung nhiệm vụ giải pháp chủ yếu sau đây:

 

Một là nâng cao nhận thức, quán triệt quan điểm công nghệ thông tin là một nền tảng của phương thức phát triển mới trong các cấp quản lý, các ngành kinh tế xã hội, trong mỗi doanh nghiệp và toàn xã hội. Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh và quản lý hướng tới mục tiêu nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia, coi đây là con đường ngắn nhất để Việt Nam tiến kịp các nước phát triển - tiến cùng thời đại.

 

Hai là xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia, ban hành chuẩn thông tin quốc gia bảo đảm khả năng kết nối liên thông, đồng bộ, chú trọng công tác an ninh, an toàn và bảo mật thông tin quốc gia.

 

Ba là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, làm chủ các bí quyết, giải pháp công nghệ mới. Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của từng ngành, lĩnh vực, từng địa phương, doanh nghiệp và của cả quốc gia.

 

Bốn là xây dựng cơ chế chính sách tạo thuận lợi và hiệu quả cao nhất nhằm bảo đảm việc ứng dụng công nghệ thông tin trở thành một yêu cầu tiên quyết trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi công trình, dự án đầu tư trong tiến trình phát triển.

 

Năm là tạo môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường công nghệ thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và xây dựng năng lực canh tranh vươn ra thị trường nước ngoài.

 

Sáu là tăng cường hợp tác quốc tế, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài để phát triển công nghệ thông tin.

 

Bảy là phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin được coi là nhiệm vụ quan trọng của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội. Người đứng đầu tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về triển khai ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vì mục tiêu phát triển nhanh, bền vững.

Để thực hiện được những định hướng phát triển nêu trên, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu rất cao, sự chung tay cùng hành động của tất cả các ngành các cấp, các doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu.

- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng -

 

 

TIN LIÊN QUAN

Sức sống của ngành CNTT, di động và công nghệ điện tử tại thị trường Việt Nam

Từ ngày 20 - 23/11/2013, Triển lãm Quốc tế lần thứ 15 Viễn thông và Công nghệ thông tin tại Việt Nam (Vietnam Telecomp 2013) và triển lãm Quốc tế Sản phẩm Công nghệ Việt Nam 2013 (Vietnam Electronics 2013), cùng với Triển lãm Internet và Tin học

Khai mạc Vietnam ICT Summit 2013

Trong bài phát biểu khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định 'Công nghệ thông tin là con đường ngắn nhất để phát triển đất nước'

Việt Nam lọt Top 10 về số người dùng Internet

Đây là một trong những số liệu về CNTT-TT được công bố trong Sách Trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2014 do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành. Việt Nam nằm trong top 10 nước châu Á có tốc độ tăng trưởng người dùng Internet

Thủ tướng làm chủ tịch UB quốc gia về ứng dụng CNTT

Ngày 15/1, Thủ tướng đã ký quyết định thành lập Ủy ban quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).

Thứ trưởng Phan Tâm: “Ngành CNTT, viễn thông phải nỗ lực hơn nữa”

Ngày 11/3 tại TP.HCM đã diễn ra buổi “Gặp gỡ đầu năm ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông” do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM tổ chức.

Vinh danh 30 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam

Sự kiện chọn lựa 30 doanh nghiệp CNTT nổi bật trong 2 lĩnh vực là Phần mềm đóng gói và gia công, thuê ngoài (BPO/outscourcing/offstore) để giới thiệu tới các khách hàng, đối tác tiềm năng tại gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Đà Nẵng dành 56 ha xây dựng Khu CNTT tập trung số 2

UBND thành phố Đà Nẵng vừa có quyết định phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết Khu Công nghệ thông tin (CNTT) tập trung số 2 với diện tích trên 56 ha.

Ứng dụng CNTT phục vụ người dân chỉ đạt ở mức trung bình

Chỉ có 1/20 Bộ và 4/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt mức Khá về ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, còn lại đều dừng ở mức Trung bình.

THỦ THUẬT HAY

Top Trình Giả Lập iOS Trên Window Năm 2023 Và Link Tải

iOS của Apple là một trong những hệ điều hành phổ biến và an toàn nhất. Đó là lý do tại sao thật khó để chạy và thử nghiệm các ứng dụng gốc iOS trong một môi trường khác và chỉ các thiết bị của Apple mới có thể hỗ trợ

Cách chuyển văn bản thành giọng nói bằng SpeechTexter

SpeechTexter là dịch vụ trực tuyến chuyển đổi hơn 40 thứ tiếng thành giọng nói, bao gồm cả Tiếng Việt. Chúng ta có thể sử dụng trên máy tính hoặc điện thoại.

Trải nghiệm chủ đề Samsung Experience 10 dựa trên Android 9.0 Pie

Samsung hy vọng sẽ phát hành một phiên bản beta của Samsung Experience 10 cho một số flagships mới nhất của nó vào cuối năm nay. Phiên bản Android 9.0 của Samsung trông rất khác với phiên bản Android 8.0 Oreo của nó.

Hướng dẫn cách sử dụng Glyph trong Adobe Photoshop

Sử dụng glyph như lối tắt trang trí dự án thiết kế đồ họa tức thì. Chỉ cần bắt đầu bằng font thích hợp. Bạn sẽ thấy một vài font chữ thảo bên cạnh những glyph tốt nhất. Bạn có thể xem bộ ký tự mở rộng trên bảng Glyph

Cách kích hoạt chế độ Không theo dõi (Do Not Track) trên một số trình duyệt web phổ biến

Nhằm hạn chế tối đa khả năng bị theo dõi và thu thập dữ liệu trong quá trình sử dụng internet để phục vụ cho mục đích thương mại hóa như quảng cáo hay điều hướng nội dung từ những nhà cung

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Honda Accord 2016: Thêm tiện ích để cạnh tranh

Accord 2016 có diện mạo trẻ trung, thể thao. Những tiện ích như khởi động nút bấm, màn hình thông tin giải trí cảm ứng giúp tăng sức cạnh tranh cho mẫu sedan hạng D của Honda.

Cận cảnh OPPO K9 Pro – Smartphone siêu đẹp, siêu mạnh giá chỉ từ 7 triệu đồng

OPPO vừa công bố thêm một mẫu smartphone thuộc phân khúc tầm trung có tên K9 Pro với giá bán siêu mềm, màn hình siêu mượt, hiệu năng mạnh mẽ. Cận cảnh OPPO K9 Pro sau buổi ra mắt để lại ấn tượng mạnh với thiết kế độc

Đánh giá nhanh Nova 2i, cấu hình mạnh mẽ, camera kép, chụp ảnh xoá phông

Sở hữu nhiều điểm nhấn ấn tượng như thiết kế kim loại nguyên khối sang trọng, màn hình tràn viền đẹp mắt, camera kép xóa phông ấn tượng cùng hiệu năng mạnh mẽ, có thể nói Huawei Nova 2i là một trong những smartphone tầm