Khai mạc Vietnam ICT Summit 2013

Sự kiện lớn nhất của ngành công nghệ Việt Nam năm nay không chỉ là nơi hội tụ của những người hoạt động trong lĩnh vực này mà còn chứng kiến sự tham gia của rất nhiều lãnh đạo, chuyên gia của các ngành khác từ giáo dục, y tế cho tới ngân hàng. Họ tới đây để tìm kiếm thông tin, giải pháp và hiểu rõ hơn về khả năng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho mọi ngành, mọi lĩnh vực bằng công nghệ thông tin.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Vietnam ICT Summit là một sự kiện quan trọng, là cơ hội để thảo luận xu hướng, tầm nhìn, giải pháp nhằm phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước: 'Diễn đàn năm nay bàn về việc phát huy vai trò của CNTT trong nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung vào các vấn đề xây dựng hạ tầng thông tin quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cải cách thể chế, đẩy mạnh cải cách giáo dục đào tạo - đây là những vấn đề đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm giải quyết'.

Thủ tướng cho hay, công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước nghèo vươn lên nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, đất nước vẫn gặp nhiều khó khăn thách thức. Chính phủ đã có chủ trương xác định CNTT là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, góp phần làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế xã hội.

'Các bộ, ngành,, lĩnh vực, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu cùng nâng cao nhận thức, quán triệt quan điểm CNTT là nền tảng của phương thức phát triển mới, phát triển và ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh và quản lý, hướng tới mục tiêu nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia, coi đây là con đường ngắn nhất để Việt Nam tiến kịp các nước phát triển, tiến kịp thời đại,', Thủ tướng yêu cầu.

Có mặt tại Vietnam ICT Summit 2013, ông Yukio Hatoyama, nguyên Thủ tướng Nhật Bản và hiện là Chủ tịch Viện Cộng đồng Đông Á, đã chia sẻ bài học thành công của nước này khi đề cao vai trò của công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển kinh tế. 'Sau khi tuyên thệ không bao giờ tiến hành chiến tranh, Nhật Bản đổ nguồn lực vào phát triển kinh tế. Không nói quá rằng chuyên môn công nghệ chính là động cơ dẫn dắt tăng trưởng kinh tế, nhanh chóng biến Nhật Bản thành một trong các nước dẫn đầu công nghệ thế giới', ông Hatoyama nhấn mạnh.

Ngay cả khi bong bóng kinh tế Nhật đã vỡ và tình hình trở nên khó khăn, ngân sách chính phủ không tăng, nhưng chính phủ Nhật Bản vẫn luôn tin tưởng vào sự cần thiết của việc liên tục tăng ngân sách cho khoa học và công nghệ, nền tảng của sức mạnh quốc gia. Luật Khoa học và Công nghệ Cơ bản của Nhật đã có hiệu lực từ 1995. Bên cạnh đó, để triển khai chính sách có hệ thống theo kế hoạch nhằm thúc đẩy khoa học và công nghệ, chính phủ Nhật đã thiết lập Kế hoạch Khoa học và Công nghệ Cơ bản, được làm 5 năm một lần và hiện trong giai đoạn lần thứ tư.

Ông Hatoyama kể, khi Internet bắt đầu phổ biến, tỷ lệ sử dụng băng rộng thấp với phí rất cao. Do vậy, để biến Nhật Bản thành quốc gia CNTT hàng đầu, chính phủ đã hình thành chiến lược Nhật Bản điện tử (e-Japan), giảm phí truy nhập Internet còn một phần ba so với trước trong vòng bốn năm trong khi tăng số thuê bao Internet tốc độ cao lên 20 lần. Nhờ đó, hạ tầng CNTT Nhật Bản được triển khai rất nhanh chóng.

Trong năm 2006, khi các mục tiêu chính của chiến lược Nhật Bản điện tử về cơ bản đã được thực hiện, chính phủ đề xuất chiến lược u-Japan với mục tiêu chuyển từ hạ tầng chủ yếu dựa trên dịch vụ hữu tuyến sang tạo ra mạng phổ cập kết nối liền mạch dịch vụ hữu tuyến và vô tuyến. Chữ u trong u-Japan không chỉ là phổ cập (ubiquitous) mà còn là phổ quát (universal), hướng người dùng (user-orientated) và độc đáo (unique). Phổ cập có nghĩa là CNTT-TT kết nối mọi ngõ ngách của cuộc sống hàng ngày, tạo ra xã hội kết nối nơi mà mọi công dân truy nhập mạng mọi lúc mọi nơi và từ bất cứ thiết bị nào. Hơn nữa, chính sách nhằm tạo ra mạng phổ quát, trong nghĩa thúc đẩy tương tác người với người, hướng người dùng theo nghĩa tính đến viễn cảnh của họ và độc đáo trong nghĩa thúc đẩy sức sống cá nhân. Các chính sách này đã tạo ra giá trị mới ở Nhật Bản.

Nguyên Thủ tướng Nhật cho rằng trong lĩnh vực CNTT-TT, điều quan trọng hiện nay đối với Việt Nam là đầu tư tài nguyên vào phát triển nguồn nhân lực sao cho trong tương lai gần, người dân với chính đôi tay mình có thể hiện thực hóa một xã hội mạng phổ cập. 'Rõ ràng rằng, đào tạo số lớn kỹ sư CNTT -TT là hết sức quan trọng cho cả phát triển tương lai của Việt Nam cũng như cho công dân được sống với phong cách tiện nghi thoải mái', ông Hatoyama nói. 'CNTT-TT không còn nghi ngờ gì nữa sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng không chỉ trong thúc đẩy hoạt động xuyên biên giới mà còn tăng cường hơn nữa cộng đồng này. Đó là lý do tại sao Diễn đàn cấp cao hôm nay là đặc biệt quan trọng. Tôi hy vọng có một ngày, tất cả khu vực Đông Á cuối cùng sẽ được liên kết trong một cộng đồng duy nhất'.

Trong khi đó, PGS.TS Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội phần mềm VINASA, nhấn mạnh: 'Mục tiêu của ICT Summit 2013 là góp phần đổi mới tư duy, tăng cường nhận thức sâu sắc hơn ở các cấp, các ngành và toàn xã hội về quan điểm xác định CNTT là nền tảng cho phương thức phát triển mới, có tính tất yếu, hướng đến một xã hội tri thức, nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần tạo sự tăng trưởng nhanh và bền vững. Ứng dụng CNTT phải là yêu cầu bắt buộc trong mọi lĩnh vực, mọi công trình, dự án đầu tư; trước mắt là trong cải cách hành chính, giao thông, y tế, giáo dục, phát triển đô thị. Những yêu cầu này phải được thể chế hóa bằng văn bản pháp luật. Đây là con đường ngắn nhất để các nước đi sau như Việt Nam có cơ hội đuổi kịp các quốc gia phát triển'.

TIN LIÊN QUAN

7 chỉ đạo của Thủ tướng về CNTT và tình hình thực hiện

Để CNTT trở thành nền tảng của phương thức phát triển mới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đề ra các nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia, nhà nghiên cứu cùng triển khai.

Vinh danh 30 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam

Sự kiện chọn lựa 30 doanh nghiệp CNTT nổi bật trong 2 lĩnh vực là Phần mềm đóng gói và gia công, thuê ngoài (BPO/outscourcing/offstore) để giới thiệu tới các khách hàng, đối tác tiềm năng tại gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Sức sống của ngành CNTT, di động và công nghệ điện tử tại thị trường Việt Nam

Từ ngày 20 - 23/11/2013, Triển lãm Quốc tế lần thứ 15 Viễn thông và Công nghệ thông tin tại Việt Nam (Vietnam Telecomp 2013) và triển lãm Quốc tế Sản phẩm Công nghệ Việt Nam 2013 (Vietnam Electronics 2013), cùng với Triển lãm Internet và Tin học

Việt Nam lọt Top 10 về số người dùng Internet

Đây là một trong những số liệu về CNTT-TT được công bố trong Sách Trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2014 do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành. Việt Nam nằm trong top 10 nước châu Á có tốc độ tăng trưởng người dùng Internet

Xuất khẩu máy tính, linh kiện điện tử cả nước đã đạt 7 tỉ USD

(TCN) - Hôm nay 14/5 Hội nghị Diễn đàn Điện tử thế giới lần thứ 18 đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Diễn đàn điện tử thế giới được hình thành từ năm 1995 và là nơi tập hợp các hiệp hội ngành hàng liên quan tới ngành điện tử trên toàn thế giới

Viettel không còn là nhà mạng viễn thông

Phát biểu khai mạc Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam năm 2013 (Vietnam ICT Summit 2013) diễn ra sáng nay, 20/6/2013 ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel cho biết, nghề chính của 'ông viễn thông' là cung cấp dịch vụ alo (dịch vụ thoại),

Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho nhân lực công nghệ cao làm CNTT

Theo Nghị quyết về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam vừa được Chính phủ ban hành, giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân nhân lực công nghệ cao làm

Thứ trưởng Phan Tâm: “Ngành CNTT, viễn thông phải nỗ lực hơn nữa”

Ngày 11/3 tại TP.HCM đã diễn ra buổi “Gặp gỡ đầu năm ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông” do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM tổ chức.

THỦ THUẬT HAY

Cách chơi Clash Of Kings trên máy tính với Bluestacks 3

Lại thêm một tựa game chiến thuật đang thu hút người chơi Việt Nam hiện nay, nhưng thay vì chơi trên chiếc điện thoại với màn hình chật hẹp thì tại sao không chơi Clash of Kings trên máy tính, laptop với Bluestacks 3

Đây là 6 tính năng tuyệt vời của Zalo không phải người dùng nào cũng biết

Zalo là ứng dụng mạng xã hội được xây dựng và phát triển bởi người Việt. Hiện nay, đây là ứng dụng phổ biến ngang hàng Facebook bởi sự tiện dụng mà nó đem lại. Tuy nhiên, có một số tính năng tuyệt vời của Zalo nhiều

7 mẹo đơn giản để trở thành chuyên gia tìm kiếm trên Google

Bạn thắc mắc tại sao có những nội dung người khác tìm kiếm rất dễ dàng, nhanh chóng trên Google còn mình thì rất khó khăn? Hãy lướt qua 7 mẹo tìm kiếm sau đây của chúng tôi để tìm hiểu thêm về công cụ tìm kiếm tuyệt

Cách khắc phục một số lỗi thường gặp trên iOS 11

Khi nâng cấp lên iOS 11, đôi khi thiết bị sẽ gặp phải một số lỗi ảnh hưởng đến quá trình trải nghiệm hệ điều hành, như lỗi hao pin, lỗi lag máy, lỗi ứng dụng,…

Hướng dẫn cập nhật iOS 11.2.5 chính thức

iOS 11.2.5 thực chất là bản update nguyên gốc từ iOS 11.2.5 beta 7 với cùng mã hiệu build 15D60. Và sau đây là những thay đổi đáng chú ý trên bản cập nhật này.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Smartphone Việt Nam - Vsmart Joy 4 có gì đặc biệt?

Đúng như cái tên, Vsmart Joy 4 đang là một trong những smartphone giá rẻ mang đến nhiều “niềm vui” cho người dùng nhất hiện nay. Vậy ngoài là chiếc điện thoại made in Vietnam, Vsmart Joy 4 có gì đặc biệt nữa không?

Giá xe Hyundai Santafe 2019 mới nhất, đánh giá Hyundai Santafe đầy đủ nhất

Từ khi xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ năm 2007 thì Hyundai Santafe là một mẫu xe luôn được khách hàng ưa chuộng và luôn có 1 vị trí đứng nhất định trong phân khúc SUV.

Cái kết “đắng lòng” khi thả rơi iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max nhiều lần

iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max được trang bị khung viền thép không gỉ, kính cường lực Ceramic Shield cao cấp. Tuy nhiên, với màn thả rơi iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max từ độ cao 2m và nhiều lần 2 máy đã bị