Các nhà khoa học tìm ra cơ chế gây hưng phấn của cần sa
Tìm ra cấu trúc của các thụ thể nằm trên não có khả năng tương tác với cần sa, các nhà khoa học cho biết họ đã tiến gần hơn đến việc đưa ra lời đáp chính xác cho câu hỏi vì sao cần sa khiến chúng ta cảm thấy hưng phấn. Phát hiện này sẽ giúp chúng ta sử dụng cần sa một cách hợp lý hơn cho mục đích y tế, đồng thời giải quyết những bí ẩn đằng sau lý do tại sao cần sa tổng hợp thì rất nguy hiểm, trong khi cần sa tự nhiên thì lại không có khả năng giết người.
Mọi người thường sẽ rơi vào tình trạng 'say thuốc' khi một thành phần có trong cần sa được biết đến với cái tên Tetrahydrocannabinol (THC) liên kết với một thụ thể gọi là cannabinoid 1 (CB1). Sở dĩ CB1 được quan tâm là bởi nó chính là chìa khóa nắm giữ câu trả lời cho về cách thức hoạt động của cần sa và những tác dụng của nó.
Vài năm trước, các quan chức ở châu Âu từng phê duyệt một loại thuốc tên là rimonabant, có tác dụng ức chế sự thèm ăn bằng cách ngăn chặn CB1. Vấn đề ở chỗ loại thuốc này có tác dụng phụ không mong muốn, khiến người ta trầm cảm và lo âu. Cuối cùng thì rimonabant buộc phải được thu hồi. Nếu có thể thêm nhiều hiểu biết về CB1, chúng ta sẽ không để điều đó xảy ra nữa. Vì vậy, các nhà khoa học đã phát triển một phân tử đặc biệt có khả năng đóng băng thụ thể nói trên đủ lâu để có thể quan sát được cấu trúc phân tử của nó.
Cần sa tổng hợp thì rất nguy hiểm, trong khi cần sa tự nhiên thì lại không có khả năng giết người.
Sau đó, họ sử dụng máy tính để mô phỏng cách THC và các phân tử khác tương tác với thụ thể. Nắm được cấu trúc của các thụ thể sẽ đặt nền móng vững chắc cho các nghiên cứu về cần sa cũng như tác dụng phụ của nó trong tương lai.
Hãy tưởng tượng các thụ thể cũng giống như một bảng điều khiển, giáo sư Zhi-Jie Liu - đồng tác giả nghiên cứu, một nhà sinh học phân tử tại Đại học ShanghaiTech (Trung Quốc), cho biết. Nó đóng vai trò kết nối với các đường dây có thể giúp cho ta giảm đau, ức chế sự thèm ăn, hoặc trầm cảm. Nếu bạn không biết các đường dây này hoạt động như thế nào, bạn có nguy cơ chịu các tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, thiếu kiến thức về các kết nối này cũng có khả năng đe dọa đến tính mạng sau khi dùng các loại cần sa tổng hợp như K2 và Spice. Cần sa tổng hợp bao gồm một loạt các hóa chất nhân tạo tương tác với CB1. Nó được cho là có tác dụng tương tự như cần sa, nhưng nguy hiểm hơn nhiều. Mặc dù vậy, không biết CB1 hoạt động như thế nào, rất khó để tìm ra lý do tại sao lại có sự khác biệt như vậy.
Trong khi đó, việc nghiên cứu thụ thể CB1 cũng không dễ dàng gì vì chúng di chuyển khá nhiều. Tất cả các thụ thể có trong cơ thể của chúng ta đều được bó buộc vào nhau bởi nội cũng như ngoại lực, Raymond Stevens, một nhà hóa học tại Đại học của Nam California (Mỹ), cho biết.
Để nghiên cứu từng thụ thể riêng biệt, các nhà khoa học phải tách nó ra khỏi môi trường tự nhiên với nhiều loại hóa chất. Nhưng các hóa chất này lại có thể phá hủy cấu trúc các protein, đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ không thế biết được nó trông như thế nào. 'Đây là một trong những thụ thể khó nhất để nghiên cứu', Stevens chia sẻ. 'Điều này khá ngạc nhiên bởi CB1 quá phổ biến'.
Cần sa tổng hợp bao gồm một loạt các hóa chất nhân tạo tương tác với CB1.
Trước những thách thức này, giáo sư Alexandros Makriyannis, đồng tác giả của nghiên cứu đã tạo ra một bước đột phá khi phát triển thành công một phân tử có thể đóng băng CB1 đủ lâu để các nhà khoa học có thể tìm hiểu cấu trúc của nó. Lúc bấy giờ, các chuyên gia thật sự cảm thấy bất ngờ với những gì họ quan sát được. Các thụ thể có một vị trí đặc biệt để các phân tử khác có thể tương tác nhằm bật/tắt khả năng hoạt động của nó, gọi là 'vùng hoạt động'.
'Điều thú vị ở đây là vùng hoạt động có rất nhiều khe hở, và rất nhiều khu vực khác nhau bên trong nó', Makriyannis nói. 'Chúng tôi không nghĩ là nó có thể phức tạp như vậy'. Đây có thể là lý do tại sao các thụ thể này không ổn định, và cũng có nghĩa là rất nhiều các loại phân tử khác nhau có thể trú ngụ bên trong nó. Nhận thức vê điều này sẽ mang đến cơ hội trong việc thiết kế các phân tử và các loại thuốc với chức năng cụ thể, chẳng hạn như kìm nén cảm giác thèm ăn mà không gây ra trầm cảm.
Cuối cùng, sử dụng máy tính, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng cách CB1 tương tác với các phân tử như THC. Việc mô phỏng này được xem là một quá trình quan trọng, theo Pal Pacher, điều tra viên cao cấp tại Viện Y tế quốc gia Mỹ, người đã không tham gia vào nghiên cứu. Tuy vậy, chỉ mô phỏng trên máy tính chưa đủ để chứng minh trong thực tế các phân tử cũng tương tác với nhau như vậy, do đó vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu về vấn đề này trong tương lai.
Cập nhật: 24/10/2016
Theo Tinh Tế
TIN LIÊN QUAN
Cảm giác hứng thần nguy hiểm khi hít khí cười
'Bóng cười' là thú tiêu khiển mới của nhiều bạn trẻ vì cảm giác phê, lâng lâng và không phải ma túy, song các chuyên gia cảnh báo không nên lạm dụng.
Loại thuốc giết nhiều người ngang ma túy
Thuốc giảm đau Tramadol bị xếp vào hàng nguy hiểm, chỉ được sử dụng nếu bác sĩ kê đơn vì gây tử vong ngang heroin, cocaine.
Sóng âm có thể giết chết bạn không?
Liệu sóng âm thanh có đủ sức giết chết một người hay không? Đó cũng là câu hỏi của các nhà khoa học và nhất là fan của phim khoa học viễn tưởng...
Elon Musk ký thư kêu gọi LHQ loại trừ vũ khí robot giết người
Các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và khoa học robot, bao gồm Elon Musk và Mustafa Suleyman của Google DeepMind, đã ký một lá thư kêu gọi Liên hợp quốc cấm các loại vũ khí tự hành giết người, còn được gọi là 'robot giết người.'
Australia lo ngại nguy cơ mèo hoang tận diệt các loài chim
Chính quyền Australia đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho thực trạng giảm mạnh số lượng các chim bản địa, trong đó có nhiều loài quý hiếm do bị mèo ăn thịt. Theo Guardian, các nhà khoa học Australia thống kê mỗi ngày có đến hơn một triệu con chim
Nhà khoa học Canada 'hồi sinh' virus đã tuyệt chủng từng giết hại 500 triệu người, nghiên cứu không được công bố rộng rãi vì lý do an ninh
Việc hồi sinh virus có thể mang trở lại một đại dịch bệnh chết người, đồng thời vẽ đường cho việc phát triển vũ khí sinh học.
Trái Đất vừa hứng chịu cơn bão Mặt Trời cực mạnh: Nhà khoa học đứng ngồi không yên
Mối nguy hiểm giờ đây không chỉ tới từ mặt đất mà còn tới từ Mặt Trời xa xôi, vì mới đây thôi, một hiện tượng thời tiết vũ trụ lớn vừa xảy ra từ 'chảo lửa' khổng lồ.
Apple được Nga yêu cầu hỗ trợ mở khóa iPhone của sát thủ giết đại sứ Nga
Truyền thông báo giới Thổ Nhĩ Kỳ vừa cho biết, hãng công nghệ Apple đã được Nga yêu cầu giúp đỡ mở khóa iPhone của sát thủ hạ sát đại sứ Nga tại nước này.
THỦ THUẬT HAY
Cách tải Rom Xiaomi về điện thoại đơn giản và nhanh chóng nhất (Update 2023)
Up Rom Xiaomi là một trong những thao tác cần thiết giúp người dùng dễ sử dụng hơn như: Tối ưu hoá giao diện, cảm biến vân tay, theo dõi sức khoẻ, nâng cao bảo mật,... và rất nhiều tính năng nổi bật khác. Vì vậy, trong
Cách đồng bộ hóa dữ liệu Y tế iCloud trong iOS 11
Bây giờ, Apple cho phép bạn đồng bộ dữ liệu sức khỏe của bạn ở iCloud trong iOS 11 trên iPhone và iPad.
7 lựa chọn miễn phí thay thế tốt nhất cho Google Now Launcher mà bạn nên thử qua
Google Now Launcher là bộ giao diện được nhiều người yêu thích bởi sự nhẹ nhàng và thuần gốc nhất. Tuy nhiên, theo một số thông tin thì trong thời gian tới Google sẽ gỡ bỏ hoàn toàn launcher này ra khỏi kho ứng dụng
Cách làm thanh taskbar Windows 10 trong suốt trong tích tắc
Trên Windows 10, Microsoft không cho phép người dùng làm thanh taskbar trong suốt hoàn toàn như Win 7 được. Tuy nhiên, mình xin hướng dẫn các bạn...
Thông tin SMTP, IMAP và POP của các nhà cung cấp
Với sự ra đời của công nghệ di đọng việc sử dụng hòm thư điện tử khá phổ biến sau đây TCN sẽ cung cấp cho các bạn thông tin SMTP/POP3/IMAP của các nhà dịch vụ internet lớn hiện nay
ĐÁNH GIÁ NHANH
Đánh giá chi tiết Asus Zenbook UX330UA giá 750 USD
Thiết kế của Asus ZenBook UX330UA không giống với người tiền nhiệm UX305UA. Nó mỏng hơn 1/10 inch và chỉ nặng 1,18 kg nhưng bạn sẽ không nhận thấy sự khác biệt này nếu không đặt hai chiếc laptop ở cạnh nhau.
Trên tay Sharp R1, R1s và Pi với mức giá lần lượt là 4.3tr, 4.8tr và 3tr
R1s là chiếc máy đắt nhất trong 3 máy với điểm nhấn là camera kép và viên pin lên đến 5000mAh. R1 là phiên bản rút rọn của R1s, không có camera kép nhưng vẫn sở hữu viên pin lớn 4000mAh.