Liệu sóng âm thanh có đủ sức giết chết một người hay không? Đó cũng là câu hỏi của các nhà khoa học và nhất là fan của phim khoa học viễn tưởng...
Trong cuốn 'The Calculus Affair', một trong những tác phẩm của loạt truyện tranh Tintin cổ điển của Hergé, Giáo sư Calculus sáng tạo ra một thiết bị âm thanh cực kỳ nguy hiểm (một chính phủ thù địch bắt cóc và buộc ông làm điều này) và được sử dụng như là một loại vũ khí. Các nhà chiến lược quân sự ác độc âm mưu tiêu diệt toàn bộ thành phố với những tiếng nổ dữ dội. May mắn thay, những người bạn tốt của Calculus, phóng viên mạo hiểm Tintin và đồng nghiệp của ông, thuyền trưởng Haddock, giải cứu giáo sư và phá vỡ âm mưu ác độc trong thời gian.
Nhưng có yếu tố khoa học đằng sau câu chuyện giả tưởng này hay không? Âm thanh thực sự có thể giết chết con người? Và nếu có, nó diễn ra như thế nào? Âm thanh được tạo ra bởi các áp lực đi qua môi trường, giống như không khí. Những sóng này cũng có thể di chuyển qua chất rắn và chất lỏng, có nghĩa là chúng cũng có thể di chuyển qua các cơ thể. Về mặt lý thuyết, nếu bạn có thể tạo đủ áp lực, bạn có thể gây ra một số thiệt hại.
Theo HowStuffWorks, hai phép đo chính khi nói đến âm thanh là decibel (dB) và hertz (Hz). Một decibel là một đơn vị cường độ âm thanh, trong khi hertz đề cập đến tần số mà sóng âm di chuyển. Cuộc trò chuyện bình thường xảy ra giữa 50 và 65 dB. Một máy cắt cỏ chạy khoảng 85 đến 90 dB, trong khi đó một jackhammer (máy khoan) làm tăng tiếng ồn lên đến 110 dB, và một động cơ phản lực gần đó đưa bạn đi vào khoảng 140 dB.
Con người chỉ có thể nghe được sóng âm thanh từ 20 đến 20.000 Hz, nhưng sóng âm có thể vẫn ảnh hưởng đến chúng ta dưới ngưỡng đó. Nếu bạn ngồi trước loa siêu trầm với tần số 19 Hz, thậm chí với âm lượng lên tới 100 dB, bạn sẽ không nghe gì cả - nhưng bạn sẽ cảm thấy rung động.
Trên thực tế, ở tần số 19 Hz, mắt bạn bắt đầu rung lên vì đó là tần số cộng hưởng của nhãn cầu. Nếu bạn tiếp xúc với sóng âm 177 dB ở tốc độ từ 0,5 đến 8 Hz, nó có thể bắt đầu ảnh hưởng đến nhịp hoạt động của phổi, khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn và các khớp xương rung lắc. Tiếp xúc ngắn hạn có thể làm hỏng khớp của bạn, nhưng những ảnh hưởng của việc phơi nhiễm mãn tính có thể bao gồm buồn nôn và thị lực kém.
Bên ngoài môi trường, sóng âm thanh phân tán và tiêu tan quá nhanh để đạt được mức độ nguy hiểm. Điều đó đã không ngăn cản các nhà nghiên cứu điều tra việc sử dụng âm thanh làm vũ khí. Ví dụ, họ tính toán rằng âm thanh 240 dB có khả năng làm cho đầu bạn bùng nổ. Tuy nhiên, không dễ để tạo ra cường độ âm thanh như vậy. Ngay cả trong môi trường tập trung, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cũng chỉ có thể tạo ra âm thanh khoảng 154 dB (Nguồn: ESA).
Nhưng đối với các mục đích không gây chết người, vũ khí âm thanh thực sự có ích. Nói ví dụ, bạn muốn ngăn cản một thuyền của hải tặc Somali tham gia chuyến đi của bạn. Hãy thử bật thiết bị âm thanh tầm xa trị giá 30.000 đô la (LRAD) đáng tin cậy của bạn và cho nó phát ra âm thanh với cường độ 150 dB ra môi trường xung quanh. Nó có thể làm mất thính giác của con người trong khoảng cách 300 mét.
Nói cách khác, hầu như rất không thể (chính xác hơn là không dễ) để tạo ra sóng âm thanh với cường độ đủ giết chết một người ngay lập tức. Tuy nhiên, âm thanh cường độ cao có thể ảnh hưởng nhất định đến một số khả năng của con người như nhịp tim, thính giác, phổi…
Bạch Đằng