Nhà khoa học Canada 'hồi sinh' virus đã tuyệt chủng từng giết hại 500 triệu người, nghiên cứu không được công bố rộng rãi vì lý do an ninh

Tuần trước, tạp chí Science thông báo rằng một nhóm nhà khoa học Canada đã tự tổng hợp được một chủng virus đậu mùa nhân tạo. Trong trường hợp bạn thấy xa lạ với đậu mùa, căn bệnh này không thuộc về thời đại của những người sinh sau năm 1980.
Đậu mùa là bệnh truyền nhiễm gây ra một trong bốn đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử. Trong thế kỷ 20, nó đã giết chết 500 triệu người, trước khi bị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố xóa sổ vào năm 1979.
Với việc tổng hợp được một chủng virus đậu mùa nhân tạo, các nhà khoa học đến từ Đại học Alberta, Canada đang làm dấy lên một mối lo ngại. Liệu căn bệnh chết người này sẽ được hồi sinh, và các nghiên cứu tự tổng hợp virus nhân tạo chỉ là vỏ bọc cho việc phát triển vũ khí sinh học?
Nhà khoa học Canada 'hồi sinh' virus đã tuyệt chủng từng giết hại 500 triệu người, nghiên cứu không được công bố rộng rãi vì lý do an ninh

Nhà khoa học Canada tổng hợp thành công virus đậu mùa, nguy cơ đại dịch bệnh chết người quay trở lại
Trước hết phải nói rằng horsepox, chủng virus gây ra bệnh đậu mùa trên ngựa mà Đại học Alberta mới tạo ra, khá lành tính. Dù kịch bản xấu nhất xảy ra, khi những con horsepox tổng hợp thoát ra được bên ngoài phòng thí nghiệm, chúng cũng không thể đe dọa tới sức khỏe con người.
Nhưng đó mới chỉ là phần nổi của câu chuyện.
Virus tổng hợp bằng cách sắp xếp lại trình tự gen không phải là một hướng nghiên cứu quá mới. Từ năm 2002, các nhà khoa học Anh đã tổng hợp được virus nhân tạo đầu tiên, một dạng gây bệnh bại liệt. Họ thử nghiệm nó bằng cách tiêm virus vào chuột.
Những con chuột trong thí nghiệm sau đó đều bị virus giết chết. Kể từ đó, những cuộc tranh luận bắt đầu nổi lên về việc ai đó có thể tự tổng hợp virus giết người, rồi biến nó thành một dạng vũ khí sinh học.
Tại thời điểm đó, một số nhà nghiên cứu ủng hộ phát triển các virus tổng hợp nói rằng mọi người không nên quá lo lắng. Việc tổng hợp virus là rất khó khăn và đắt đỏ, chỉ một số ít người và cơ sở thí nghiệm mới có khả năng làm được việc đó.
Thế nhưng 15 năm đã trôi qua kể từ đó. Nghiên cứu mới của Đại học Alberta bây giờ đã thay đổi hoàn toàn những suy nghĩ chủ quan ấy. Nó được ví như một hồi chuông báo động, nói cho chúng ta rằng đây không còn là lúc để coi nhẹ vấn đề tổng hợp virus.
Chỉ với khoản chi phí thấp tự có, 100.000 USD, một giáo sư vi sinh vật học và miễn dịch tại Đại học Alberta đã có thể dẫn dắt nhóm nghiên cứu của ông, tổng hợp nên những con virus horsepox nhân tạo.
Đây là một ví dụ cho những gì mà công nghệ hiện đại có thể làm được”, tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện các bệnh truyền nhiễm và dị ứng Hoa Kỳ cảnh báo. Việc giảm chi phí, đơn giản hóa quy trình và tìm cách tạo ra được ngày càng nhiều loài virus tổng hợp chỉ là vấn đề thời gian.

Việc giảm chi phí, đơn giản hóa quy trình và tìm cách tạo ra được ngày càng nhiều loài virus tổng hợp chỉ là vấn đề thời gian.
David Evans là nhà khoa học dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học Alberta, ông hiện cũng là một thành viên trong Ủy ban cố vấn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Nghiên cứu của Evans không nhằm mục đích xấu.
Trả lời phỏng vấn với tờ STAT, ông nói mình đã nhiều lần đề cập về việc virus đậu mùa sẽ sớm được tổng hợp rất dễ dàng trước đây:
Thực sự, không một ai trong lĩnh vực này ngạc nhiên về điều đó [việc chúng tôi tổng hợp được virus đậu mùa nhân tạo với chi phí thấp]. Chúng tôi đã nói điều này với WHO từ nhiều năm nay. Công nghệ này là rất khả thi”.
Quan điểm của giáo sư Evans nghiêng về phía ủng hộ các nghiên cứu tổng hợp virus, bởi chúng có thể phục vụ nhiều lợi ích y học.
Chẳng hạn như mục tiêu lớn của Evans là phát triển một vắc-xin ung thư, dựa trên virus họ hàng với đậu mùa. Nghiên cứu tổng hợp horsepox lần này là một bước đệm của ông, tiến đến việc phát triển các virus cho vắc-xin ung thư.
Một công đôi việc, các virus horsepox mà Evans tổng hợp cũng được đặt hàng từ Tonix, một công ty dược phẩm Mỹ. Họ đang có ý định phát triển một loại vắc-xin chống đậu mùa tốt hơn. Tonix tài trợ nghiên cứu cho giáo sư Evans.
Nhưng tới đây, có một điểm nghi ngờ rằng: Bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ gần 4 thập kỷ, tại sao Tonix lại muốn phát triển một loại vắc-xin khi chúng ta không cần tiêm chủng để phòng đậu mùa nữa?
Việc họ đặt hàng một nghiên cứu tại Canada chứ không phải Mỹ cũng có lý do của nó. Bởi đơn giản, nếu một nghiên cứu tổng hợp virus tại Mỹ, nó khó có thể được chấp thuận.
Tiến sĩ Fauci cho biết nghiên cứu tổng hợp virus được xếp vào danh mục DURC (dual use research of concern). Hiểu một cách đơn giản, đó có thể là những công trình nguy hiểm đội lốt nghiên cứu vô hại. Trong trường hợp các virus tổng hợp, nó hoàn toàn có thể ngụy trang cho các loại vũ khí sinh học mang mầm bệnh nguy hiểm.

Nghiên cứu virus tổng hợp hoàn toàn có thể ngụy trang cho việc chế tạo vũ khí sinh học.
Năm 2011, một nhà khoa học người Hà Lan đã sử dụng tài trợ của chính phủ Mỹ để biến đổi virus cúm gia cầm H5N1. Kết quả cuối cùng đã tạo ra một chủng virus vượt ra phạm vi lây nhiễm trên gia cầm để truyền bệnh qua cả những con chồn sương. Đến bước này, virus gần như đã có thể nhiễm sang con người và nguy cơ đó đặc biệt nguy hiểm.
Marc Lipsitch, một giáo sư dịch tễ học tại Đại học Harvard đã kịch liệt phê bình nghiên cứu năm 2011. Khi được hỏi quan điểm của ông về công trình mới của giáo sư Evans, ông chỉ ra một kịch bản không phải ai cũng biết.
Theo giáo sư Lipsitch, bản thân nghiên cứu của giáo sư Evans không có vấn đề gì. Nhưng việc ông công bố nó, bao gồm cả cách thức tổng hợp các virus đậu mùa giá rẻ lên một tạp chí khoa học, phần nào là “vẽ đường cho hươu chạy”.
Nhiều kẻ có thể sử dụng kiến thức từ nghiên cứu này vào các mục đích xấu. Bên cạnh đó, ngay cả khi các nhà khoa học chân chính ý thức được việc họ làm, nhiều sai lầm có thể xảy ra, những sai lầm mà họ cũng không thể hình dung được.
Thực tế cho tới giờ, công trình của giáo sư Evans vẫn chưa được công bố. Nó đã bị từ chối đăng bởi hai tạp chí khoa học uy tín hàng đầu thế giới. Lý do vì công trình thuộc nhóm DURC có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm, liên quan đến luật pháp và các công ước quốc tế.
Nghiên cứu của Evans có thể trở thành bản hướng dẫn để tạo ra các mầm bệnh nguy hiểm. Bởi vậy, ông thừa nhận rằng mình đã phải vật lộn để lựa chọn thông tin nào nên công bố.
Tôi không muốn đưa ra những hướng dẫn quá chi tiết về cách làm việc này”, ông nói khi đề cập đến việc tổng hợp ra một chủng virus đậu mùa. Giả sử một người có kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu ấy, họ có thể chỉ mất nửa năm và 100.000 USD để lặp lại thí nghiệm, thậm chí nhân rộng nó sang các chủng virus nguy hiểm.
Cho đến thời điểm hiện tại, giáo sư Lipsitch vẫn khá yên tâm về công trình và thái độ của giáo sư Evans. Ít nhất thì các con horsepox chưa bay khỏi phòng thí nghiệm, và nó cũng không tạo ra nguy cơ quá lớn.
Thế nhưng, công việc của Evans đã chứng minh một thực tế rằng virus bây giờ có thể được tổng hợp rất dễ dàng và rất rẻ. Nhiều người đã có thể làm được việc đó, như giáo sư Evans với một nguồn tài trợ tư nhân, không nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ.
Bởi vậy, trong tương lai, câu chuyện sẽ là gì nếu nghiên cứu tổng hợp virus không được thực hiện bởi một người có trách nhiệm như giáo sư Evans? Đồng thời, loại virus mà họ tạo ra không phải vô hại như horsepox? Đó là điều mà ngay cả các nhà khoa học cũng khó có thể đoán trước được.
ZKnight
Theo Trí Thức Trẻ/Genk

TIN LIÊN QUAN

Nếu virus máy tính mà có hình dáng thì đây chính là chúng, nhìn như bước ra từ truyện tranh

Virus máy tính là khái niệm trừu tượng nhưng dưới bàn tay của nghệ sĩ Ace Volkov đã trở thành con quái vật thực sự, không chỉ là những dòng code.

Con trai giả virus WannaCry để tống tiền bố

Không phải ngày nào bạn cũng được nhìn thấy mã độc tống tiền lây nhiễm vào... cửa nhà bạn như ông bố trong gia đình tại Thường Châu (Trung Quốc) này.

Chế tạo thành công USB xét nghiệm HIV chính xác tới 95%, bước tiến mới cho y học

Các nhà khoa học tại trường Imperial College LondonLondon đã phát triển thành công 1 loại USB có thể phát hiện nồng độ HIV và chuyển hoá thành tín hiệu điện tử.

Đây là lý do tại sao bạn phải vệ sinh điện thoại thường xuyên

Smartphone đã sớm trở thành một vật dụng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, nó bẩn đến mức độ nào chưa?

Cảnh báo virus mã hóa dữ liệu tống tiền Ransomware

Hệ thống của Bkav chiều qua, ngày 19/8/2016, đã phát hiện hàng loạt email phát tán có đính kèm mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền Ransomware thông...

Đo nồng độ HIV bằng... USB: Thành tựu thật, cứ ngỡ đùa !?

HIV/AIDS đã từng được gọi là căn bệnh thế kỷ! Dù vậy, nhờ sự phát triển của khoa học - công nghệ mà ngày nay tình hình đã có nhiều biến chuyển...

Người dùng Việt thiệt hại 10.400 tỷ đồng vì virus máy tính

Thế giới di động - Trong năm 2016, mức thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam lên tới 10.400 tỷ đồng, vượt qua mức 8.700 tỷ đồng của năm...

Nhà sản xuất chip cho iPhone - TSMC bị virus tấn công, tạm dừng hoạt động

Theo nguồn tin từ Bloomberg, vào tối thứ 6 (3/8), TSMC, một trong những nhà sản xuất chất bán dẫn và vi xử lý lớn nhất thế giới đã buộc phải ngừng...

THỦ THUẬT HAY

Cách cài đặt tiện ích Chrome cho trình duyệt Firefox

Chrome có hàng loạt tiện ích hữu ích và vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, có khá nhiều tiện ích chỉ có thể cài đặt trên Chrome mà không thể cài đặt cho trình duyệt khác như Firefox. Vậy phải làm như thế nào?

Tổng hợp các shortcut hay dành cho Android 6.0

Shortcut ở đây không chỉ mang nghĩ là 'phím tắt' mà đó còn là những mẹo hay thủ thuật nhỏ để giúp chúng ta làm một thứ gì đó nhanh hơn hay tiện hơn bình thường. Những thứ mình nói trong bài này có cái chỉ riêng Android

Cách tránh tắc đường giờ cao điểm bằng Google Maps

Sau khi chính thức cho người dùng Việt Nam tải về, hiện nay, những ai đang sử dụng Google Maps còn có thể xem trước tình hình giao thông bằng dịch vụ bản đồ trực tuyến này.

Cách scan tài liệu bằng Google Drive trên điện thoại

Sử dụng ứng dụng Google Drive có sẵn trên các điện thoại Android để scan tài liệu

404 Not Found - Lỗi này là gì?Nguyên nhân và Cách khắc phục

Vậy lỗi 404 là gì và cách khắc phục lỗi 404 Not Found ra sao? Hãy cùng Download.com.vn đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Thả rơi Samsung Galaxy Z Fold3 5G và cái kết không thể ngờ tới

PhoneBuff, một kênh Youtube vừa thử nghiệm độ bền Fold3 5G bằng cách thả rơi. Kết quả sau các màn thả rơi Samsung Galaxy Z Fold3 5G khiến nhiều người phải bất ngờ. Bị “trọng thương” nhưng máy vẫn hoạt động bình thường.

Đánh giá OPPO A94: Khả năng quay chụp cùng sạc nhanh ấn tượng ở mức giá 7,7 triệu đồng

OPPO A94 là lựa chọn mới mà OPPO mang đến phân khúc tầm trung trong nửa đầu 2021. Dù nếu so qua thông số thì A94 không khác quá nhiều người anh em A93 ra mắt cách đây không lâu nhưng OPPO vẫn biết cách làm mới sản phẩm

Đánh giá iPhone 12 mini sau 1 năm ra mắt: Có đáng mua trong năm 2021?

Sau một năm ra mắt, iPhone 12 mini vẫn tự tin đánh bại mọi đối thủ với hiệu suất mạnh mẽ vượt trội và đặc biệt là mức giá bán phải chăng.