Chú ếch 'cô đơn' nhất trên thế Trái đất đã chết, đem theo cả niềm hi vọng của cả một giống loài.
Toughie là tên của một chú ếch nổi tiếng, được biết đến như là cá thể cuối cùng của loài ếch Rabbs, có tên khoa học là Ecnomiohyla rabborum. Da của nó có màu nâu kèm theo các đốm nhỏ, chúng có thể lướt đi bằng các màng chân lớn. Chú ếch được mô tả là 'đẹp trai' ở ngay trên trang Wikipedia của mình, đã chiếm được rất nhiều cảm tình của một số đạo diễn phim và các tay đua.
Liên Hiệp Quốc đã dự kiến đăng ảnh của Toughie tại trụ sở chính ở thành phố NewYork vào năm 2014, như một phần của chiến dịch nâng cao nhận thức con người về sự kiện đại tuyệt chủng lần thứ 6, đây là một thời kỳ đã được giới khoa học cảnh báo.
Toughie là 'một biểu tượng của cuộc khủng hoảng tuyệt chủng', National Geographic nói. Chú ếch đã chết vào ngày 26 tháng 9 tại nhà của chú ở Vườn Bách thảo Atlanta, nơi chú đã sống từ năm 2005.
Chú ếch Rabbs cuối cùng.
Sự tuyệt chủng của bất kỳ loài nào đều là một bi kịch, với những ảnh hưởng mang tính dây chuyền, tác động không chỉ đến hệ sinh thái vốn mỏng manh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Và cái chết của Toughie như một sự nhắc nhở rằng có rất nhiều loài khác đang dần bị xoá sổ 'thậm chí trước cả khi chúng ta biết rằng chúng có tồn tại', Mark Mandica viết, người nghiên cứu về động vật lưỡng cư và đã đặt tên cho con trai mình là 'ếch'.
Các nhà khoa học ban đầu không xác định được loài của Toughie, mãi đến năm 2005, có một nhóm nhà nghiên cứu đã đến trung tâm của Panama để nhanh chóng thu thập các loại động vật còn sống vì khi đó một dịch bệnh diệt chủng trên loài lưỡng cư quét qua vùng này.
'Nó được ví như việc cứu hoả', Mandica nói với đoàn thám hiểm National Geographic.
Loài ếch Rabbs được cho là không sống sót qua khỏi dịch bệnh, thứ bị cho là liên quan đến biến đổi khí hậu. Việc này đã đặt ra một vấn đề nghiêm trọng đối với quần thể các loài lương cữ trên thế giới. Chỉ riêng ở Panama, dịch bệnh đã gây nên sự tuyệt chủng của ít nhất 30 loài ếch. Giống như loài ếch Rabbs, rất nhiều loài động vật đang dần biến mất nhưng chỉ mới được phát hiện.
'Chúng ta có rất ít cơ hội để nghiên cứu về loài ếch Rabbs trong tự nhiên trước dịch bệnh xảy ra, chỉ biết được nơi chúng có mặt và biến mất sau đó', Mary Pat Matheson, chủ tịch của Vườn Bách thảo Atlanta nói với tờ Journal-Constitution.
Toughie được cứu từ Panama và đưa đến Vườn Bách thảo, nơi chú ếch sống một mình trong điều kiện thuận lợi nhất cho đến khi chết.
Một con ếch Rabbs khác, được biết đến trong điều kiện nuôi nhốt, cũng là con đực, đã chết ở vườn thú Atlanta năm 2012.
Chúng ta đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ tồi tệ khi số lượng các loài động vật giảm dần và sau đó biến mất giống như sự diệt chủng của loài khủng long 65 triệu năm trước. Với tốc độ hiện tại của sự tuyệt chủng, ít nhất một trong sáu loài có thể bị xoá sổ khỏi Trái đất đến năm 2100. Con số này có thể lên tới 3 đến 4 loài trong thế kỷ tiếp theo.
Đã có những câu chuyện về sự sống sót kỳ lạ của một số loài khi đối mặt với cuộc khủng hoảng này. Ví dụ, một con nai hiếm thấy, được cho là đã tuyệt chủng ở Afghanistan, đã được tìm thấy sau đó hàng thập kỷ là còn sống sót mặc dù phải đối mặt với chiến tranh và bất ổn. Ở Vương quốc Anh, loài cây Elm được cho là đã biến mất lại được tìm thấy 'ẩn mình giữ một cánh đồng' ở một khu vườn của Nữ Hoàng Elizabeth II.
Sự diệt chủng dù là bất kì loài nào đều là một bi kịch.
Nhưng những câu chuyện này không phản ánh được hiện thực là đã có rất nhiều giống loài đã mất đi. Chỉ trong tuần qua, đã có tin tức về một loài ông vằn cũng đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng. Loài rùa Ploughshare, có nguồn gốc từ Madagascar, được dự đoán sẽ chỉ còn được nhìn thấy trong vòng 2 năm tới.
Cái chết của Toughie một lần nữa nhắc nhở chúng rằng có rất nhiều loài ếch đang bị đe doạ tuyệt chủng.
Động vật lưỡng cư là một trong những lớp động vật đang bị đe doạ nhiều nhất trên Trái đất (cùng với các loài bò sát, lưỡng cư đang là những loài có tốc độ diệt chủng cao gấp 10.000 lần so với các loài sinh vật khác), theo một nghiên cứu năm 2015.
Ếch được phát hiện là loài đặc biệt dễ bị nguy hại. Trong một nghiên cứu của John Alroy thuộc Đại học Macquarie ở Úc, kết luận rằng có hơn 3% tất cả các loài ếch đã biến mất, phần lớn bắt đầu từ những năm 1970.
'Hàng trăm loài nữa sẽ biến mất mãi mãi trong thế kỷ tới', nghiên cứu nói thêm.
Giống như sự lây lan của dịch bệnh tiêu diệt loài ếch, các nhà khoa học chỉ ra rằng thay đổi khí hậu chính là nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm của các loài ếch. Các loài máu lạnh có da mỏng, các loài lưỡng cư đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí và chất lượng nước. Biến đổi khí hậu cũng đã dẫn đến sự tăng lên của các dịch bệnh truyền nhiễm tác động đến số lượng các loài ếch trên toàn thế giới.
'Trái đất ấm lên đang tàn phá các loài lưỡng cư', cảnh báo từ nhà sinh học J.Alan Pounds từ năm 2006, 'và đây chính là nguyên nhân gây ra những thiệt hại cực lớn đối đa dạng sinh học nếu chúng ta không sớm hành động'.
Cập nhật: 10/10/2016
Theo Trí Thức Trẻ