Dòng iPhone 13 mới của Apple đã được trang bị bộ vi xử lý A15 Bionic mới nhất và được nhà Táo công bố nhanh hơn tận 50% so với đối thủ. Tuyên bố này đã nảy lên một cuộc điều tra chi tiết của AnandTech về hiệu suất, hiệu quả và cải tiến lõi đồ hoạ của chip.
Cụ thể, so với đối thủ, A15 không nhanh hơn 50% như tuyên bố mà là nhanh hơn cả 62% mặc dù các lõi lớn hơn sẽ ngốn nhiều điện hơn nhưng bộ vi xử lý vẫn rất tiết kiệm điện.
Được biết, kiến trúc bên trong A15 có hai lõi hiệu suất cùng bốn lõi hiệu quả và có thể được sản xuất trên quy trình 5 nm+ mà TSMC gọi là N5P. Đây là một phiên bản nâng cao hiệu suất của quy trình 5 nm khi cho phép tần số tối đa cao hơn.
Hình minh hoạ (Nguồn: Macrumors)AnandTech lưu ý rằng bộ nhớ đệm của chip A15 được tăng lên 32 MB, gấp đôi bộ nhớ đệm hệ thống của A14. Báo cáo còn cho biết rằng sự tăng gấp đôi này là yếu tố chính trong hiệu suất năng lượng của chip khi có thể duy trì quyền truy cập bộ nhớ trên cùng một silicon thay vì chuyển sang DRAM chậm và kém hiệu quả hơn.
Ngoài ra, Apple cũng tăng 50% trong bộ nhớ đệm cấp 2 các lõi hiệu suất của A15, cụ thể là tăng từ 8 MB lên 12 MB và được AnandTech phải thốt lên khủng khiếp. Đấy là bởi vì A15 có cùng kích thước L2 với chip M1 của Apple và gấp đôi so với các chip khác chẳng hạn như Snapdragon 888.
Không những vây, bộ nhớ đệm tăng cường này giúp A15 đạt được mức tăng ấn tượng từ kiến trúc lõi hiệu xuất khi không khác quá nhiều so với A14 năm ngoái. Trong khi một số ALU và hệ thống con của bộ nhớ nhanh hơn trong các lõi để cải thiện hiệu suất.
Apple đã cố gắng để giảm năng lượng tiêu thụ trong khi hiệu suất vẫn nằm ở mức cao. Có nghĩa là hiệu suất sẽ được cải thiện 17% so với A14.
Mặc dù, các mẫu iPhone 13 được cho là có thiết kế tản nhiệt không được tốt cho lắm nhưng các thiết bị chắc chắn vẫn sẽ đem lại trải nghiệm chơi game tốt hơn các mẫu điện thoại cạnh tranh khác.
Theo bạn chip A15 có đủ mạnh để làm bạn ấn tượng không?
Nguồn: Macrumors
Biên tập bởi Mai Hữu Vinh