Ajinomoto đầu tư 25 tỷ Yên vào sản xuất vật liệu bán dẫn đến năm 2030
Venice không để nước xóa sổ với hệ thống đê chìm nổi
Thành phố nổi tiếng Venice của Ý có nguy cơ bị xóa sổ bởi nước biển nếu như không có biện pháp đúng đắn. Và nước Ý phải chi ra 7 tỉ USD để bảo vệ thành phố 60.000 người dân này.
Venice là thành phố nằm trong một phá, gồm 124 hòn đảo. Đây từng là một trung tâm kinh tế của thế giới trong thời Trung cổ với 250.000 dân.
Trong quá khứ, mỗi khi có lụt, người dân Venice di chuyển khắp thành phố bằng sàn đi di động - (Ảnh: Guardian).
Mỗi năm Venice lún xuống 0,4mm - hậu quả do việc khai thác nước ngầm quá mức trong giai đoạn thập niên 1970. Đồng thời, nước biển lại tăng 1,4mm. Tổng cộng, mỗi năm Venice bị chìm xuống dưới mực nước 2mm. Tổng cộng trong thế kỷ 20, Venice bị lún xuống 23cm khiến nhiều người gọi nơi này là 'thành phố đang chìm'.
Việc nhiều nhà cửa bị hư hại và tình trạng ngập lụt thường xuyên, nhiều người đã bỏ Venice ra đi, khiến nơi này hiện nay chỉ còn 60.000 dân.
Theo địa hình, nước từ biển Adriatic đi vào phá theo ba cửa là Lido, Malamoco và Chioggia. Ngập lụt là tình trạng bình thường tại Venice nhưng tình trạng ngày càng tồi tệ hơn. Năm 1966 đánh dấu trận lụt lịch sử tại đây khi nước dâng cao lên đến 1,94m - cao hơn mực nước biển thông thường 1,5m. Và chỉ tính riêng trong năm 1997, Venice phải hứng chịu tổng cộng 100 cơn lụt lớn nhỏ. Với những con lụt nhỏ, người dân Venice di chuyển bằng sàn đi di động được lắp tạm thời.
Để tránh việc Venice bị phá hủy, Chính phủ Ý đã phải mất rất nhiều thời gian xét duyệt và chi 8 tỉ USD để khởi công Mose - một đê chắn sóng biển nổi - trong năm 2003 tại ba vị trí cửa Lido, Malamoco và Chioggia. Đến năm 2015, công trình gần như hoàn tất.
Cửa Lido, một trong ba cửa để nước từ biển Adriatic đi vào phá - (Ảnh: Wiki).
Vị trí ba cửa Lido, Malamoco và Chioggia, nơi 79 cánh cổng của công trình Mose được lắp đặt để chặn nước từ biển Adriatic đi vào phá - (Ảnh: Daily Mail).
Tổng cộng có 79 cánh cổng được đặt tại Lido, Malamoco và Chioggia. Mỗi cánh cổng rỗng ruột này dài 30m, rộng 20m và cao từ 4-5m. Cửa Lido là cửa lớn nhất nên cần đến 41 cổng và ở giữa phải xây một hòn đảo nhân tạo.
Công trình bắt đầu bằng việc xây móng, gồm những thanh bê tông cốt thép dài 38m, đường kính 0,5m, rộng 20m, chôn vào lòng biển. Sau đó, những cánh cổng được đặt nằm lên đáy biển, một đầu bắt cố định vào móng bằng hệ thống bản lề khổng lồ. Mỗi bản lề đều có camera quan sát để các kỹ sư có thể điều chỉnh chính xác nhất.
Bình thường, nước được bơm đầy vào cánh cổng khiến nó nằm sát xuống đáy biển. Nhưng khi có dự báo ngập lụt trên 1,1m, các kỹ sư dùng máy bơm đẩy hết nước ra ngoài và thay vào bên trong từng cánh cổng không khí nén. Trong vòng 30 phút, không khí nhẹ khiến cánh cổng nổi lên, tạo thành đê chắn góc 45 độ với mặt biển. Mỗi cánh cổng có thể hoạt động độc lập với nhau nên đê chắn này rất linh hoạt.
Công trình có thể hoạt động trong 100 năm, chống lại những con sóng cao đến 3m để bảo vệ thành phố Venice.
Ảnh minh họa sơ đồ hoạt động của công trình Mose, vẽ quá trình các cánh cổng được bơm khí 'bật dậy' từ đáy biển - (Ảnh: watertechnology)
Công trình Mose nhô lên khỏi mặt biển để chặn nước từ biển Adriatic vào trong phá - (Ảnh: Daily Mail).
Các cánh cổng hoạt động độc lập với nhau nên có thể được thả nổi linh hoạt - (Ảnh: Daily Mail).
Không chỉ vậy, con đê nổi linh động này là giải pháp giúp bảo vệ môi trường biển tại Venice, đồng thời giúp khôi phục những ngành nghề truyền thống của thành phố.
Việc đê nổi chỉ được sử dụng vài giờ khi nước biển dâng cao giúp nước vẫn lưu thông bình thường giữa đầm và biển Adriatic nên hệ sinh thái tại đây gần như không bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, việc giữ cho Venice luôn khô ráo giúp họ có thể trồng nho trở lại. Matteo Bisol, giám đốc vườn nho Venissa trên đảo Mazzorbo, nói: 'Trong thế kỷ 19, có rất nhiều xưởng rượu trong phá nhưng vào năm 2002, khi chúng tôi quyết định khôi phục lại nghề này, gần như không còn xưởng nào. Trong vài năm qua, nhiều trận lụt lớn đã đến Venissa nhưng tất cả nho đều sống'.
Hà Lan ngàn đời chống ngập bằng vắt nước lấy đất
Cập nhật: 22/09/2016
Theo Tuổi Trẻ
TIN LIÊN QUAN
Lộ mẫu điện thoại BlackBerry chạy hệ điều hành Android
BlackBerry là một trong những thương hiệu điện thoại từng “làm mưa làm gió” trên thị trường với khả năng cung cấp các sản phẩm tốt nhất dành cho doanh nhân.
Những thành phố không xe hơi trên thế giới
Trước thế kỷ 20, hầu hết các thành phố trên thế giới không sử dụng xe ô tô làm phương tiện giao thông cá nhân. Nhưng không phải là tất cả, đâu đó trong thế giới văn minh, vẫn có một số thành phố 'không sử dụng ô tô'.
Rào cản ngăn thủ đô Indonesia xây trường thành chống ngập
Chính phủ Indonesia buộc phải đình chỉ thi công tường chắn sóng dài 24km chống ngập cho thủ đô Jakarta do lo ngại về vấn đề an toàn.
Ngôi làng độc đáo không có đường đi ở Hà Lan
Được mệnh danh là 'Venice của Hà Lan', du khách tới tham quan ngôi làng Giethoorn sẽ có những trải nghiệm như bước chân vào thế giới cổ tích.
Singapore chống ngập bằng cách giữ lại từng giọt nước để xài
Cách chống ngập của quốc gia diện tích nhỏ bé và thiếu nghiêm trọng nguồn nước ngọt này rất thông minh: nước ngập do mưa và sông ngòi được chuyển vô đập - hồ chứa Marina cùng 17 hồ chứa để xài dần.
Bangkok giăng 1682 kênh mương và 25 khu trữ lũ chống ngập
Gần gũi với Việt Nam, đặc biệt với TP.HCM: một thành phố sông nước. Không hoành tráng như người Nhật nhưng người Thái Lan chọn kênh mương làm kế chống ngập muôn đời tự nhiên.
Tokyo đẩy nước xuống “Điện Pantheon dưới đất”, hồ lượn dưới sông
Thủ đô Tokyo có 107 sông lớn nhỏ khác nhau, với tổng chiều dài 858km. Mùa tuyết tan, lưu lượng nước những con sông này tăng cao, đổ vào vịnh Tokyo.
Con đường chìm dưới mặt nước 2 lần mỗi ngày
Khi thủy triều dâng, Passage du Góis lại chìm sâu dưới mặt nước biển. Du khách muốn qua lại giữa vịnh Burnёf và đảo Noirmoutier (Pháp) không còn cách nào khác là chờ nước rút.
THỦ THUẬT HAY
Thay đổi điện thoại Android theo ý bạn một cách đơn giản
Bạn nên cầm sẵn cái điện thoại Android của mình, mở bài này ra, đọc tới đâu cài liền app tới đó để vọc ngay cho nóng nhé.
Giới hạn quyền điều khiển từ xa cho Teamviewer
Cái tên gọi Teamviewer không còn xa lạ với người dùng Internet hiện nay, và đặt biệt với 1 số người dùng thường xuyên sử dụng để truy cập từ xa nhằm quản lý công việc tốt hơn.
Hướng dẫn sử dụng tính năng tìm điểm phát WiFi bằng Facebook
Facebook vừa cập nhật thêm tính năng Find WiFi trên điện thoại. Tính năng này cho phép người dùng tìm được thông tin của những điểm phát WiFi bằng Facebook
Hướng dẫn thay đổi tốc độ phát video trên Youtube
Thay đổi tốc độ phát video trên Youtube là tính năng khá thú vị, tuy không thực sự mang lại nhiều tác dụng trong quá trình xem video, nhưng nếu đang cần xem lại một pha hành động đẹp mắt, một cú sút bóng hoàn hảo tới
KidsGuard Pro: Phần mềm kiểm soát điện thoại của trẻ em tốt nhất
KidsGuard Pro là một ứng dụng di động để giúp bạn giám sát hơn 30 loại nội dung trên điện thoại thông minh như tệp, SMS, cuộc gọi, mạng xã hội, vị trí thời gian thực và nhiều chức năng khác. Không chỉ giám sát con cái
ĐÁNH GIÁ NHANH
Đánh giá nhanh MacBook Air 2017: Có còn nên mua MacBook cũ thời điểm này không?
MacBook Air 2017 là sản phẩm được đánh giá cao với những thay đổi cả đáng kể về cả thiết kế lẫn cấu hình mang đến nhiều kì vọng cho tín đồ trên toàn thế giới. Hãy cùng TCNShop tham khảo các thông tin dưới đây để hiểu
Đánh giá Galaxy Z Flip5 - siêu phẩm gập sắp ra mắt của Samsung
Galaxy Z Flip5 là siêu phẩm gập sắp ra mắt của Samsung vào nửa cuối năm 2023 - cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua một số đánh giá Z Flip 5 ngay sau đây!
Đánh giá Dell XPS 15 2-in-1: Mạnh mẽ, sang trọng, pin trâu
Laptop Dell XPS 2 in 1 không hẳn là một dòng máy tính mới (về cơ bản nó chính là Dell XPS) nhưng sự linh hoạt của nó giúp ích cho người dùng rất nhiều trong quá trình sử dụng hàng ngày. Bạn có thể sử dụng tại chỗ hoặc