Lý giải hiện tượng Mặt Trăng to hơn ở sát đường chân trời

Ảo ảnh quang học khiến Mặt Trăng trở nên khổng lồ khi ở sát đường chân trời là ảo giác nổi tiếng nhất thế giới mà chưa chuyên gia nào có thể đưa ra giải đáp chính xác.


Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristotle cho rằng bầu khí quyển của Trái Đất phóng to Mặt Trăng khi ở gần đường chân trời. Giả thuyết này được chứng minh là sai. Các hiệu ứng tán xạ của không khí có thể làm cho Mặt Trăng mang màu đỏ hoặc cam nhưng không làm thay đổi kích thước thiên thể, theo Vox.




Mặt Trăng ở chân trời dường như to hơn hẳn. (Ảnh: NASA).

Sử dụng công cụ gọi là máy kinh vĩ, các nhà thiên văn học có thể xác định trăng tròn có bề rộng 0,52 độ (so với 360 độ của toàn bộ bầu trời) và không đổi trong suốt đêm. Trên thực tế, theo các phép đo chính xác, Mặt Trăng khi ở trên đỉnh đầu lớn hơn Mặt Trăng ở đường chân trời khoảng 2%, do khoảng cách quan sát tới chân trời xa hơn.


Hiện tượng Mặt Trăng trông lớn hơn hoàn toàn do bộ não con người. 'Con người đang tìm kiếm một câu trả lời đơn giản', Donald Simanek, nhà vật lý chuyên nghiên cứu về ảo giác Mặt Trăng cho biết. 'Nhưng câu trả lời này nằm trong các chức năng của não người mà chúng ta mới chỉ biết rất ít'.



Lý giải hiện tượng Mặt Trăng to hơn ở sát đường chân trời

Đo đạc bằng máy cho thấy Mặt Trăng ở trên đỉnh đầu lớn hơn Mặt Trăng ở chân trời. (Ảnh: Bob King).

Gần đây, một số nhà thần kinh học bắt đầu sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI để tìm hiểu nguyên nhân. Tuy chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng, nghiên cứu của họ giúp lý giải một phần quá trình bộ não giải thích các thông tin thị giác.


Một kết quả nghiên cứu bằng MRI năm 2006 mô phỏng ảo giác tương tự trong phòng thí nghiệm. Hình cầu bên trái cho cảm giác lớn hơn và ở xa hơn hình cầu bên phải, dù kích thước thật của cả hai như nhau. Hiện tượng này tương tự như ảo giác thấy Mặt Trăng to hơn ở chân trời.


Các nhà nghiên cứu đưa ra một giả thuyết để giải thích cho sai lầm này của bộ não. Khi ôtô dần đi xa về phía trước, góc nhìn của mắt với chiếc xe sẽ nhỏ dần. Do biết chắc chiếc xe không bị thu nhỏ, não bộ tự điều chỉnh kích thước quan sát để mắt ta vẫn thấy chiếc xe ở cùng kích cỡ khi di chuyển ra xa.




Quả cầu bên trái nhìn to hơn và ở xa hơn quả cầu bên phải, tương tự Mặt Trăng ở chân trời. (Ảnh: Murray).

Ở một khoảng cách lớn hơn rất nhiều như đối với Mặt Trăng, chúng ta không thể cảm nhận độ sâu chuẩn xác. Nếu cảm giác đường chân trời ở xa hơn vị trí trên đỉnh đầu rất nhiều, cơ chế này cũng sẽ đánh lừa bộ não, khiến ta trông thấy Mặt Trăng lớn hơn kích thước thật của nó.


'Nếu ước lượng khoảng cách tới Mặt Trăng lớn hơn, não bộ sẽ thực hiện tính toán và quyết định rằng các vật thể cũng phải lớn hơn để lấp đầy cùng một không gian', Ralph Weidner, một nhà thần kinh học người Đức nghiên cứu ảo giác Mặt Trăng bằng thí nghiệm MRI, cho biết.


Hầu hết mọi người khi được hỏi đều trả lời Mặt Trăng trông vừa to lại vừa gần chứ không phải xa. Các nhà nghiên cứu cập nhật cách giải thích mới dựa trên nghiên cứu khoa học thần kinh để giải quyết vấn đề này. Theo đó, bộ não của chúng ta có hai hệ thống cơ bản để xử lý thông tin thị giác: một quyết định bạn sẽ nhìn cái gì (ventral stream) và một xác định vị trí của đối tượng quan sát (dorsal stream). Mỗi hệ thống tương ứng với một vùng khác nhau của não bộ.




Ảo ảnh Ebbinghaus, vòng tròn bên trái dường như nhỏ hơn bên phải. (Ảnh: Phrood~commonswiki).

Giả thuyết mới cho rằng hai hệ thống này làm việc theo thứ tự để tạo ra ảo giác Mặt Trăng. Ventral stream thực hiện quá trình theo cách giải thích cũ, tự đồng điều chỉnh cho Mặt Trăng trở nên lớn hơn khi thấy nó ở xa. Dorsal stream sau đó sẽ xác định lại vị trí của Mặt Trăng theo hướng suy luận Mặt Trăng lớn hơn bình thường, nghĩa là nó phải ở gần, Weidner cho biết.


Weidner và các đồng nghiệp thử nghiệm giả thuyết này bằng cách đặt con người trong một máy MRI và sử dụng kính 3D để họ thấy ảo giác Mặt Trăng, cùng một ảo giác khác hoạt động theo cách tương tự.


Người tham gia thí nghiệm sẽ thấy một vòng tròn tiến lại gần hoặc ra xa nhưng góc trông vật luôn được hiệu chỉnh để giữ giá trị không đổi. Tất cả tình nguyện viên đều chia sẻ họ thấy vòng tròn to hơn khi nó di chuyển ra xa, giống như Mặt Trăng.


Các nhà nghiên cứu nhận định vùng ventral stream của não bộ hoạt động đối với cả hai loại ảo giác. Tuy chưa cung cấp bằng chứng vững chắc, thí nghiệm cho thấy hiệu ứng kích thước - khoảng cách thực sự có liên quan đến ảo giác Mặt Trăng ở chân trời to hơn.


Cập nhật: 21/09/2016
Theo VnExpress

TIN LIÊN QUAN

Những lần bão Mặt Trời tàn phá Trái Đất trong lịch sử

Với nguồn năng lượng khổng lồ, những vụ bùng phát Mặt Trời mang lại nhiều tác hại khôn lường dù ở cách xa hàng triệu km.

Nên tìm kiếm người ngoài hành tinh ở đâu

Các nhà khoa học cho rằng chỉ những hành tinh có kích thước tương tự Trái Đất, nằm trong vùng Goldilocks và thỏa mãn một loạt yếu tố khác mới hội đủ các điều kiện cho sự sống phát triển.

Elon Musk giới thiệu mái ngói pin năng lượng mặt trời cực đẹp và hữu ích

Đây có lẽ là tương lai thay thế những mái ngói thông thường mà chúng ta đang sử dụng?

Cú va chạm có thể khởi nguồn cho sự sống trên Trái Đất

Theo các nhà địa hóa học, nguyên tố khởi nguồn cho sự sống trên Trái Đất là carbon, có thể được mang tới từ vụ va chạm với một hành tinh khác 4,4 tỷ năm trước.

Phi hành gia Nga luyện tập đổ bộ xuống Mặt Trăng

Nga đang cho các phi hành gia luyện tập với một thiết bị mô phỏng lực hấp dẫn trên Mặt Trăng để chuẩn bị cho việc chinh phục thiên thể này vào năm 2030.

Đường truyền dữ liệu tức thời không thể bị hack

Hai thí nghiệm truyền thông tin tức thời ở cấp độ lượng tử đã được thực hiện thành công tại Canada và Trung Quốc.

Bản đồ các thiết bị kết nối Internet trên Trái Đất

Bằng phương pháp gửi tín hiệu và chờ phản hồi, một nhà khoa học máy tính người Mỹ đã xây dựng thành công bản đồ tất cả các thiết bị kết nối Internet toàn cầu.

Video: Quả cầu đen nghi là UFO bay qua Mặt Trăng

Một nhà thiên văn nghiệp dư ghi lại cảnh tượng vật thể hình cầu màu đen di chuyển ngang qua bề mặt Mặt Trăng, nhiều khả năng là UFO.

THỦ THUẬT HAY

Anh em muốn Mod review gì ở iPhone X?

Trong bài hỏi này bọn mình muốn biết anh em muốn bọn mình sẽ review gì từ đó để bài review nó thực tế hơn nữa. Bọn mình không chắc là sẽ làm hết được yêu cầu của anh em. Nhưng sau khi có kết quả thống…

Hướng dẫn trải nghiệm phiên bản Messenger Lite trên iOS

Về cơ bản, Messenger Lite cắt giảm một số tính năng và hiệu ứng không cần thiết nhằm tiết kiệm bộ nhớ RAM hơn rất nhiều so với ứng dụng chính thức hiện nay. Đối với thiết bị có cấu hình thấp hoặc thường

Những ký tự giúp tạo ra hiệu ứng dễ thương trên Facebook,

Hôm nay, TCN sẽ tổng hợp lại những ký tự giúp tạo ra hiệu ứng dễ thương trên Facebook, khi người dùng comment hoặc post lên tường của người khác. Hãy xem và sử dụng những hiệu ứng dễ thương này nhé. Tất nhiên, chúng

10 nguyên tắc “bất thành văn” của các triệu phú tự thân

Các triệu phú tự thân có nhiều thứ mà đa phần chúng ta không hề có. Tuy nhiên, lý do nằm ở chỗ chúng ta không dám trải nghiệm và nỗ lực để đạt được chúng mà thôi.

Hướng dẫn cách khắc phục lỗi full disk win 10 hiệu quả

Lỗi full disk có nghĩa là disk spage usage (Dung lượng lưu trữ) trên hệ điều hành của bạn đã full 100%, lỗi này thường gặp ở hệ điều hành win 8, win 10. Nó sẽ khiến cho máy tính bạn chạy chậm, hay bị đơ, bị đứng máy.

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh XA1 và A3 2017: Tầm trung chưa bao giờ hết hot

Khi đặt hai chiếc máy cạnh nhau, dễ dàng thấy được những nét đặc trưng riêng. Xpeira XA1 góc cạnh hơn, vuôn vức mà mang sự mạnh mẽ, hừng hực khí thế hơn. Trong khi đó Galaxy A3 2017 bé bé xinh xinh, bo cong các góc mềm

Đánh giá nhanh HTC U12+: Thiết kế bắt mắt, màn hình đẹp, camera đỉnh và hiệu suất cao

Nếu bạn đã biết đến dòng HTC U thì có thể thấy được sự quen thuộc trong thiết kế HTC U12+. Mặt lưng vẫn là chi tiết mà chúng ta yêu thích nhất khi được làm cong bóng bẩy, hiệu ứng ánh sáng tốt. Đặc biệt phiên bản màu