Mạng xã hội tựa như thỏi nam châm khổng lồ có sức hút mãnh liệt đối với giới trẻ, thậm chí nó góp “công lớn” gây ra hội chứng nghiện điện thoại (nomophobia). Căn bệnh đã làm điên đảo cuộc sống, ảnh hưởng không nhỏ tới công việc. Có nhiều người mãi chìm đắm trong thế giới ảo, song cũng có những cá nhân nhận thức được mặt tiêu cực của nó. Họ đã bắt đầu “cai nghiện”. Hãy cùng xem quá trình vật vã từ bỏ mạng xã hội trong vòng một tháng của một thanh niên “thích sống ảo”.
Tôi không yêu thích Instagram, hiếm khi sử dụng Pinterest, tôi cũng dùng Twitter nhưng không tích cực. Tôi sử dụng Facebook là phương tiện truyền thông thường xuyên liên lạc với bạn bè và gia đình. Tôi đã tâm sự rất nhiều trên đó, mỗi khi sử dụng mạng xã hội cảm giác hưng phấn, vui vẻ lại trỗi dậy tựa như đó là lúc hormone dopamine tiết ra rất nhiều. Cảm giác nếu một ngày không lướt face sẽ rất khó chịu trong người. Hiểu được điều này là vô cùng có hại cho cuộc sống nên tôi đã quyết định cai nghiện và nghĩ rằng điều này rất dễ dàng, nhưng tôi đã lầm.
Lo lắng vì bị cô lập
Ngày đầu tiên tôi cảm thấy như mình đang muốn tìm kiếm sự kích thích. Vì vậy, tôi quay sang hộp email, xem tin tức, sau đó kiểm tra các blog mà từ trước vẫn thích đọc để xem các nhà văn nghiệp dư có chắp bút thêm điều gì mới. Tôi cho rằng thời gian tuần đầu tiên là khó khăn nhất, nên đã sử dụng những thú vui khác bù đắp vào, nhưng không. Thay vào đó tôi cảm thấy ngày càng bị cô lập, cảm giác như mình đã bỏ lỡ một cái gì đó. Giống như cảm giác mặc dù tôi đã vui vẻ với bạn bè ở các bữa tiệc nhưng vẫn có cảm giác thiếu hụt một điều gì đó nếu như ngày hôm sau không vào facebook kiểm tra lại những bức ảnh trong cuộc vui này.
Sanam Hafeez, một giảng viên tại Đại học Columbia khẳng định: “Cảm xúc này là một dấu hiệu cho thấy bạn cần nghỉ ngơi, tránh xa các phương tiện truyền thông. Điều đó có nghĩa là: khi bạn cảm thấy lo lắng bởi vì không cập nhận tin tức hàng hàng hoặc không được kết nối, chính là lúc cần ngắt kết nối với mọi thứ xung quanh”. Michael W. Smith, WebMD Tổng biên tập một trang báo Y khoa nhấn mạnh thêm: “Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng phương tiện truyền thông là một hiện tượng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như nghiện”.
Làm thế nào để cai nghiện?
Tuy nhiên, tôi vẫn không tin là mình bị “nghiện”, việc thừa nhận này khá khó khăn và đột ngột. Hafeez khẳng định có thể giúp tôi làm điều này: “Hãy bắt đầu với những bài kiểm tra chỉ vào mạng xã hội trong vòng 10 phút cách nhau 3 giờ và thiết lập một báo động – nhờ những người bạn để kiểm tra chắc chắn rằng bạn không truy cập vào mạng xã hội”. Nếu như trong khoảng thời gian kéo dài không lướt face, tâm trạng cảm thấy bức bối, mệt mỏi, uể oải hay bứt rứt đồng nghĩa với việc bạn cần phải “cai nghiện”.
Hafeez cho rằng phương tiện truyền thông xã hội nên được sử dụng coi như là thời gian chết và không nên dùng trong giờ làm việc. Đây là cách giải phóng tâm trí để tập trung hoàn toàn vào công việc. Nếu như coi việc sử dụng mạng xã hội vào thời gian chết sẽ mang lại niềm vui, phục vụ như một công cụ giải trí chứ không tác động mạnh tới cuộc sống.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo
Khi đã 30 ngày trôi qua, tôi nóng lòng mở tài khoản để xem những gì đang xảy ra. Các bài viết đầu tiên là nhìn thấy video của bạn bè chia sẻ cho người thân của họ, tiếp đến là những dòng tâm sự của mọi người, những tin tức cần thiết, những bức ảnh buồn vui của người thân…Tôi cảm thấy dường như mình không bỏ lỡ điều gì cả. Tôi bắt đầu tìm nguồn cảm hứng đọc blog, hoặc bất cứ thứ gì chỉ cần vui vẻ. Tôi cũng cảm nhận thấy nên bắt đầu nói chuyện phiếm với người lạ ở ngoài đời nhiều hơn trong thế giới ảo. 30 ngày đã cho tôi cảm nhận thấy rằng mọi người vẫn ở qua những hành động thiết thực, chứ không phải qua bàn phím.
Xem thêm:
Nghiện điện thoại dễ bị đau cổ
Dân Anh thà chơi điện thoại còn hơn sex
Những “con nghiện kết nối mạng” cần thuốc chữa
Hương Nguyên
Theo fastcompany