“Chúng tôi đã nghiên cứu địa hình nơi có hơn 15 quả cầu loại này, và có vài quả đặt ở bên cạnh những lối vào khu nhà dân cư như thể để chào đón bạn. Chúng được dùng như một dấu hiệu để phân biệt giai tầng, địa vị và sắc tộc,” nhà khảo cổ học Francisco Corrales từ Bảo tàng quốc gia Costa Rica cho biết.
Quả cầu đá khổng lồ vừa được khai quật ở Costa Rica. (Ảnh: Facebook/Bảo tàng quốc gia Costa Rica)
Những quả cầu đá lớn được gọi là những quả cầu đá từ Diquis, một khu vực về phía nam Costa Rica, và được chế tác trong khoảng năm 300 – 1500 sau Công Nguyên bởi tổ tiên của nền văn hóa Boruca, theo giải thích được đăng trên Facebook của Bảo tàng quốc gia Costa Rica.
Những quả cầu khổng lồ này được đặt ở những khu định cư quan trọng, tạo thành bộ các đường thẳng và là bộ phận của công trình chính, để củng cố tiếng tăm của khu vực và vị thế của người cầm quyền.
Những tác phẩm điêu khắc này đều có bề mặt trơn nhẵn, cùng hình dạng khối cầu gần như hoàn hảo. Chúng khác nhau về kích cỡ, quy trình sản xuất và ý nghĩa biểu tượng. Việc được trưng bày ở những nơi công cộng, khiến chúng trở thành những hiện vật khảo cổ đặc biệt, theo như giải thích trên trang web Diquis.
Việc chế tác những quả cầu này bắt đầu vào khoảng năm 300 sau Công Nguyên. (Ảnh: Facebook/Bảo tàng quốc gia Costa Rica)
Nhiều quả cầu bị chôn vùi dưới đất.
(Ảnh: Facebook/Bảo tàng quốc gia Costa Rica)
Những quả cầu có mức độ hoàn hảo đáng kinh ngạc, với “vài quả đạt độ chuẩn xác đến 96%”, theo Corrales, người nghiên cứu các công cụ dùng để chế tác ra những quả cầu này.
“Chúng tôi tìm thấy các dụng cụ chế tác gần những quả cầu và các thiết bị dùng để mài nhẵn đá. Chúng được làm từ nhiều loại vật liệu, bao gồm đá granit và đá gabbro, đá vôi và đá sa thạch, nhưng chủ yếu là đá gabbro.”
Để chế tạo những quả cầu này, người thợ nghiền những khối đá lửa lớn, ví như đá gabbro, granit và andesit hoặc đá trầm tích như đá vôi và đá sa thạch.
(Ảnh: Facebook/Bảo tàng quốc gia Costa Rica)
Người thợ cổ đại sẽ bổ bề mặt quả cầu bằng công cụ đá. Họ sử dụng nhiệt để loại bỏ lớp đá dư thừa và dụng cụ bằng gỗ để tinh chỉnh độ tròn.
Bề mặt được xử lý bằng các chất mài đặc biệt hay cát và những quả cầu lớn hơn cũng được đánh bóng để tạo độ bóng. Những quả cầu có đường kính từ vài centimet tới 2,66 mét và chúng có thể nặng đến 25 tấn.
Vật liệu thô để chế tạo chúng được khai thác ở vùng chân núi Chilean Coast Range. Ở đây, vật liệu hoặc bán thành phẩm điêu khắc được chuyển tới nơi đặt quả cầu sau đó mới được hoàn thiện ở đây.
(Ảnh: Facebook/Bảo tàng quốc gia Costa Rica)
Với khối lượng lên đến cả tấn, chưa rõ người cổ đại vận chuyển chúng bằng cách nào, nhưng đây hẳn là một công việc phức tạp, cần đến khả năng tổ chức và huy động nhân lực tuyệt vời, bên cạnh việc sử dụng đòn bẩy và công cụ nâng hạ kỹ thuật cao.
Điều đáng tiếc là, hầu hết các quả cầu đã bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu, có nghĩa là thông tin quý giá về nguồn gốc và mục đích sử dụng của chúng hiện vẫn còn mơ hồ.
Nếu chỉ quan sát những đối tượng riêng lẻ, khi tách khỏi bối cảnh xã hội của nó, thì sẽ nảy sinh ra hàng loạt suy đoán thiếu cơ sở khoa học.
Bằng cách đánh giá thấp nền văn hóa tiền Columbia, một số người cho rằng đây là sản phẩm của người ngoài hành tinh, trong khi số khác nhìn thấy dấu tích của lục địa Atlantic huyền thoại, một loại thiết bị định vị, những cánh cửa nối giữa các chiều thời gian hay thậm chí hộp trữ năng lượng bí ẩn.
Nhà nhân chủng học Ivar Zapp và George Erkison tuyên bố rằng những quả cầu là bằng chứng cho thấy ở vùng đồng bằng Diquis, một nền văn minh lớn từng định cư tại khu vực ven biển.
Theo nghiên cứu của họ, Atlantis ở Châu Mỹ, họ cho rằng những quả cầu biểu thị cho các tuyến đường biển, và được dùng như một loại thiết bị định hướng, và bố cục của chúng chỉ về phía những di chỉ cự thạch như Cột trụ của Héc-quyn (Gibraltar), kim tự tháp Ai Cập, vòng tròn đá Stonehenge (Anh), Đảo Phục sinh, từ đó cho thấy người dân Atlantis có liên hệ với các nền văn minh khác, và bằng chứng về sự tồn tại của chúng hiện diện ở Costa Rica.
Hưng Thành (theo Ancient Code)