Năm 1885, một người thợ nấu sắt làm trong xưởng đúc của ông chủ người Áo tên Isador Braun tại Vocklabruck, Áo, đã phát hiện một mẩu sắt nhỏ dạng khối hộp cắm sâu trong một tảng than có niên đại từ Kỷ Đệ Tam, trải dài từ 65,5 đến 2,6 triệu năm trước.
Vật thể kim loại hình hộp dị thường này còn được gọi là Khối hộp Salzburg hay Khối sắt Wolfsegg.
Tuổi thọ của hiện vật này cho thấy một nền văn minh vô cùng tiên tiến chưa được biết đến từng hiện diện vào thời điểm này trong khu vực.
Những người làm ra nó là những người thợ luyện kim có tay nghề và kỹ năng. Liệu họ từng sinh sống tại khu vực hiện là nước Áo hay họ là các vị khách từ nơi khác đến?
Trong cuốn Forbidden Archaeology (Lĩnh vực bị cấm trong ngành khảo cổ học), tác giả Micheal Cremo cho biết có hàng trăm ví dụ về những vật thể có niên đại nhiều triệu năm tuổi, mà theo giới khoa học chính thống thì không thể tồn tại, nhưng chúng vẫn tồn tại, thậm chí với số lượng không nhỏ.
Hiện vật này đã được mang đến Bảo tảng Salzburg, tại đây nó đã được nhà vật lý người Áo Karrl Gurls xem xét và phân tích rất tỉ mỉ. Dựa trên kết quả thí nghiệm được tiến hành trên hiện vật, vật thể này là hợp kim của sắt và niken.
Nó có kích thước 3 cạnh ước chừng là 6,7 : 6,7 : 4,7 cm, với trọng lượng 0,78 kg. Nó có tỷ trọng là 7,75.
“Các cạnh của hiện vật kỳ lạ này thẳng tắp và sắc nét; 4 mặt xung quanh rất phẳng, trong khi 2 mặt còn lại, đối diện nhau thì hơi lồi ra ngoài.
“Một rãnh khá sâu, cắt thành một vòng liền nhau xung quanh khối hộp. Nó cắt các mặt ở vị trí chính giữa, phân khối hộp ra thành hai nửa.”
“Khối hộp chắc chắn được gia công bằng máy móc, và nó dường như là bộ phận của một cỗ máy cơ khí lớn hơn”.
– Rene Noorbergen, một chuyên gia về các trường hợp tương tự.
Kết quả phân tích vi lượng bằng chùm tia điện tử cho thấy khối hộp kim loại kỳ lạ này không chứa thành phần nguyên tố crom (Cr), niken (Ni) hay coban (Co), mà được cấu tạo từ một loại sắt luyện.
Thành phần cấu tạo như vậy dường như đã phủ nhận giả thuyết cho rằng “khối hộp” này là một thiên thạch, như một số giả thuyết trước đó.
Kinh ngạc trước hình thù kỳ lạ của hiện vật này, các nhà khoa học từ Viện Địa chất học Áo (Geologisches Bundesanstalt) đã đi đến kết luận rằng khối hộp bằng sắt này là một sản phẩm nhân tạo.
Khối hộp hiện đã bị thất lạc. Tuy nhiên, sự tồn tại của nó là một điều khẳng định, bởi nó đã được xem xét, khám nghiệm và ghi nhận bởi nhiều chuyên gia và ấn phẩm khoa học uy tín. Lấy ví dụ, khám phá này đã được đăng trên tạp chí khoa học uy tín Nature.
Quý Khải (theo Ancient Pages)