Quan điểm này được trao đổi và đã thu hút sự chú ý của các khách mời tại tại Hội nghị Vietnam CEO Summit 2018 với chủ đề “Kỷ nguyên Kinh tế Trí tuệ nhân tạo và Doanh nghiệp Việt Nam”, diễn ra tại Hà Nội cuối tuần qua. Tại sự kiện, các diễn giả và chuyên gia về kinh tế trí tuệ nhân tạo đã chia sẻ kinh nghiệm và những đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam, những cơ hội, thách thức đặt ra và chiến lược cho các doanh nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên CMCN 4.0 và AI.
Đề xuất phát triển Chính phủ Trí tuệ nhân tạo
Tại đây, Giáo sư Jason Furman, Giáo sư trường Harvard Kennedy, người chủ trì xây dựng Chiến lược Kinh tế AI cho Chính phủ Mỹ và là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Barack Obama gợi ý, Việt Nam nên nghiên cứu xây dựng và phát triển Chính phủ Trí tuệ nhân tạo (AI) bằng cách áp dụng AI để hỗ trợ việc ra quyết định cho tất cả các chức năng của các lĩnh vực công chính yếu, cụ thể là Xây dựng Trung tâm dữ liệu và ra quyết định quốc gia.
“Xây dựng Đại học AI, trường học AI, bệnh viên AI, dịch vụ pháp lý và dịch vụ công AI, tối ưu hóa giao thông công cộng bằng AI, đột phá chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông nghiệp, thủy sản Việt Nam sạch, chất lượng cao bằng AI, đột phá du lịch bằng AI”, Giáo sư Jason Furman nó.
Cùng với đó, cũng theo vị giáo sư này, giải pháp để xây dựng Chính phủ AI là cần thiết lập nhóm đặc nhiệm triển khai dự án Chính phủ AI do Thủ tướng chỉ đạo trực tiếp. Nhóm cần cam kết kết quả đạt được theo thời gian và được cơ chế đặc biệt, được quyền chủ động hành động. Người đứng đầu nhóm sẽ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về kết quả, công khai minh bạch mọi hoạt đông nhưng được quyền tự quyết định. Đồng thời, Chính phủ VIệt Nam cũng cần ban hành ngay quy định bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nghiêm minh, coi những kẻ đánh cắp ý tưởng, đánh cắp sản phẩm, công nghệ là những tội phạm nghiêm trọng và bị xử phạt nặng.
Đây là thời điểm tốt nhất để Việt Nam bắt đầu nếu Việt Nam có khát vọng đi thẳng vào hiện đại, tiên phong trong việc xây dựng Chính phủ AI.
Việc đầu tư cho AI nên để doanh nghiệp tư nhân làm nòng cốt. Doanh nghiệp tư nhân có sự linh hoạt, sẵn sàng đón nhận các yếu tố mới nên phải là những đơn vị dẫn đầu, tạo động lực cho kỷ nguyên 4.0. Những doanh nghiệp tư nhân nên nắm bắt các lợi thế của công nghệ AI để cùng Chính phủ mang lại sự phát triển kinh tế cho Việt Nam.
Văn hóa thời đại AI
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Viện Michael Dukakis về Lãnh đạo và Sáng tạo (MDI) cho rằng cần xây dựng Văn hóa Thời đại AI, một nền văn hóa kế thừa những giá trị tinh túy tốt đẹp, cổ vũ, tôn vinh sự sáng tạo cùng với lòng nhân ái, tạo nên những giá trị cao quý nhất trong xã hội. Đó sẽ là những khu văn hóa Thời đại AI, Quảng trường Thời đại AI ở những thành phố đặc biệt của tại VN như Hội An, Hạ Long, Đà Lạt…
Cụ thể, “để xây dựng được Văn hóa thời đại AI, Việt Nam cần thu hút trí nguồn lực tuệ tinh hoa thế giới từ các trường Đại học hàng đầu và vận động các quỹ, tập đoàn lớn trên thế giới tài trợ cho các dự án. Chính phủ Việt Nam nên tạo môi trường để những tinh hoa đó gắn kết với Việt Nam, để Việt Nam tiếp thu những tư tưởng sáng tạo công nghệ tiên tiến của thời đại. Song song là những hoạt động truyền thông tạo khát vọng, nỗ lực cho người Việt Nam, tạo dựng hình ảnh Việt Nam đi tiên phong xây dựng Chính phủ AI và Văn hóa Thời đại AI với thế giới”, Giám đốc MDI gợi ý.
Thống nhất với ý kiến trên, ông Hồ Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc chiến lược Tập đoàn Công nghệ CMC đánh giá, thế giới đang có những thay đổi vượt bậc về công nghệ, trong đó, các công nghệ 4.0 như Big Data, AI hứa hẹn là những yếu tố quan trọng làm thay đổi vị thế của các quốc gia.
Ông Hồ Thanh Tùng (phải) nhận định đây thực sự là cơ hội lớn cho Việt Nam để vươn lên tạo vị thế mới.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Mạnh Quang cho biết: “Cần thay đổi cách nhìn nhận về trí tuệ nhân tạo và CMCN 4.0, coi đây là giải pháp chủ đạo để cải cách và phát triển kinh tế đất nước”.
Ông Tùng cũng cho biết, hiện CMC đã bước đầu ứng dụng AI để phát triển một số giải pháp như: Hệ thống giám sát, xử lý sự cố An ninh an toàn thông tin SOC cho các đơn vị Chính phủ, doanh nghiệp, sử dụng AI tiến tới cá thể hóa các dịch vụ tài chính, khai thác tối đa giá trị dữ liệu, sử dụng AI để phát hiện các bất thường cho ngành Thuế, hải quan, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...
“Đây thực sự là cơ hội lớn cho Việt Nam để vươn lên tạo vị thế mới. Chúng ta cần phải hành động quyết liệt, đặc biệt là trong việc thu hút và đào tạo ra nguồn nhân lực chuyên gia, tạo ra những con người “ AI ready”, sẵn sàng đáp ứng cho nền kinh tế AI”, ông Tùng bày tỏ.
TS. Kazuo Yano, Kỹ sư trưởng Tập đoàn Hitachi, Nhà tiên phong về công nghệ AI ở Nhật Bản:
'Cơ chế của AI là học tập từ dữ liệu và thử nghiệm không ngừng để đem đến kết quả tối ưu, đặc biệt khi con người có những định hướng rõ ràng thì AI sẽ cung cấp kết quả tốt hơn. Ví dụ thực tế cho thấy, AI có khả năng vượt trội trong nhiều phương diện kinh doanh của doanh nghiệp như tự động tối tưu hóa kho vận chuyển giúp tăng năng suất 8%, giúp tăng 15% doanh số trên mỗi khách hàng tại các cửa hàng bán lẻ hay giảm lượng điện năng tiêu thụ trong ngành đường sắt… '