Tại sao chỉ mới có 1 người được chữa khỏi HIV?

Hồi năm 2007, Timothy Ray Brown - một người đàn ông trẻ người Mỹ sống ở Berlin đã trở thành kỳ tích trong ngành y học hiện đại khi đã được chữa lành HIV sau 12 năm chung sống với căn bệnh thế kỷ này.
Tại sao chỉ mới có 1 người được chữa khỏi HIV?

Khi đó, kết quả xét nghiệm đã khẳng định virus HIV đã bất ngờ biến mất khỏi cơ thể ông. Brown trước đó đã được chẩn đoán là đang mắc bệnh bạch cầu và được cấy ghép tế bào gốc để điều trị. Và hóa ra người hiến tế bào gốc lại sở hữu một dạng đột biến gọi là CCR5-delta 32, giúp Brown có thể chống lại HIV. Kể từ đó, người ta gọi Brown là “bệnh nhân Berlin” và đến giờ, đây vẫn là trường hợp duy nhất từng được chữa khỏi HIV hoàn toàn. Tại sao vậy?

Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong giới y sinh, nhưng kỳ thực một phương pháp chữa trị triệt để HIV vẫn là ẩn số. Hiện các giải pháp kháng virus (ART) về cơ bản chỉ là chuyển HIV từ một bản án tử hình thành dạng hội chứng có thể kiểm soát được chứ vẫn chưa thể điều trị tận gốc. Bởi lẽ HIV đã vĩnh viễn “tích hợp” vào trong bộ gen của những tế bào nhiễm bệnh, sau đó ẩn nấp, ngủ đông trong cơ thể người, khiến cho việc “bứng” nó ra khỏi cơ thể là gần như bất khả thi. Từ những năm 1980, các nhà nghiên cứu hy vọng rằng có thể dùng liệu pháp gen, cụ thể là sử dụng vật liệu di truyền đã tinh chỉnh của cơ thể người, để điều trị hoặc thậm chí là chữa HIV. Trường hợp của Brown đã khơi dậy tia hy vọng cho nhiều nhà nghiên cứu nhưng cuối cùng, họ vẫn đang quanh quẩn với cách tiếp cận đó.

Brown - người đầu tiên và duy nhất tính tới hiện tại được chữa hoàn toàn khỏi HIV

Một nghiên cứu công bố cách đây vài tháng trên PLOS Pathogens đã chỉ ra một hướng mới trong việc chữa HIV, đồng thời chỉ ra những khó khăn cùng cực mà các nhà khoa học đang phải đối mặt. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã lấy ý tưởng từ trường hợp của Brown, từ đó tìm cách tinh chỉnh tế bào gốc để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể nhằm tiêu diệt HIV. Đầu tiên, các tế bào gốc tạo máu sẽ được tinh chỉnh để mang gen biến nó trở thành những “sát thủ” nhắm mục tiêu tới HIV. Các tế bào này có khả năng phát hiện và phá hủy những tế bào đã bị nhiẽm HIV khi chúng xuất hiện trong cơ thể. Bản chất của kỹ thuật này là tước đi phần tử CD4 vốn được HIV lợi dụng để liên kết với bề mặt tế bào, coi đây như một dấu hiệu gắn với HIV và tiêu diệt nó. Trong thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã đưa những tế bào gốc này vào cơ thể của 2 con linh trưởng thông qua phẫu thuật ghép tủy. Toàn bộ quá trình này hình thành nên một biện pháp điều trị gọi là liệu pháp miễn dịch CAR-T.

CAR-T trước đây đã được đánh giá là một trong những cách để chữa HIV hiệu quả nhưng với cách tiếp cận mới này, các nhà nghiên cứu còn phát hiện rằng cơ thể của loài linh trưởng có khả năng duy trì quá trình sản sinh ra tế bào CAR trong vòng hơn 2 năm kể từ thời điểm cấy vào cơ thể mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Điều này cho thấy cách làm này có thể là một giải pháp dài hạn nhằm giảm sự phụ thuộc của bệnh nhân vào liệu pháp kháng virus và thậm chí là có thể quét sạch HIV ra khỏi cơ thể, tấn công vào cả những con HIV đang ẩn náo sâu trong cơ thể bệnh nhân ngay khi chúng bắt đầu tái tấn công.

Scott Kitchen, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết: “Chúng ta chỉ mới có một bệnh nhân duy nhất được chữa trị hiệu quả. Tuy nhiên điều đó là rất đáng khích lệ. HIV đã làm tổn thương phản ứng miễn dịch của tế bào và đây chính là điểm mạnh của nó. Vì vậy, để có thể quét sạch nó ra khỏi cơ thể thì chúng ta cần một phản ứng miễn dịch hiệu quả. Chúng tôi đang tìm cách thực hiện điều đó. Và chúng tôi tin rằng đây là một phần của việc chữa trị, có thể kết hợp với những thứ khác như liệu pháp kháng virus để hình thành nên một biện pháp chữa trị hiệu quả.”

Gần đây, một số đột phá khác trong việc tiêu diệt hoàn toàn HIV đã được các nhà nghiên cứu công bố nhưng họ vẫn chủ yếu chỉ mới chữa thành công trên chuột. Hồi đầu năm ngoái, nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Temple đã dùng bộ công cụ chỉnh sửa gen CRISPR để chỉnh sửa DNA của HIV trong cơ thể chuột. Một số thử nghiệm lâm sàng khác cũng đã được tiến hành nhằm chữa HIV trên cơ thể người bằng cách kết hợp liệu pháp gen với tế bào gốc, tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ rằng biện pháp này có thật sự kéo dài hay không. Thậm chí, hồi đầu năm ngoái, một 'biohacker' còn tự tiêm liệu pháp chữa HIV vào cơ thể nhưng rõ ràng, khả năng thành công là không thể lường trước được.

Người tự tiêm liệu pháp chữa HIV vào cơ thể để thử nghiệm

Những công nghệ như tinh chỉnh gen nhằm tìm kiếm cách chữa lành HIV nghe có vẻ khả thi nhưng vẫn còn rất nhiều trở ngại về mặt kỹ thuật. Bởi thế, vẫn còn một chặng đường dài và cam go phía trước để loài người chạm tới được biện pháp chữa trị HIV hiệu quả. Rào cản lớn nhất trong việc phát triển biện pháp chữa trị chính là nó phải có tác dụng đủ lâu dài để chiến đấu với lượng virus đông đảo và dai dẳn ẩn trong cơ thể người. Đây là vấn đề mà các nhà nghiên cứu tại UCLA đang tìm cách giải quyết. Nhưng để đạt được điều đó, các nhà khoa học phải cải thiện được kỹ thuật tinh chỉnh tế bào trong cơ thể bệnh nhân thay vì phải lấy chúng ra ngoài, tinh chỉnh trong phòng thí nghiệm và sau đó lại đưa trở lại cơ thể. Mặt khác, người ta còn phải nâng cấp khả năng định vị các gen cần chỉnh sửa vốn rải rác khắp cơ thể bệnh nhân. Phức tạp hơn nữa, do HIV có khả năng “tiến hóa” để chống lại các phép điều trị nên ngay cả CRISPR cũng phải cần phải kết hợp tới nhiều biện pháp khác nhằm nâng cao khả năng thành công.

Gần đây, Quỹ đầu tư nghiên cứu AIDS đã đưa ra yêu cầu các nhà nghiên cứu phải tìm cách khắc phục những rào cản đó. Rowena Johnson, giám đốc nghiên cứu của tổ chức này cho biết: “Sự tồn tại của những công cụ và mục tiêu hiện tại cho thấy rằng việc thiết kế nên một liệu pháp gen nhằm chữa trị HIV được xác định là vấn đề công nghệ chứ không phải là đi khám phá. Tuy nhiên, tính khả thi của các cách tiếp cận này vẫn là một trở ngại lớn. Thời gian, chi phí và sự phức tạp của việc thử nghiệm liệu pháp gen trong lâm sàng là những minh chứng rõ ràng nhất.”

Cho đến nay, người ta ngày càng hy vọng có thể dùng liệu pháp gen để khiến hệ miễn dịch của tế bào cơ thể tự chống lại HIV. Đối với cách tiếp cận này, virus đã bị ngăn chặn xâm nhập tại thời điểm ban đầu. Việc làm này tương đối đơn giản bởi không cần phải đối mặt với việc ngăn chặn lượng virus đang “ngủ đông” trổi dậy sau thời gian dài và hiện đã có một số thử nghiệm lâm sàng được tiến hành.

Cuối cùng, Kitchen khẳng định rằng: “Brown là một trường hợp phi thường. Anh ta đã trải qua 2 lần cấy ghép tủy - điều mà thường người ta không thể sống sót qua được. Và chúng ta kỳ thực vẫn không biết chính xác nó hoạt động thế nào.”

Trong nghiên cứu của các nhà khoa học tại UCLA, rào cản lớn nhất chính là tìm ra được cách hiệu quả nhất để cấy ghép lượng tế bào gốc nhỏ nhất vào cơ thể của một bệnh nhân HIV. Lý tưởng nhất, các nhà nghiên cứu cho biết rằng họ muốn tạo ra một thứ như vaccine mà không cần phải tiến hành các thủ thuật xâm lấn như ghép tủy. Tuy nhiên, hiện tại thì suy nghĩ này vẫn còn được xếp vào hàng “khoa học viễn tưởng.”

Kitchen cho biết ở hiện tại, các thử nghiệm lâm sàng dựa theo các cách tiếp cận này có thể chỉ mất khoảng 2 - 3 năm nữa. Bởi thế, có thể cách chữa trị vẫn chưa có ở hiện tại nhưng ít nhất, hy vọng đang ngày càng được hun đúc lớn hơn. Hy vọng rằng các nhà khoa học sẽ sớm tìm được cách hiệu quả quét sạch HIV ra khỏi cơ thể người như cách mà họ đã từng làm với nhiều căn bệnh chết người khác trong lịch sử. Khi đó, một bản án tử hình sẽ được loại bỏ.

Tham khảo Gizmodo (1) (2), SM, SD, CBS, BW, Nature, NCBI, Amfar

TIN LIÊN QUAN

Các nhà khoa học Thuỵ S phát hiện siêu kháng thể chống lại được tất cả các biến thể của COVID-19

Các nhà khoa học tại Bệnh viện CHUV trực thuộc đại học Lausanne và EPFL của Thụy Sĩ đã phát hiện ra một loại kháng thể đơn dòng cực mạnh có thể tấn công vào các protein đột biến của virus SARS-CoV-2…

Các nhà khoa học Thuỵ Sĩ phát hiện siêu kháng thể chống lại được tất cả các biến thể của COVID-19

Các nhà khoa học tại Bệnh viện CHUV trực thuộc đại học Lausanne và EPFL của Thụy Sĩ đã phát hiện ra một loại kháng thể đơn dòng cực mạnh có thể tấn công vào các protein đột biến của virus SARS-CoV-2…

Các nhà khoa học Thuỵ Điển phát hiện siêu kháng thể chống lại được tất cả các biến thể của COVID-19

Các nhà khoa học tại Bệnh viện CHUV trực thuộc đại học Lausanne và EPFL của Thụy Sĩ đã phát hiện ra một loại kháng thể đơn dòng cực mạnh có thể tấn công vào các protein đột biến của virus SARS-CoV-2…

Mỹ nới lỏng cơ chế cấp phép các thí nghiệm gây đột biến tạo siêu virus gây bệnh dịch chết người

Trước giờ, những nghiên cứu gây đột biến virus đều gây tranh cãi với 2 luồng ý kiến, một phía cho rằng đó chỉ là thuần túy khoa học nhằm hiểu hơn về virus để đưa ra cách tiêu diệt hay phòng tránh tốt hơn, một phía khác lại cho rằng nó ẩn chứa quá

Thuốc điều trị COVID-19 của Merck có khả năng giảm 50% số ca bệnh nặng hoặc tử vong

Thuốc viên uống kháng virus COVID-19 molnupiravir do Merck & Co.’s sản xuất có kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối cho thấy, thuốc có thể giúp giảm tới 50% nguy cơ bệnh nhân nhiễm bệnh phải nhập viện…

Thuốc điều trị COVID-19 của Merk có khả năng giảm 50% số ca bệnh nặng hoặc có nguy cơ tử vong

Thuốc viên uống kháng virus COVID-19 molnupiravir do Merck & Co.’s sản xuất có kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối cho thấy, thuốc có thể giúp giảm tới 50% nguy cơ bệnh nhân nhiễm bệnh phải nhập viện…

Người đầu tiên tìm ra vắc-xin là ai?

Edward Jenner thành viên của Hội Hoàng Gia (17 tháng 5, năm 1749 – 26 tháng giêng, năm 1823) là một bác sỹ, nhà phẫu thuật người Anh, ông đã nghiên cứu môi trường tự nhiên xung quanh nơi ông sống và làm việc như một bác sỹ, một nhà phẫu thuật, một

Kỹ thuật trồng cây thuốc xạ đen chữa bách bệnh cho cả nhà

Cây xạ đen thuộc dạng cây mọc bụi leo, thân có màu xanh đậm, lá dài. Trong Đông y cây xạ đen từ lâu được biết tới như một cây dược liệu quý có khả năng phòng và điều trị được rất nhiều loại bệnh khác nhau, nhất là ung thư gan, xơ gan, tiêu viêm,

THỦ THUẬT HAY

6 cách để các nhà tuyển dụng chú ý đến hồ sơ của bạn trên LinkedIn

Làm thế nào để nổi bật, gây ấn tượng để nhà tuyển dụng vừa ý? Sau đây là một vài mẹo nhỏ, giúp bạn dễ chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng trên mạng xã hội.

Ứng dụng sản xuất nhạc miễn phí tốt nhất trên Linux

Bạn có thể sử dụng phần mềm sản xuất nhạc miễn phí thay thế. Linux là nơi có một số ứng dụng sản xuất nhạc mạnh mẽ và linh hoạt dành cho người mới bắt đầu và thậm chí là các chuyên gia.

[iOS/Jailbreak] Danh sách các tweak hay tương thích với bản Jailbreak 10.2 - Phần 1

Tweak là một trong những thứ không thể thiếu đối với những ai đã Jailbreak thiết bị, nhưng ở phiên bản thử nghiệm dành cho iOS 10.2, số lượng tweak khá hạn hẹp. Tuy nhiên, TECHRUM đã tổng hợp một danh sách các tweak

7 thủ thuật Outlook.com ẩn thú vị có lẽ bạn chưa biết

Nếu bạn sử dụng Outlook là tài khoản email chính của mình thì tìm hiểu về những tính năng ẩn của dịch vụ này sẽ giúp bạn có trải nghiệm sử dụng hiệu quả hơn.

Cách đổi tên Gmail trên điện thoại, máy tính một cách đơn giản và nhanh chóng

Hướng dẫn bạn cách đổi tên Gmail trên điện thoại, máy tính để có thể phân biệt được với những tài khoản khác của bạn một cách đơn giản. Click xem ngay!

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay camera 4K Insta360 One: quay tay để có hiệu ứng bullet time như phim Ma Trận, giá 7,5 triệu

Được trang bị bộ đôi camera 24MP với thiết kế đặt lệch, chống rung quang học, cảm biến con quay hồi chuyển và thuật toán xử lý thông minh, Insta360 One không chỉ giúp chúng ta chụp hoặc quay những khung cảnh 360 độ

Có 50 triệu đồng nên chọn iPhone 13 Pro Max 1TB hay Galaxy Z Fold3 5G?

Cả iPhone 13 Pro Max và Galaxy Z Fold3 5G đều là những chiếc smartphone cao cấp nhất hiện nay. Giá bán của hai thiết bị này không hề rẻ. Vậy nếu có trong tay 50 triệu đồng thì nên chọn iPhone 13 Pro Max 1TB hay Galaxy

Đánh giá chi tiết Loa Bluetooth Tronsmart Studio 30W: thiết kế ấn tượng, âm trầm mạnh mẽ

Là thế hệ loa indoor mới của Tronsmart, Studio 30W sở hữu thiết kế ấn tượng, vỏ kim loại bền chắc có viền bo cong tinh tế. Công nghệ Sound Pulse và 3 chế độ EQ giúp dải âm bass sâu, chắc, mạnh mẽ đem lại trải nghiệm âm