Để tiến hành kỹ thuật này, bác sĩ sẽ gây tê hoặc gây mê tuỳ vào vị trí khối u, sau đó sử dụng các công cụ đặc biệt để lấy một mẫu mô từ khối u rồi quan sát dưới kính hiển vi để xác định xem có phải là ung thư hay không.
Vì là biện pháp xâm lấn nên nhiều người tỏ ra lo ngại khi được yêu cầu sinh thiết và trong một số trường hợp, bệnh nhân lại được khuyên hạn chế sinh thiết. Trong nỗ lực nhằm giải quyết sự phiền phức này, các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Y khoa Đại học Texas Southwestern (Mỹ) đã phát triển một phương pháp hoạt động dựa trên công nghệ Chụp cộng hưởng từ (MRI) nhằm xác định chính xác thành phần và hoạt động của khối u mà không cần phải sinh thiết.
Mô phỏng quá trình sinh thiết khối u tuyến tiền liệt. Ảnh: Wikimedia
“Sinh thiết không phải không đau và khó chịu. Thực tế cho thấy một số bệnh nhân lựa chọn các giải pháp theo dõi ung thư đơn giản nhằm tránh sự đau đớn của sinh thiết”, Jeffrey Cadeddu, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết. Kỹ thuật mới được gọi là Multiparametric MRI (mpMRI), hoạt động cùng với một thuật toán chẩn đoán hình ảnh MRI của khối u. Thử nghiệm của các nhà nghiên cứu đối với khối u trong thận cho thấy mpMRI cung cấp nhiều hình ảnh hơn và mối hình ảnh như vậy là nguồn thông tin vô giá để có thêm dữ liệu về mô, từ đó xác định khả năng khối u đó có phải là ung thư hay không.
Hiện tại, phương pháp này sẽ không thay thế hoàn toàn cho sinh thiết mà chỉ đóng vai trò là một bước kiểm tra bổ sung với mục đích giảm số lần thực hiện các sinh thiết không thật sự cần. Phương pháp mới của các nhà khoa học tại Texas Southwestern hiện giờ có thể xác định một khối u thận lành tính hay ác tính với độ chính xác lên đến 80%.
Nguồn: UT Southwestern