Tuy nhiên, nghiên cứu lần này còn dấy lên câu hỏi về định nghĩa “thành công” trong trường học, về mục tiêu trong việc đào đạo một con người bước từ trường học ra sống trong một xã hội sau này.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích điểm thi đọc của hơn 200 ngàn học sinh 15 tuổi và kết quả cho thấy, những trường có tỷ lệ nữ từ 60% thì điểm số trung bình của học sinh sẽ cao hơn (đã xem xét trong mối tương quan với trình độ học vấn của cha mẹ và giáo viên). Đặc biệt hơn, những trường có mật độ nữ sinh cao sẽ tạo nên những kết quả học tập tích cực cho nam sinh.
Các nhà nghiên cứu cho biết “riêng những nam sinh có vẻ như sẽ được hưởng những tác động tích cực từ tỷ lệ lớn những nữ sinh trong trường. Họ cho rằng những đặc điểm thường thấy ở nữ sinh như khả năng tập trung cao hơn và động lực học tập tập tốt hơn đã tạo ảnh hưởng tích cực lên các nam sinh trong trường học, từ đó giúp cho kết quả học tập của cả 2 giới đều được cải thiện hơn.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng trình độ học vấn cao cấp của giáo viên và tình hình kinh tế xã hội trong khuôn khổ trường học đó không mang lại lợi ích nhiều cho nam giới hơn so với nữ giới.
Người dẫn đầu nghiên cứu, tiến sĩ Margriet van Hek cho biết: “Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng những cô gái thường dễ tập trung hơn trong lớp học, đồng thời họ cũng có nhiều động lực đọc hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nữ giới thường thích đọc sách hơn và cũng thường xuyên đọc hơn trong thời gian rảnh rỗi. Hơn nữa, đọc là một hoạt động dịu dàng giúp cho nữ giới có thêm động lực và đọc một cách thường xuyên.”
Quan trọng hơn, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chính đặc điểm nói trên của nữ giới nên những trường nào có tỷ lệ nữ cao thì cả 2 giới nam và nữ đều có khả năng đọc cao. Tiến sĩ Margriet cho biết thêm rằng: “Một cách ngắn gọn, con gái đã tạo một môi trường kích thích học tập.”
Tuy nhiên thay vì tập trung vào sự “thành công” ở trường, các nhà khoa học cho rằng chúng ta nên dạy học sinh cách trở nên hòa nhập với nhau hơn, định hướng các mối quan hệ và trở thành những công dân tốt trong một cộng đồng.
Giáo sư Kathy Hirsh-Pasek, người từng viết nhiều cuốn sách về giáo dục trẻ em nhận định rằng hiện chúng ta đang huấn luyện cho trẻ em làm như một cái máy. Do đó, thách thức đặt ra ở đây là định nghĩa lại sự thành công ở trường học và ngoài trường học. Đó có thể là tập trung hơn vào 6 điều xếp theo thứ tự quan trọng là hợp tác, giao tiếp, hàm lượng kiến thức, tư duy phê phán, đổi mới sáng tạo và sự tự tin.
Tham khảo Tanonline, Ảnh TOA