Hệ thống kiểm soát độ bám đường, viết tắt là TCS (Traction Control System), đã trở thành một phần không thể thiếu trên dòng môtô đời mới hiện nay. Từ môtô thể thao đến đường trường, ngày càng có nhiều mẫu xe được trang bị hệ thống TCS như tính năng tiêu chuẩn.
Tất nhiên, vẫn có một số tay lái theo chủ nghĩa thuần túy phản đối việc trang bị hệ thống TCS cho môtô. Do đó, hãy cùng tìm hiểu kỹ về hệ thống TCS để có cái nhìn khách quan hơn.
Hậu quả của việc mất kiểm soát độ bám đường trên môtô
Khi ở tốc độ quá cao thì bánh xe sẽ bị vượt quá hệ số bám cho phép giữa lốp và mặt đường bằng. Khi đó lốp xe sẽ xảy ra tình trạng bánh xe bắt đầu trượt so với mặt đường. Sẽ không có gì quá nghiêm trọng khi bạn chỉ bị chệch đường một chút và chiếc xe vẫn có thể tiến lên phía trước.
Độ biến dạng của lốp khi vào cua
Nhưng khi các vận tốc của lốp xe bằng 115% vận tốc của chiếc xe thì sẽ đạt đến giới hạn cho phép của hệ số bám giữa lốp xe và mắt đường. Khi đó thì xe sẽ bị trượt, do lực ma sát lớn dẫn đến kết lực kéo bị giảm. vấn đề đó sẽ không nguy hiểm khi xe di chuyển thẳng nhưng khi lại rất nguy hiểm khi xe ôm cua do tải trọng bên tác động làm xe mất cân bằng. Đến khi bạn mất kiểm soát hoàn toàn thì sẽ gặp những tai nạn vô cùng nguy hiểm.
Có thể nói, ngăn chặn việc mất kiểm soát độ bám đường sẽ là phương pháp hữu hiệu hơn cố gắng điều chỉnh chiếc xe khi sắp rơi vào tình huống nguy hiểm. Các kỹ sư đã tìm ra phương pháp để xác định thời điểm bánh xe có nguy cơ bị trượt ngay cả khi hiện tượng đó chưa hoàn toàn xảy ra. Các bảng mạch điện tử có thể giúp giảm thời gian phản ứng và loại trừ sự can thiệp của người lái vào toàn bộ quá trình xử lý.
Các hãng xe đua như (Kawasaki, Yamaha, Ducati, Aprilia, BMW and MV Agusta) có nhà máy được trang bị công nghệ kiểm soát lực kéo mà khi cần thiết có thể kiểm soát mô men xoắn và bảo đảm bánh xe không bị trượt quá giới hạn cho phép.
Kawasaki là nhà sản xuất Nhật bản tiên phong trong việc trang bị hệ thống kiểm soát lực kéo cho xe máy
Chúng ta có hai cách để kiểm soát độ bám đường. Đầu tiên là lái xe làm sao để bánh sau không bị trượt. Thứ hai là phụ thuộc vào các thiết bị điện tử để khắc phục các lỗi điều khiển. Việc kiểm soát độ bám đường hiện nay đã trở nên đơn giản hơn nhiều khi các kỹ sư tính toán hết cho bạn. Bạn chỉ cần để các ECU hỗ trợ việc điều khiển chiếc xe một cách có kiểm soát.
ECU của hãng Suzuki
Đầu tiên, ECU cần thông tin và thu thập dữ liệu từ những vị trí khác nhau. Chúng ta đã biết sự chênh lệch tốc độ giữa hai bánh xe là mấu chốt của vấn đề mất độ bám đường. ECU sẽ sử dụng cảm biến của hệ thống chống bó cứng phanh ABS để biết xe quay nhanh hay chậm.
ECU cũng kiểm soát quá trình phun nhiên liệu và đánh lửa nhờ những thông tin như tốc độ quay của động cơ, công suất đầu ra, vị trí tay ga, số... Tất nhiên, ECU có thể cho bạn biết mình sắp rơi vào trạng thái bị trượt. Dù ECU chỉ nhận biết được trong tíc tắc trước khi tình trạng trượt xảy ra nhưng vẫn nhanh hơn hàng nghìn lần so với khả năng phán đoán của bạn.
Để có thể giảm bớt công suất của động cơ, ECU có 3 phương pháp. Đầu tiên là làm chậm quá trình đánh lửa. Thứ hai là cố ý không đánh lửa trong xi-lanh. Cuối cùng là điều chỉnh bướm ga đối với các xe có hệ thống điều khiển bướm ga điện tử. Các cách này cơ bản được biến hóa khác nhau tùy từng nhà sản xuất. Về chi tiết, đây là bí mật công nghệ của từng hãng.
Để tìm hiểu rõ hơn mời các bạn xem Clip dưới đây để biết hơn về hệ thống kiểm soát lực kéo (traction control) trên những chiếc xe MotoGP :
Nguồn thực hiện Clip : Lê Quốc khánh
Nguồn : http://www.2banh.vn/threads/he-thong-kiem-soat-luc-keo-traction-control-tren-nhung-chiec-xe-motogp.76961/