Cách tính phân khối chuẩn nhất dành cho anh em chơi xe độ máy!
Cách tính phân khối của những anh em sổ trái giữ lại dên zin
Đối với những bài độ như: 62zz, 65zz, 68zz,... Của những dòng xe đang phổ biến trên thị trường thì con số ở phía trước dùng để biểu thị đường kính của trái piston, còn chữ 'zz' là ghi tắt của 'zên zin'. Tức là sổ trái đường kính to hơn nhưng hành trình piston vẫn không thay đổi.
Đối với những bài độ này, phân khối của động cơ sẽ dựa vào công thức tính thể tích hình trụ như sau:
- V là dung tích xi-lanh của động cơ (cm3)
- π = 3,14
- r = đường kính piston / 2 (cm)
- h là hành trình của piston (cm)
- (6,2 : 2)^2 x 3,14 x 5,87 = 177,13 cm3
Vậy đối với 'dên đôn' thì sao?
Những bài độ như: 65+4, 68+4, 68+6,... Đang làm mưa làm gió hiện nay đều thuộc thể loại 'dên đôn'. Trong đó thì con số ở đằng trước là tượng trưng cho đường kính của piston, còn kí hiệu '+...' là biểu thị cho hành trình dên đã tăng lên bao nhiêu mm.
Dên đôn Wossner +4,5mm của Exciter 150
Nhiều anh em cứ lầm tưởng rằng kí hiệu +4, +6, +8,... là để chỉ thớt lòng CNC dày bao nhiêu mm nhưng thật sự đó là một quan niệm sai lầm. Những kí hiệu này thật chất là con số biểu thị cho ắc dên đã dời ra khỏi cốt dên ra xa bao nhiêu mm so với cây dên zin.
Khi chơi dên đôn 4,5mm thì lúc piston đi lên sẽ cao hơn hành trình zin 4,5mm, đi xuống cũng sẽ sâu hơn hành trình zin 4,5mm. Tổng cộng hành trình của piston sẽ tăng lên khoảng 9mm.
Ví dụ: Winner 150 có hành trình piston 57,8mm theo công bố của Honda, dung tích của động cơ khi nâng cấp bài độ 65+4,5 tức đường kính piston mới sẽ là 65mm, hình trình piston mới sẽ là 57,8 + 9 = 66,8mm. Áp dụng vào công thức tích dung tích xi-lanh tương tự như trên ta có:
- (6,5 :2)^2 x 3,14 x 6,68 = 221,55cc