Chơi Pô Xăng Lửa nên lên bài gì và có thể giữ lại bao nhiêu thứ?
Những bài độ phổ biến mạnh hơn Pô Xăng Lửa
Đối với anh em chơi các dòng xe phổ biến là: Exciter 150, Winner 150, Winner X, Sonic 150 thì sẽ có những bài độ mạnh mẽ hơn Pô Xăng Lửa. Những bài độ này gồm có: Pô Xăng Lửa rớt nắp, Full 150 (57 đầu cao), 62zz (62 zên zin).
Những bài độ này sẽ có độ bền xêm xêm với Pô Xăng Lửa, với lại chúng cũng nhận được sự ưa chuộng của nhiều anh em chơi xe. Nhưng đối với mình, từ Pô Xăng Lửa nên nâng cấp thẳng lên 62zz. Nguyên nhân chính của quan điểm này sẽ được mình giải đáp bên dưới:
Lí do từ Pô Xăng Lửa nên lên thẳng 62zz
Sau khi trải nghiệm Pô Xăng Lửa xong, thì nhiều anh em có ý định canh lại chiếc xe với bài Pô Xăng Lửa rớt nắp. Cụ thể thì Pô Xăng Lửa rớt nắp khác Pô Xăng Lửa ở chỗ đầu bò zin sẽ được tháo ra để canh chỉnh theo bài.
Trong đầu bò zin, người thợ sẽ thay thế những chi tiết như: Cây cam khác, móc hút xả thay xúp bắp đường kính lớn hơn, thay lò xo đầu.
Dù thay thế nhiều chi tiết như vậy và phải canh chỉnh lại từ đầu nhưng thực tế thì kết quả của Pô Xăng Lửa rớt nắp cho ra lại không khả thi mấy. Theo nhiều anh em đã chia sẻ, Pô Xăng Lửa rớt nắp về đề pa sẽ không có gì thay đổi so với Pô Xăng Lửa hoặc chỉ bốc hơn một chút.
Còn hậu thì phải chịu khó ngâm ga sâu thật sâu mới tăng lên được từ 5-10 km/h (so với Pô Xăng Lửa).
Khi đặt cạnh bài độ Pô Xăng Lửa rớt nắp thì bài độ Full 150 (57 đầu cao) mang tới độ bốc và công suất hoàn toàn khác biệt.
Full 150 mạnh mẽ hơn gấp 2 lần so với Pô Xăng Lửa và dĩ nhiên vì mạnh hơn cho nên nó cũng phải thay đổi những phụ tùng hiệu suất cao, ví dụ như: Cam, móc hút xả xúp bắp với đường kính lần lượt là 19 - 22, lò xo đầu, làm nồi 5 lò xo, lòng đồ chơi và trái piston nén đầu cao,...
Cái cốt lỗi ở trong bài độ này chính là đường kính trái piston hoàn toàn ngang bằng trái zin nhưng lại có phần đầu lồi lên. Cho phép anh em thợ canh tỉ số nén căng hơn rất nhiều, cho nên nó chắc chắn sẽ uống xăng và bền không bằng piston zin. Đổi lại thì nó đem tới độ bốc mạnh mẽ và công suất tối đa mạnh như một con quái thú, cá biệt còn có trường hợp xe Full 150 ăn đứt 62zz ở nước đề.
Tuy nhiên, khi so với bài 62zz thì giá của những phụ tùng trên bài độ Full 150 có giá gần bằng hoặc vài nơi hiện đang bán với giá tương đương nhau. Đồng thời Cam, lò xo đầu và xúp bắp của bài 62zz chỉ nhỉnh hơn có vài li. Vậy nên giá tiền của 2 bài độ này chắc chắn sẽ gần bằng nhau.
Trong khi đó, bài 62zz với piston lớn hơn chắc chắn sẽ mạnh hơn so với bài Full 150 ở tất cả mọi mặt. Với trái piston mặt lõm thì người thợ có thể canh dàn hơi loãng một chút để giữ lại độ bền cho máy. Bởi vậy mà nhiều anh em nói rằng mức tiêu thụ xăng của bài 62zz sẽ ngang bằng bài Full 150 do tỉ số nén loãng hơn. Tăng cao độ bền khi đi đường trường.
Những thứ có thể giữ lại khi từ Pô Xăng Lửa nâng cấp lên 62zz
Món đầu tiên khi từ Pô Xăng Lửa lên 62zz có thể giữ lại đó chính là mobin sườn. Chúng chỉ có giúp cho quá trình phun xăng đánh lửa trở nên tối ưu hơn khi có thể đốt cháy nhiên liệu một cách triệt để hơn. Một món đồ chơi mà dân chơi độ máy nào cũng biết.
Ecu độ cũng có thể giữ lại khi lên 62zz bởi vì nó có thể canh chỉnh dễ dàng cho mọi bài độ từ đơn giản đến phức tạp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ecu độ như: Kozi, Uma, Aracer,... Với rất nhiều giá thành để anh em có thể dễ dàng lựa chọn theo túi tiền của mình.
Lọc gió trụ thường hút gió nhiều cho nên anh em chơi xe độ thường chọn nó để tối ưu hóa công suất của xe, dĩ nhiên bài độ 62zz cũng không ngoại lệ. Với chất liệu được làm bằng vải, nó có thể tái sử dụng lại nhiều lần khi sử dụng bộ bảo dưỡng lọc gió.
Thương hiệu được anh em lựa chọn nhiều nhất đó chính là K&N với mức giá 950 ngàn tại Shop2banh.
Đối với những anh em Pô Xăng Lửa chơi pô tăng thì khi lên 62zz khỏi cần thay pô vì chỉ cần tiện lại tiêu CNC để phù hợp với cấu hình. Tuy nhiên khi sử dụng pô zin móc thì anh em cần đem cây pô của mình đi xử lí lại, móc thoáng hơn để phù hợp với 62zz.