Top 10 ý tưởng điên rồ trong thiết kế mô tô.
Công tắc đèn tín hiệu rờiSau hơn 100 năm phát triển xe mô tô, hầu hết các bộ phận đã thích ứng với các quy ước chung: bướm ga bên phải tay lái, lẫy chuyển số bên chân trái và công tắc bật đèn tín hiệu bên trái,...
Vào đầu những năm 80 với chiếc BMW K100, Thương hiệu Đức đã phát mình ra quy ước của công tắc đèn đèn tín hiệu, bằng cách thay thế một công tắc rời, có đến ba nút riêng biệt thay vì tích hợp gọn như ngày nay.
Trên thực tế, một khi đã thích nghi, kiểu công tắc đèn tín hiệu rời này hoạt động tốt và nhiều chủ sở hữu trở nên rất trung thành. Nhưng 'ba thay vì một' cũng chỉ mang lại sự ấn tượng cho đến năm 2008 và biến mất từ đó.
Ống xả đút đítỐng xả bên dưới đít xe gợi cảm bắt nguồn từ những chiếc Ducati 916 tuyệt đẹp và hầu như mọi chiếc xe mô tô Sport từ năm 1995 đến 2008 cũng đều sở hữu kiểu ống xả bên dưới. Một số trong số chúng (Ducati 999, Yamaha R1, FZ6,...)
Nó được xem là ý tưởng điên rồ vì lí do: hệ thống ống bô phức tạp, khiến yên sau nóng, ảnh hưởng người đi sau chiếc xe,...tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận sức hấp dẫn của thiết kế này đẹp hơn so với đặt bên hông phải như hiện nay.
Gắp đơn 1 bênGắp đơn được đánh giá là ngoài độ thẩm mỹ, hầm hố mang lại, tháo lắp bánh sau, canh chỉnh sên đơn giản hơn gắp đôi. Tuy nhiên gắp đơn được nhìn nhận là khá nặng nề, tốn chi phí sản xuất, phức tạp về mặt thiết kế,...đó là lý do tại sao nhiều nhà sản xuất lại lựa chọn gắp đôi dành cho xe thương mại và gắp đơn chỉ dành cho những mẫu Superbike đắt tiền.
Phanh đĩa trongHonda CBX500 được nhiều người biết đến bởi hệ thống 'Phanh đĩa thông gió bên trong' vô cùng độc đáo.
Đây là một hệ thống phanh đĩa phía trước được che phủ toàn bộ và được tuyên bố là cải thiện khả năng phanh trong thời tiết ẩm ướt nhưng thực tế không đạt được gì và thay vào đó là một sự điên rồ về hiện tượng dễ bị quá nhiệt trong lúc hoạt động. Trong vòng hai năm sau đó, Honda đã tự nhận ra điều này và từ bỏ toàn bộ ý tưởng về hệ thống phanh này.
Xe máy Mui trầnBMW C1 từng được xem là ý tưởng tuyệt vời trong thời gian ngắn và hoạt động khá tốt. Về cơ bản ý tưởng thiết kế 'lồng an toàn' kiểu ô tô với dây an toàn và mái che bảo vệ không chỉ chống được thời tiết mà còn bảo vệ một số bộ phận người lái khi va chạm.
Tuy nhiên, với dung tích 125cc khiến chiếc xe di chuyển khá nặng, chậm chạp và luật pháp Vương quốc Anh cũng có quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm. Kết quả là doanh số bán hàng rất chậm và C1 đã bị ngừng sản xuất vào năm 2002 chỉ hai năm sau khi ra mắt.
Thiết kế kiểu ô tôNguyên tắc thiết kế là một chiếc xe hai bánh gầm thấp với tư thế ngồi 'chân đưa về phía trước', hệ thống lái trung tâm và thường là kiểu ô tô, có mái che thời tiết và khả năng chứa hành lý.
Tăng áp TurboTrong những năm đầu đến giữa những năm 80, thế giới mô tô đã tạm thời 'điên cuồng' với Honda lần đầu tiên sản xuất CX500 Turbo, sau đó là Honda 650 Turbo, tiếp đến Yamaha XJ650T, Suzuki XN85 của Suzuki và Kawasaki GPz750T sử dụng tăng áp Turbo.
Nhưng mọi người cũng nhanh chóng nhận ra rằng chúng mang lại ít lợi thế về hiệu suất thực sự tại thời điểm đó. Thực tế hệ thống Turbo quá nặng, quá phức tạp và đắt tiền.
Động cơ quay (Rotary Engine)Động cơ quay (Rotary-Engine) là một dạng động cơ đốt trong sử dụng thiết kế quay lệch tâm để chuyển đổi áp suất thành chuyển động quay. So với động cơ pít-tông chuyển động lên xuống, động cơ quay có mô-men xoắn đồng đều hơn và ít rung hơn, đồng thời cho một công suất nhất định, nhỏ gọn hơn và trọng lượng nhẹ hơn.
Gợi nhớ về những mẫu xe Norton cực kì mạnh mẽ tại thời điểm đó với dung tích xi-lanh 588cc. Tuy nhiên mặt hạn chế của động cơ quay là không phù hợp đường phố vì nhiệt sinh ra quá lớn và tạo ra khí thải quá nhiều, chính vì vậy nó chỉ đã dừng phát triển ngay sau đó.
Tay lái trung tâmHệ thống lái Hub Center Steering (HCS) hay còn gọi là hệ thống lái trung tâm, là một trong một số kiểu cơ cấu lái / hệ thống treo phía trước được sử dụng trên ở một số mẫu xe đặc biệt. Nổi tiếng với thương hiệu Bimota.
Tuy nhiên nhược điểm của hệ thống này là chúng khá nặng và phức tạp, đắt tiền về chi phí sản xuất, cần được bảo dưỡng thường xuyên...nên nó thực sự khá thiếu sót về mặt kỹ thuật tại thời điểm đó so với hiện nay.
Piston hình bầu dụcChắc chắn không có ý tưởng nào 'điên rồ' hơn trong việc thiết kế các piston hình bầu dục của Honda NR. Thành công của nó, mặc dù hạn chế nhưng vẫn đáng kinh ngạc và câu chuyện về sự sáng tạo của piston hình bầu dục cũng rất hấp dẫn.
Nguồn: .visordown